Gãy Xương Gót Cần Thời Gian Bao Lâu để Hồi Phục Hoàn Toàn?
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang cảm thấy đau nhức ở phần gót chân? Bạn phát hiện chân mình sưng, bầm tím ở phần sau bàn chân và khó đi lại? Đó có thể là do bạn đã bị gãy xương gót chân nhưng chưa phát hiện ra.
Hãy cùng tìm hiểu rõ về biểu hiện của chấn thương này và cách điều trị để mau phục hồi, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Tổng quan về chấn thương gãy xương gót
Gãy xương gót chân là chấn thương gãy toàn phần hoặc 1 phần ở phần xương gót. Đây là phần xương chủ lực của bàn chân nên gây ra nhiều ảnh hưởng và nguy hiểm tới hoạt động của người bệnh nếu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu khiến xương bị gãy là do lực mạnh tác động đột ngột vào phần gót khiến xương không chịu nổi áp lực và bị nứt, vỡ hoặc gãy. Các kiểu gãy xương gót bao gồm gãy ngang, gãy không di lệch, gãy có di lệch, gãy xoắn,.... Tình trạng này thường gặp ở tuổi trung niên, đặc biệt là những người lao động chân tay. Một điểm đáng nguy hiểm của chấn thương này là khi bị gãy xương bàn chân thì sẽ gãy luôn phần gót hoặc ngược lại, bởi chúng có sự liên kết với nhau, ít có trường hợp gãy tách biệt.
Gãy xương gót gây ra nhiều nguy hiểm và dễ gặp biến chứng đối với bệnh nhân
Triệu chứng giúp bạn nhận biết mình có bị gãy xương gót hay không
- Da bị biến đổi: Các vết bầm tím xuất hiện do hiện tượng tụ máu đông. Trường hợp đứt động mạch chảy máu ở gót là rất nguy hiểm. Một thời gian sau khi gãy có thể xuất hiện xuất huyết trên bề mặt của bàn chân. Ngoài ra, vùng chân bị phù nhanh, sưng và biến dạng cũng là biểu hiện của gãy xương gót chân..
- Đau tê tái hay đau buốt. Đối với tình trạng nứt gót thì không làm người bệnh quá đau đớn nên rất khó để nhận biết, phải thông qua chẩn đoán mới biết được.
- Đau khi di chuyển ngay cả khi gãy xương to hoặc nhỏ. Người bệnh chuyển động khớp mắt cá chân nhiều sẽ làm cho tình trạng đau nhức thêm nặng hơn.
- Biến dạng gót chân khi mắt cá có di lệch hoặc gãy gót chân hở.
Gót chân sưng to, bầm tím kèm theo đau nhức là những dấu hiệu của chấn thương gãy xương gót chân
Điều trị bảo tồn gãy xương gót cho người bệnh
1. Chẩn đoán
- Chẩn đoán bên ngoài: Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe, đau nhức và khả năng vận động chi dưới cũng như gót chân. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thăm khám trực diện phần gót chân bị gãy để xác định ảnh hưởng tới các mô xung quanh, mức độ gãy và nguy cơ nhiễm trùng.
- Chẩn đoán bằng X - quang X - ray với độ chính xác gần như là tuyệt đối. Đây cũng là phương pháp được sử dụng chủ yếu khi bạn tới thăm khám và có dấu hiệu gãy xương gót.
- Chụp cộng hưởng MRI đối với trường hợp gãy nặng. Thông qua hình ảnh xương trong không gian 3D giúp bác sĩ thấy rõ được phần gãy và các mô mềm bị phá vỡ.
2. Điều trị
Điều trị bảo tồn là cách chữa được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được sử dụng khi chưa có CT hoặc các phương tiện kết hợp. Mặc dù hiện nay có thể điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên kết quả cải thiện chức năng sau điều trị của 2 cách này hầu như không có sự khác biệt.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nặng nhẹ của chấn thương và đưa ra phương án chữa trị phù hợp. Bó bột, bó thuốc hoặc nẹp bột giúp cố định phần xương bị gãy. Kết hợp với uống thuốc kháng viêm ngừa sưng, giảm đau và hạn chế biến chứng xảy ra.
Điều trị bảo tồn là phương pháp chữa trị gãy xương gót phổ biến nhất hiện nay
Gãy gót chân hồi phục trong thời gian bao lâu?
Vì vùng gót chân có ít mạch máu tới nuôi so với các phần xương khác. Hơn nữa, bộ phận này phải chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên thời gian lành lâu hơn.
Để hình thành can xương mất 4 - 6 tuần, còn đi lại sinh hoạt được phải mất từ 3 - 6 tháng. Nếu bạn tập vật lý trị liệu và bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì sẽ nhanh lành hơn, không để lại di chứng.
Gãy xương gót không chỉ gây ra đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và đi lại của người bệnh mà còn dễ gặp biến chứng hơn các vùng khác. Phòng khám La Văn Lường chuyên điều trị cơ xương khớp, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn thăm khám và phục hồi chấn thương nhanh, không di chứng. Truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/ để tìm hiểu rõ hơn nhé.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.
Từ khóa » Bó Bột Xương Gót Chân
-
Gãy Xương Gót - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD
-
Làm Thế Nào để Nhanh Chóng đi Lại Bình Thường, Hết Cơn đau Sau ...
-
Những Kỹ Thuật Y Tế Nào Giúp Chẩn đoán Gãy Xương Gót | Vinmec
-
Dịch Vụ Nắn, Bó Bột Gẫy Xương Gót Tại Bệnh Viện đa Khoa Xanh Pôn
-
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY XƯƠNG GÓT - Bệnh Viện Quốc Tế Hoàn Mỹ
-
Gãy Xương Gót Chân-Triệu Chứng, Cách điều Trị Không Cần Phẫu Thuật
-
Điều Trị Gãy Xương Gót - Bệnh Viện Nam Thăng Long
-
Cách đây 1 Tháng Cháu Tôi Bị Gãy Xương Gót, Tôi Muốn Hỏi Thời Gian ...
-
Gãy Xương Gót – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gãy Xương Gót Chân | TCI Hospital
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ GÃY XƯƠNG GÓT CHÂN - BEST CARE
-
Bị Gãy Xương Gót Chân Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Nhanh Lành
-
Nứt Xương Gót Chân, Bao Lâu Lành Và Có Kiêng Quan Hệ Vợ Chồng?
-
Gãy Xương: Trường Hợp Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...