Diễn Thuyết Là Giờ Phút Khủng Hoảng Hay Thời Khắc Huy Hoàng
Kỹ năng diễn thuyết trước công chúng là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính giả. Theo hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng nỗi sợ lớn nhất của con người là nói trước công chúng. Chết là thứ đáng sợ thứ 2 thôi. Điều này có nghĩa là đối với trong số những người đi đến đám tang, bạn tốt hơn hết là tránh xa cái quan tài hơn là làm quen và khen ngợi người lạ.
Chắc chắn sẽ có những buổi diễn thuyết trở thành thời khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta. Đó là khi một doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp phải đối diện với nhà đầu tư để trình bày về bản kế hoạch kinh doanh của mình, đó là khi một lãnh đạo doanh nghiệp đứng trên diễn đàn kể về những quan điểm của mình trong ngành nghề ở tương lai sắp tới, đó là khi một người quản lí đứng lên báo cáo công việc trong buổi họp cuối năm toàn công ty, đó còn là khi một nhân viên kinh doanh giới thiệu với khách hàng về phương án thiết kế của bản thân. Chỉ vỏn vẹn 30 phút thuyết trình song đó có thể chính là đường ranh giữa thiên đường và địa ngục. Đối mặt với những đôi mắt tràn đầy mong đợi, những đôi mắt phán xét và đánh giá từ khán đài, trong lòng diễn giả khi ấy có thể là cơ hội chỉ chớp mắt đã trôi qua, cũng có thể là cơn ác mộng khó bề thoát khỏi.
1. Nguyên nhân nỗi sợ hãi, khủng hoảng diễn thuyết đến từ đâu?
Suy cho cùng thì tâm lí đó cũng là do căng thẳng mà thành. Hoàn cảnh xa lạ luôn khiến cho người ta cảm thấy bất an, mỗi người bình thường chúng ta trong cuộc đời mình hiếm khi có cơ hội đứng diễn thuyết trước hàng trăm, hàng nghìn người, dù là đứng báo cáo một cách chuyên nghiệp, chính thức trước đồng nghiệp cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Không tự nhiên”, “không quen”, “không thoải mái” là ba câu mà người phải thuyết trình thường xuyên than thở với tôi. Kì thực, môi trường diễn thuyết, hay nói chính xác hơn là hoàn cảnh diễn thuyết, do hai yếu tố hợp lại mà thành, đó chính là môi trường nội tại và môi trường ngoại tại. Môi trường nội tại chỉ bản thân diễn giả, còn môi trường ngoại tại chính là hoàn cảnh mà khán giả cùng những yếu tố hiện trường liên quan hình thành nên.
Trên thực tế, có người biểu hiện ở dưới và trên bục diễn thuyết hoàn toàn khác nhau, khiến cho người khác cảm thấy họ dường như chẳng phải cùng một người. Khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh tự tin, tỏa sáng trên sân khấu của các diễn giả, khi chúng ta nghe thấy giọng nói trầm bổng đầy sức thuyết phục của họ, có thể chúng ta sẽ lầm tưởng rằng họ vốn sinh ra để trở thành người diễn thuyết, có khả năng đứng trên bục cao thu hút ánh nhìn của hàng trăm, hàng vạn người. Song kì thực thì ai ai cũng đều phải trải qua những giờ phút kinh hoàng rồi mới “thoát xác” để đến được những phút giây rực rỡ trên sân khấu.
2. Tại sao bài diễn thuyết của bạn không hấp dẫn?
Phần lớn những buổi diễn thuyết thực chất là quá trình thuyết phục khán giả. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, buổi diễn thuyết mà khiến cho khán giả chú ý, thấu hiểu, ghi nhớ và tán đồng ý kiến thường sẽ phải có ít nhất một trong ba đặc trưng dưới đây, trong khi buổi diễn thuyết thất bại thì thường sẽ không có được bất cứ đặc trưng nào.
Ba đặc trưng này là quan điểm rõ ràng, lối tư duy mạch lạc, chặt chẽ và ngôn ngữ dễ hiểu, có sức lan tỏa. Chúng ta có thể gói gọn, gọi tắt chúng là: tư tưởng, cấu trúc và tu từ.
Trước tiên là tư tưởng, chính là chủ đề của buổi diễn thuyết, là chủ trương và quan điểm mà diễn giả muốn bày tỏ trong suốt thời gian diễn thuyết. Trong lịch sử, những bài diễn văn hay tác phẩm văn học có sức sống trường tồn qua năm tháng cũng phần lớn là do trong đó đã bao hàm niềm tin và chủ trương của tác giả.
Trong buổi diễn thuyết, diễn giả sẽ phải dùng tư tưởng, tinh thần của chính mình để làm khán giả chấn động tới tận tâm can, khiến người ta sẵn sàng đi theo con đường mà mình đang dẫn bước. Ngược lại, một bài diễn thuyết trống rỗng, vô hồn sẽ khiến cho khán giả không hiểu gì hết, dần dần nảy sinh sự chán ghét, khi ấy thì dù bạn có dùng lời lẽ hoa mỹ, đẹp đẽ đến thế nào cũng chẳng giữ nổi trái tim của khán giả.
Tiếp đến là cấu trúc bài diễn thuyết, lời lẽ của diễn giả nhất định phải có logic rõ ràng và là cấu trúc ngữ nghĩa phù hợp với suy nghĩ tự nhiên của khán giả. Chúng ta tiếp nhận thông tin khi đầu óc không ngừng phân tích và phán đoán, hành động “nghe” cũng đòi hỏi phải có cấu trúc cụ thể. Ví dụ, khi chúng ta nghe thấy “Xuân, Hạ, Thu” sẽ tự nhiên phán đoán đến từ tiếp theo chính là “Đông”, còn khi nghe thấy “quá khứ, hiện tại” xong thì điều mà chúng ta mong chờ nghe thấy là “tương lai”.
Nếu bài diễn thuyết được coi là một cuộc hành trình dẫn dắt khán giả đi từ điểm khởi đầu của những suy nghĩ tương đồng đến điểm kết thúc thì cấu trúc chính là lộ trình của chuyến đi dùng để dẫn dắt khán giả. Thông thường, thời gian mỗi lần diễn thuyết đều khá ngắn, vì thế diễn giả nên cố gắng lựa chọn cấu trúc giản lược và rõ ràng dễ hiểu nhất có thể.
Điều cuối cùng không thể không nhắc đến trong ba yếu tố mang lại sự thành công của bài diễn thuyết đó chính là tu từ. Tu từ nói đến ở đây chính là cách biểu đạt trong khi diễn thuyết của diễn giả chứ không phải là biện pháp tu từ trong ngữ pháp văn học. Nhiều người cho rằng các diễn giả là những người hoạt ngôn, nói năng khéo léo. Kì thực, một buổi diễn thuyết thành công không chỉ nằm ở lời lẽ hoa mỹ mà phải làm sao để khán giả cảm thấy đó là một trải nghiệm thú vị đối với mình. Trong quá trình diễn thuyết, người diễn giả phải cố gắng hết sức để tác động đến cảm xúc trên nhiều phương diện của khán giả, đó có thể là thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác…, đồng thời tạo ra sự tương tác giữa khán giả với diễn giả cũng như với những khán giả khác.
Thông tin mà diễn giả cung cấp qua từng câu chữ, lời nói của mình sau khi được khán giả tiếp nhận thường sẽ được chuyển đổi thành hình ảnh hoặc tình huống trong tâm trí khán giả. Để thuận tiện cho khán giả hình thành quá trình chuyển đổi đó, những diễn giả thành công sẽ cố gắng cụ thể hóa ngôn từ của mình, có lúc thì dùng cách miêu tả chi tiết, có lúc thì áp dụng phương pháp ẩn dụ.
3. Làm thế nào để diễn thuyết thành công?
Nguyên tắc thứ nhất là sự rõ ràng mạch lạc trong bất cứ một bài thuyết trình nào cũng đều phải tuân thủ theo, bởi lẽ việc diễn thuyết, thuyết trình về bản chất là truyền tải quan điểm, thông tin và tình cảm tới người xem, từ đó gây ảnh hưởng lên quan điểm và hành vi của người xem, do đó nội dung diễn thuyết phải được người xem hiểu và tán đồng, đó là yêu cầu cơ bản. Để đánh giá diễn giả có trình bày quan điểm được rõ ràng mạch lạc hay không, có thể lấy những gì khán giả ghi nhớ và diễn giải được làm tiêu chuẩn.
Còn logic rõ ràng có nghĩa là nội dung bài thuyết trình có thể được khán giả hiểu và chấp nhận. Diễn thuyết chính là sự giao lưu giữa diễn giả và khán giả, khi diễn giả diễn thuyết thì khán giả
cũng sẽ đưa những phán đoán của mình. Khán giả sẽ căn cứ vào những điều mà diễn giả đã nói để không ngừng phán đoán xem tiếp theo diễn giả sẽ nói gì, diễn giả sẽ rút ra kết luận gì.
Nguyên tắc thứ hai của bài diễn thuyết thành công là có sức thuyết phục, cũng chính là nỗ lực trong việc làm lay động, thậm chí là chấn động khán giả. Nguyên tắc về sức thuyết phục này thường được thể hiện qua từ ngữ, cách tu từ.
Trong bài diễn thuyết, từ chủ đề cho tới từ khóa đều phải được cân nhắc kĩ càng, cắt gọt tinh tế, ví dụ như những chủ đề “Tin vào sức mạnh của ‘niềm tin’” hay “Đừng bao giờ nói ‘Tôi không thể’” sẽ có sức thuyết phục hơn là “Nghi ngờ sẽ dẫn đến thất bại” hay “Đừng chỉ nói ‘Tôi không thể’”. Những câu như “Chí cao hơn trời nhưng mệnh mỏng như tờ giấy” chắc chắn kém thuyết phục hơn nhiều so với “Có một kiểu thất bại, đó là bạn không xứng đáng với tham vọng của mình, làm uổng phí bao công chịu khó chịu khổ bấy lâu nay.”
Nguyên tắc thứ ba tạo nên một bài diễn thuyết thành công, đó là hiệu quả cao, do thời gian duy trì sự chú ý của khán giả đối với bài thuyết trình bị hạn chế nên diễn giả thường không được dùng quá nhiều thời gian để nói, vì thế mà mỗi câu nói trong một bài diễn thuyết thành công đều phải phát huy được tác dụng của nó. Một bài diễn thuyết toàn những lời lẽ không đâu sẽ lãng phí thời gian của khán giả, thậm chí khiến cho khán giả cảm thấy bị xúc phạm.
Tóm lại, một bài diễn thuyết lay động lòng người thường sẽ có những điểm đặc sắc hơn người trong tư tưởng, cấu trúc và tu từ. Nếu bài diễn thuyết của bạn không thành công thì cần phải nỗ lực để nâng cao khả năng của mình ở ba yếu tố trên.
Cuốn sách “Diễn thuyết dễ dàng hơn bạn tưởng” sẽ cung cấp “đề cương nói” cơ bản với các bước chuẩn bị và rèn luyện dễ thực hiện để giúp bạn có được bài diễn thuyết thật thu hút, thật thuyết phục trong khoảng thời gian nói tối ưu. Hai chuyên gia diễn thuyết nổi tiếng là Lí Phụng Nghĩa và Trần Thu Dĩnh đều tán đồng quan điểm giảng dạy “Ít tức là nhiều”. Khi nhìn thấy bảng kẹp giấy với các nội dung cần đào tạo, họ liền dùng sở trường của mình giúp tôi hoàn thiện giáo trình, đồng thời mở rộng nội dung từ lĩnh vực đầu tư sang các buổi thuyết trình hằng ngày trong doanh nghiệp, ví dụ như báo cáo công việc, phương án kinh doanh, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng cách thuyết trình, chia sẻ kiến thức trong các buổi hội thảo chuyên ngành cho rất nhiều diễn giả.
Đừng chần chừ bỏ qua cuốn sách thú vị này nhé!
#sách_kĩ_năng
#kĩ_năng_thuyết_trình
#diễn_thuyết_dễ_dàng_hơn_bạn_tưởng
Từ khóa » Bục Diễn Thuyết Là Gì
-
SPEAK - Làm Gì Với Bục Diễn Thuyết
-
Bục Diễn Thuyết Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Sưu Tầm: Kỹ Năng Thuyết Trình (diễn Thuyết) - Facebook
-
Hùng Biện Kiểu Ted - Chương 17: Sử Dụng Bục Diễn Thuyết
-
Kỹ Năng Tương Tác Với Khán Giả Khi Thuyết Trình - Kênh Tuyển Sinh
-
Diễn Thuyết Trước Công Chúng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bục Diễn Thuyết Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Cách để Diễn Thuyết Trước Công Chúng Một Cách Tự Tin - WikiHow
-
Kĩ Năng Thuyết Trình: 10 Rủi Ro Có Thể Xảy Ra Và Cách ứng Phó Chuyên N
-
Chọn Bục Phát Biểu Phù Hợp Cho Không Gian Hội Trường
-
Thuyết Trình Là Gì? Phân Tích Yêu Cầu Của Kĩ Năng Thuyết Trình?
-
'diễn Thuyết' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt - Dictionary ()
-
Kỹ Năng Diễn Thuyết Trước Công Chúng Là Gì
-
Kỹ Năng Nói Trước đám đông: Trở Thành Diễn Giả Lôi Cuốn | ITD Vietnam