Nho Giáo Và Triết Lý Giáo Dục - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
- Cách đây mấy ngày tôi đọc bài “SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu”, chiều ngày 9 – 8 lại được nghe GS. Nguyễn Văn Tuấn (Úc) thuyết trình về tình trạng nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam với những bảng biểu và con số cụ thể chứng minh rằng Việt Nam đang thua rất xa các nước trong khu vực về thành tựu nghiên cứu khoa học. Rồi nữa, chuyện thầy đánh trò đình đám xảy ra cách đây mấy tuần mà báo chí đã đưa tin... Tất cả như quyện lại với nhau, như cùng có một nguyên nhân sâu xa nào đó liên quan đến triết lý giáo dục, mà cũng hình như liên quan đến chuyện “tiên học lễ...” trong nhà trường mà chúng ta đang tranh luận.
Ảnh minh họa |
Tôi nghĩ trường học không nên trưng bất kỳ khẩu hiệu nào, hay áp đặt bất kỳ chủ nghĩa, học thuyết nào duy nhất cả. Giáo dục là thiết chế công, là nơi giao thoa của nhiều luồng tri thức, nhiều chủ thuyết, nhiều mô hình văn hoá, là nơi gặp gỡ của nhiều người với bản chất là “chín người mười ý”, nên phải là của chung, của công cộng. Vì là của chung nên không nên biến nhà trường thành công cụ riêng của bất cứ nhóm nào, khuynh hướng nào trong xã hội. Chúng ta không nên đóng khung trẻ vào bất kỳ một thứ gì, bởi khi làm như vậy, chúng ta đã cản ngăn tầm nhìn của trẻ ra thế giới, đã dựng một vách tường hạn chế tư duy của trẻ. Hãy để cái đầu của các trẻ tự do, không bị điều kiện hoá và không phải lệ thuộc vào bất kỳ thứ gì, để khi trưởng thành, trẻ sẽ tự sử dụng lý trí với những kiến thức và phương pháp được trang bị, tự chọn cho mình một lối đi, thiết kế cho mình một kế hoạch cuộc đời. Sự tự do cũng là điều kiện cần để có thể phản biện, để có thể phát minh, sáng tạo ra những thứ mới. Bên cạnh tự do, chúng ta hãy dạy cho trẻ trách nhiệm về những gì mình làm, mình chọn lựa. Để có thể sống chung và góp phần phát triển xã hội, chúng ta hãy dạy cho trẻ các kỹ năng thương lượng, có chính kiến, nhưng cũng biết biết nhân ái và tôn trọng sự khác biệt. Tôi nghĩ đó mới là “phần mềm” cần cho những công dân tương lại trong thời đại dân chủ, hội nhập và toàn cầu hoá ngày nay, chứ không phải chữ lễ của Nho giáo.
- Nguyễn Khánh Trung (Viết từ Pháp)
TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012 1. Ðiểm thi đại học Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524 Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố 2. Ðiểm thi trọn gói Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724 Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng) 3. Xếp hạng Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524 Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác 4. Ðiểm chuẩn Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724 Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố Thông tin chi tiết Xem mã trường |
Từ khóa » Triết Lý Giáo Dục Của Nho Giáo
-
Nho Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nho Giáo Và Triết Lý Giáo Dục - Viện IRED
-
[PDF] Tư Tưởng Nho Giáo Về Giáo Dục ở Việt Nam
-
Nho Học - Triết Lý Giáo Dục Trong Thế Giới đương đại
-
Nho Giáo Là Gì ? Nội Dung, Nguồn Gốc, đặc điểm Của Nho Giáo Là Gì ?
-
Một Số Nội Dung Cơ Bản Trong Tư Tưởng Giáo Dục Của Nho Giáo
-
Triết Lý Nhân Sinh Nho Giáo Và ảnh Hưởng Của Nó đối Với Lối Sống ...
-
Nền Giáo Dục Theo Tinh Thần Nho Giáo :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Nho Giáo Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đặc điểm Của Nền Giáo Dục Nho Giáo Và ảnh Hưởng Của Nó đối Với ...
-
Di Sản Giáo Dục Nho Học: Giữ Và Bỏ Những Gì?
-
Nho Giáo: Hệ Thống đạo đức, Triết Học Xã Hội, Triết Lý Giáo Dục Và Triết ...
-
[PDF] Nho Giáo, Một Cội Nguồn Văn Hóa Phương đông Trong Tư Tưởng Hồ ...
-
[PDF] Về Vấn đề đào Tạo Con Người Của Nho Giáo Và Sự Vận