Nhiều Người Bệnh Trọng được Cứu Sống Nhờ Ghép Tế Bào Gốc Từ ...
Có thể bạn quan tâm
Trước đó, tại Hội nghị khoa học về Tế bào gốc toàn quốc lần thứ 5 năm 2019 vừa diễn ra tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, tại Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô cũng như các sản phẩm từ tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao.
Hoạt động tế bào gốc tại nước ta đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, ngày càng hoàn thiện, đa dạng về kỹ thuật, phương pháp ghép cũng như nguồn tế bào gốc.
Tế bào gốc được đã được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà trước đây chưa làm được như: các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư, các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh...
“Bên cạnh đó, việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường"- TS Bạch Quốc Khánh nhấn mạnh.
Hiện cả nước có 9 trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu. Đến nay, đã thực hiện được hơn 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công.
Riêng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, năm 2006, ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên cho bệnh nhân đa u tủy xương đã được Viện thực hiện thành công. Đến tháng 5/2008, Viện tiếp tục thành công với ca ghép tế bào gốc đồng loại đầu tiên, đánh dấu một kỷ nguyên mới: Đưa ghép tế bào gốc trở thành một phương pháp điều trị đầy triển vọng đem lại cơ hội khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học tại Viện.
Tháng 12/2014, Viện tiến hành ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn của Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng.
Đến nay, Viện đã thực hiện được 356 ca ghép tế bào gốc (trong đó ghép tự thân 200 ca, ghép đồng loài 156 ca, trong ghép đồng loài có 26 ca ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng) nhiều bệnh nhân đã ghép thành công và trở lại cuộc sống bình thường nhờ công nghệ này.
Mỗi ngày, Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận và xử lý được khoảng 4 - 6 mẫu máu dây rốn. Các mẫu máu dây rốn sẽ được đánh giá, sàng lọc để chọn được những đơn vị tốt nhất, liều tế bào cao nhất để lưu trữ phục vụ cho tìm kiếm và ghép.
Từ khóa » Ghép Tế Bào Gốc Sống được Bao Lâu
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu, Hy Vọng Chữa Khỏi Bệnh Máu ác Tính
-
Thời Gian Thực Hiện Ghép Tế Bào Gốc Thường Kéo Dài Bao Lâu?
-
HỌP MẶT NGƯỜI BỆNH GHÉP TẾ BÀO GỐC LẦN THỨ 2
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI GHÉP TẾ BÀO GỐC
-
Ghép Tế Bào Gốc Kéo Dài Sự Sống - PLO
-
Quyết Tâm Ghép Tế Bào Gốc, Giúp Chồng Chiến Thắng Tử Thần
-
Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc - Viện Huyết Học- Truyền Máu Trung ...
-
Những điều Cần Biết Về Ghép Tế Bào Gốc điều Trị Ung Thư Máu
-
Điểm Tựa Tinh Thần Cho Bệnh Nhân Ghép Tế Bào Gốc
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng
-
GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ Ở TRẺ EM
-
Nối Dài Sự Sống, ước Mơ Của Người Bệnh Từ Ghép Tế Bào Gốc | Y Tế
-
Ghép Tế Bào Gốc - Hi Vọng Mới Cho Bệnh Nhân Chấn Thương Cột Sống
-
Cấy Ghép Tế Bào Gốc Nửa Hòa Hợp: Gấp đôi Hi Vọng, Giảm Một Nửa ...