Điểm Tựa Tinh Thần Cho Bệnh Nhân Ghép Tế Bào Gốc
Có thể bạn quan tâm
Chiều 29-12, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chính thức ra mắt Câu lạc bộ bệnh nhân ghép tế bào gốc, trở thành một điểm tựa cho người bệnh máu, chỉ còn cơ hội sống sót duy nhất nhờ ghép tế bào gốc.
Nhiều cuộc đời “tái sinh” nhờ ghép tế bào gốc
Lâm Tiến Bình (Lạng Sơn) mắc căn bệnh Lơ xê mi kinh (ung thư máu) năm 2008. Anh không có lựa chọn nào khác phải ghép tế bào gốc đồng loài.
BSCK 2 Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kể, ê-kíp bác sĩ vô cùng cân não trước ca ghép đầu tiên này tại viện với nguồn tế bào gốc được cho từ người anh trai ruột. Nguy cơ thải ghép rất cao.
“Rất may mắn, ngay ca đầu tiên ghép đồng loài, chúng tôi đã thành công. Nếu không, có lẽ chúng tôi không đủ tự tin để triển khai thêm một ca nào nữa”, BS Bình kể.
Anh Bình cho biết, kể từ sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc tại viện, anh chỉ phải dùng thuốc thêm sau tháng sau đó theo chỉ định của bác sĩ. Và kể từ đó đến nay đã 12 năm trôi anh vẫn rất khỏe mạnh, sống một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình và không phải điều trị thêm bất kỳ một loại thuốc nào. Anh bảo, tuân thủ phương pháp điều trị là điều kiện tiên quyết quyết định thành công ghép tế bào gốc.
13 năm trước, Dương Thị Chiến (sinh năm 1992, quê Hà Tĩnh) phát hiện bệnh khi có khối u to ở bụng, sưng nách. Em được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu kinh dòng tủy, một loại bạch cầu thể mạn. Bảy năm ròng rã dùng thuốc, bệnh ngày càng nghiêm trọng, chỉ nôn, không ăn được, cơ thể gầy xác xơ. Chiến chỉ có hai lựa chọn, một là ghép thành công sẽ sống khỏe mạnh, hoặc là cơ thể không phù hợp ghép sẽ tử vong.
Đây là một trường hợp đặc biệt trong số các ca được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Sau ghép, Chiến nôn ra máu, cơ thể suy kiệt. Bốn tháng đầu, gien bệnh vẫn dương tính. “Tôi nghĩ, chắc mình không còn duyên với cuộc đời nữa. Tôi bị sụp đổ hoàn toàn”. Nhưng nghĩ đến số tiền cả nhà phải đi vay nợ cứu sống mình, Chiến cố gắng từng ngày. Tháng thứ 5, các chỉ số của Chiến vô cùng tốt và Chiến đã có cuộc đời mới khỏe mạnh suốt sáu năm qua.
Mắc bệnh suy tủy xương từ năm 2015, có nguy cơ tử vong cao nếu không ghép, Dương Thị Xuân (sinh năm 1991) mất gần một năm điều trị bằng ATG – phương pháp tiên tiến trong điều trị suy tủy xương nhưng vẫn thất bại. Một năm trời sống trong viện, cơ thể suy kiệt, tủy mỡ hóa 90%, nguy cơ tử vong cao, Xuân chỉ còn cách phải ghép tế bào gốc.
Sau ghép hai tháng, X. bị nhiễm khuẩn huyết, sốt, cơ thể mệt mỏi không nhấc nổi người khỏi giường. Bác sĩ dặn gia đình phải chuẩn bị tinh thần. X. nén nước mắt dặn mẹ đang chăm mình trong viện: "Nếu con có vấn đề gì, mẹ đừng buồn, đừng khóc". X. cũng gọi điện cho chồng dặn dò chăm con thật tốt nếu mình không qua khỏi. “Đó là quãng thời gian ba ngày vô cùng đau đớn, căng thẳng. Tôi đã nghĩ mình không có cơ hội được gặp lại con”, X. tâm sự.
Nhưng đó là câu chuyện của bốn năm trước. Hôm nay, lại buổi sinh hoạt đầu tiên của Câu lạc bộ bệnh nhân ghép tế bào gốc, X. đã là một người khỏe mạnh. Trên nhóm zalo của câu lạc bộ, X. là người chia sẻ rất nhiệt tình với những người đang chuẩn bị sức khỏe, tâm lý cho một cuộc tái sinh trong cuộc đời mình.
14 năm vượt qua thách thức, làm điểm tựa cho người bệnh
BSCK 2 Võ Thị Thanh Bình cho biết, trong 14 năm qua, từ khi triển khai được ca ghép tự thân từ năm 2004, viện đã thực hiện được 445 ca ghép tế bào gốc, trong đó có 234 ca ghép tự thân, 211 ca ghép đồng loài.
Riêng về ghép đồng loài, viện đã nghiên cứu và triển khai được nhiều kỹ thuật ghép phức tạp, từ nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau như: Ghép tế bào gốc máu dây rốn (cùng huyết thống và không cùng huyết thống), ghép nửa hoà hợp (ghép haplotype), ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn...
Năm 2014, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng (không cùng huyết thống), đem lại cơ hội hồi sinh cho cả những người bệnh không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp từ người thân.
BS Bình cho biết, trong quá trình ghép tế bào gốc, người bệnh phải trải qua một khoảng thời gian dài (từ 1 - 3 tháng) trong phòng cách ly, phải vượt qua quá trình điều trị hóa chất liều cao, có tác dụng mạnh hơn, giúp tiêu diệt tế bào ác tính, tế bào miễn dịch tồn dư trong cơ thể, tạo “điều kiện” tốt để khi tế bào gốc vào cơ thể có thể phát triển ổn định. Hóa chất liều cao đồng thời cũng tiêu diệt các tế bào lành tính, dẫn đến tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết, viêm loét...
“Đối với người bệnh, quá trình ghép tế bào gốc là một hành trình đầy khó khăn và thử thách cả về tinh thần và thể chất. Đã có nhiều người bệnh gọi đó là một cuộc chiến “sinh tử”, “như được sinh ra lần thứ 2”. Vì thế, người bệnh thực sự rất cần có thêm kiến thức từ các chuyên gia/bác sĩ để có biện pháp chăm sóc, duy trì sức khỏe. Đồng thời, họ cũng cần sự chia sẻ, động viên, cần được truyền thêm hy vọng và động lực từ những người bệnh đã ghép tế bào gốc để vượt qua cuộc chiến cam go bệnh tật”, BS Bình chia sẻ.
Từ lý do đó, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thành lập Câu lạc bộ Bệnh nhân ghép tế bào gốc nhằm hỗ trợ người bệnh nói chung và người bệnh có nhu cầu/cơ hội ghép tế bào gốc thêm thông tin, kiến thức về ghép tế bào gốc. Câu lạc bộ cũng sẽ hỗ trợ người bệnh ghép được cập nhật kiến thức chăm sóc trước, trong và sau quá trình ghép, và tập hợp những người bệnh ghép thành công để tạo thêm động lực và minh chứng cho hiệu quả của việc ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh máu...
BS Bình chia sẻ, việc thành lập Câu lạc bộ bệnh nhân ghép là nguyện vọng, mong muốn tha thiết của người bệnh và cũng là trăn trở của các y, bác sĩ. Hy vọng rằng, câu lạc bộ sẽ trở thành điểm tựa tinh thần của người bệnh, là cầu nối để đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc, hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh ghép.
Chỉ định ghép tế bào gốc cho bệnh máu
Ghép tự thân: Bệnh ác tính: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào….
Ghép đồng loài:
Bệnh ác tính: Lơxêmi cấp dòng tủy và lympho, U Lympho không Hodgkin, U lympho Hodgkin, Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, Hội chứng rối loạn sinh tủy;
Bệnh lành tính: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia, Thiếu máu Diamond-Blackfan...
Kết quả ghép:
Ghép đồng loài có thời gian sống sau năm năm khoảng 70-80% ở bệnh lý suy tuỷ xương/Đái huyết sắc tố; khoảng 70-80% ở bệnh lý thalassemia và 50-60% ở nhóm bệnh ác tính.
Ghép tự thân có tỷ lệ sống hơn năm năm trung bình 60-70%.
Từ khóa » Ghép Tế Bào Gốc Sống được Bao Lâu
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu, Hy Vọng Chữa Khỏi Bệnh Máu ác Tính
-
Thời Gian Thực Hiện Ghép Tế Bào Gốc Thường Kéo Dài Bao Lâu?
-
HỌP MẶT NGƯỜI BỆNH GHÉP TẾ BÀO GỐC LẦN THỨ 2
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI GHÉP TẾ BÀO GỐC
-
Ghép Tế Bào Gốc Kéo Dài Sự Sống - PLO
-
Quyết Tâm Ghép Tế Bào Gốc, Giúp Chồng Chiến Thắng Tử Thần
-
Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc - Viện Huyết Học- Truyền Máu Trung ...
-
Những điều Cần Biết Về Ghép Tế Bào Gốc điều Trị Ung Thư Máu
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng
-
GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ Ở TRẺ EM
-
Nối Dài Sự Sống, ước Mơ Của Người Bệnh Từ Ghép Tế Bào Gốc | Y Tế
-
Ghép Tế Bào Gốc - Hi Vọng Mới Cho Bệnh Nhân Chấn Thương Cột Sống
-
Cấy Ghép Tế Bào Gốc Nửa Hòa Hợp: Gấp đôi Hi Vọng, Giảm Một Nửa ...
-
Nhiều Người Bệnh Trọng được Cứu Sống Nhờ Ghép Tế Bào Gốc Từ ...