ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY XƯƠNG GÓT - Bệnh Viện Quốc Tế Hoàn Mỹ
Có thể bạn quan tâm
I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy xương gót gặp khoảng 2% trong số các loại gãy xương nói chung và 60% trong số các gãy xương vùng cổ chân. Gãy xương gót thường gặo ở tuổi trung niên, là đối tượng lao động chân tay, khiến họ khó trở lại với công việc lao động của mình. Nguyên nhân thường do ngã cao, 10-30% gặp các tổn thương phối hợp như chấn thương cột sống, gãy xương chậu, cẳng chân… Các quan điểm về điều trị bảo tồn và phẫu thuật còn có nhiều tranh luận. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nghiên có đối chứng thấy rằng, điều trị bằng phẫu thuật không mang lại kết quả tốt hơn điều trị bảo tồn. Các phẫu thuật ít xâm lấn có hứa hẹn khá hơn về kết quả, tuy nhiên nhận xét này chưa được kiểm tra bằng các nghiên cứu so sánh.
II. PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG GÓT
2.1. Phân loại theo đường gãy, dựa trên phim Xquang
- Gãy ngoài khớp (chiếm 25-30%): đường gãy không đi vào diện khớp dưới sên, bao gồm: Gãy củ trước xương gót, gãy mấu xương gót (bong diện bám gân Achilles) và gãy thân xương gót.
- Gãy nội khớp (chiếm 70-75%): đường gãy đi vào diện khớp dưới sên, thường gặp là gãy thân xương gót. Loại gãy này thường do cơ chế ngã cao, lực dồn lên thân xương gót.
2.2. Phân loại theo Sander dựa trên phim CT-scanner (Hình 1):
- Loại I: gãy di lệch < 2mm
- Loại II. gãy thành 2 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIA, IIB, IIC)
- Loại III: gãy thành 3 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIIA, IIIB, IIIC)
- Loại IV: gãy thành 4 mảnh hoặc hơn, di lệch 2mm
“Ảnh minh họa hình 1”
III. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau, sưng nề, bầm tím, biến dạng vùng gót chân
- Nhìn phía sau: gót chân bè ra, giảm độ cao, trục cổ chân nghiêng ra ngoài (Hình 2).
- Bệnh nhân đau, không thể đặt gót chân xuống đất
Hình 2: Xương gót nhìn phía sau A: xương gót bè và vẹo ngoài; B: xương gót sau khi nắn chỉnh
- Một số ít tường hợp gãy xương gót mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể đi lại được nhưng dáng đi khập khiễng
3.2. Chẩn đoán hình ảnh Chụp X-Quang Tư thế thẳng: mất tính liên tục của thành xương, thay đổi trục của xương (Hình 3 và 4)
“Hình 3: Xương gót bình thường”
“Hình 4: Xương gót gãy”
Tư thế nghiêng: Góc Bohler < 25o , diện khớp gót sên (dưới sên) bị sập xuống, nhìn thấy đường vỡ (mất liên tục thành xương) ở thân xương gót (Hình 5 và 6)
“Hình 5: Góc Bohler bình thường (25-40 độ)”
“Hình 6: góc Bohler < 25 độ”
Chụp phim CT: thấy rõ đường gãy, số mảnh rời và sự di lệch (Hình 7)
“Hình 7: Gãy xương gót trên phim CT, theo phân loại của Sander”
IV. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
Trước đây, khi chưa có phim CT, chưa có nhiều phương tiện kết hợp xương, chưa có kháng sinh tốt… thì gãy xương gót được điều trị bảo tồn là chủ yếu. Ngày nay, với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, phương tiện kết hợp xương đa dạng…thì điều trị bằng phẫu thuật được chỉ định rộng rãi hơn. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho rằng, kết quả cải thiện chức năng sau điều trị phẫu thuật và điều trị bảo tồn không có sự khác biệt lớn. Các yếu tố tuổi, giới, tình trạng phần mềm tại chỗ, tính chất gãy xương…quyết định bảo tồn hay phẫu thuật Điều trị bảo tồn khi:
- Gãy xương gót ít di lệch hoặc không di lệch, gãy ngoài khớp
- Gãy di lệch nhưng phần mềm phù nề, loạn dưỡng; người già, người có chống chỉ định gây mê, gây tê; gãy phức tạp; gãy xương gót trên chân mất chức năng
V. KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BÓ BỘT
- Trừ đau: gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ
- Dụng cụ: 1 bàn chỉnh hình, bột thạch cao 3 cuộn, hoặc bột nhựa, bông không thấm nước, 2 cuộn băng cuộn, và chậu nước
- Tư thế bệnh nhân: nằm trên bàn chỉnh hình, chân đau để thõng xuống dưới (Hình 8)
“Ảnh minh họa hình 8”
- Thì néo nắn:
– Người kéo chân: cầm bàn chân và gót chân bệnh nhân kéo xướng dưới, bàn chân người bệnh ở tư thế gấp gan chân (Hình 9)
“Ảnh minh họa hình 9”
– Người nắn: vuốt dọc gân Achilles nhiều lần làm chùng gân, đồng thời dùng hai bàn tay đặt hai mặt bên thân xương gót nắn theo chiều ngược lại chiều di lệch (hình 10)
“Ảnh minh họa hình 10”
Thì bó bột: Người kéo chân liên tục giữ chân ở tư thế sau nắn, Đặt chân bệnh nhân lên bàn chình hình, đầu tiên quấn một lớp bông không thấm nước quanh cổ chân, từ gốc ngón chân đến 1/3 trên cẳng chân, sau đó quấn bột. Trước khi quấn bột, đặt dây rạch dọc (Hình 11-A), bó bột (Hình 11-B), rạch dọc (Hình 11-C) và băng cuộn (Hình 11-D)
“Ảnh minh họa hình 11 -A”
“Ảnh minh họa hình 11-B”
“Ảnh minh họa hình 11-C”
“Ảnh minh họa hình 11-D”
- Sau bó bột: kê cao chân, thay bột tròn khi hết sưng nề (sau chấn thương 7-10 ngày), không tỳ chân trong 3 tháng
Chăm sóc bột:
- Không để bột ướt nước (nếu là bột thạch cao), giữ bột sạch sẽ.
- Sau 10 ngày thay bột tròn kín
- Thời gian để bột khoảng 6-8 tuần
- Trong thời gian mang bột, đi lại bằng nạng, không tỳ chân
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:
CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ
Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh
Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999
Website: https://benhvienquoctehoanmy.vn/
Từ khóa » Bó Bột Xương Gót Chân
-
Gãy Xương Gót - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD
-
Làm Thế Nào để Nhanh Chóng đi Lại Bình Thường, Hết Cơn đau Sau ...
-
Những Kỹ Thuật Y Tế Nào Giúp Chẩn đoán Gãy Xương Gót | Vinmec
-
Dịch Vụ Nắn, Bó Bột Gẫy Xương Gót Tại Bệnh Viện đa Khoa Xanh Pôn
-
Gãy Xương Gót Cần Thời Gian Bao Lâu để Hồi Phục Hoàn Toàn?
-
Gãy Xương Gót Chân-Triệu Chứng, Cách điều Trị Không Cần Phẫu Thuật
-
Điều Trị Gãy Xương Gót - Bệnh Viện Nam Thăng Long
-
Cách đây 1 Tháng Cháu Tôi Bị Gãy Xương Gót, Tôi Muốn Hỏi Thời Gian ...
-
Gãy Xương Gót – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gãy Xương Gót Chân | TCI Hospital
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ GÃY XƯƠNG GÓT CHÂN - BEST CARE
-
Bị Gãy Xương Gót Chân Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Nhanh Lành
-
Nứt Xương Gót Chân, Bao Lâu Lành Và Có Kiêng Quan Hệ Vợ Chồng?
-
Gãy Xương: Trường Hợp Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...