Điều Trị Gãy Xương Gót - Bệnh Viện Nam Thăng Long
Có thể bạn quan tâm
Gãy xương gót là chấn thương gãy toàn phần hoặc 1 phần ở phần xương gót. Đây là phần xương chủ lực của bàn chân là một thương tổn nặng nhưng ít gặp, chỉ chiếm 1 đến 2% các loại gãy xương. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến những di chứng, ảnh hưởng xấu tới vận động khớp cổ chân sau này nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách.
Nguyên nhân chủ yếu khiến xương bị gãy là do lực mạnh tác động đột ngột vào phần gót khiến xương không chịu nổi áp lực và bị nứt, vỡ hoặc gãy. Các kiểu gãy xương gót bao gồm gãy ngang, gãy không di lệch, gãy có di lệch, gãy xoắn,.... Tình trạng này thường gặp ở tuổi trung niên, đặc biệt là những người lao động chân tay.
Phân loại theo Sander dựa trên phim CT-scanner (Hình):
- Loại I: gãy di lệch < 2mm
- Loại II. gãy thành 2 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIA, IIB, IIC)
- Loại III: gãy thành 3 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIIA, IIIB, IIIC)
- Loại IV: gãy thành 4 mảnh hoặc hơn, di lệch 2mm
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nặng nhẹ của chấn thương và đưa ra phương án chữa trị phù hợp.
Điều trị bảo tồn:
Bó bột, nẹp bột: Điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này cũng được sử dụng khi chưa có chụp cắt lớp vi tính để đánh giá chính xác độ vỡ, hoặc thiếu các phương tiện kết hợp. Bó bột, nẹp bột cẳng bàn chân giúp cố định phần xương bị gãy. Kết hợp với uống thuốc kháng viêm giảm sung nề, giảm đau và hạn chế biến chứng xảy ra.
Điều trị phẫu thuật:
Trong những năm gần đây cùng với sự có mặt của các phương tiện nẹp vít kết hợp xương gót và chụp cắt lớp vi tính, với các loại gãy phân độ 3 trở lên đã được phẫu thuật kết hợp xương và cho kết quả tốt, bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm, cải thiện chức năng tốt hơn so với điều trị bảo tồn. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nặng nhẹ của chấn thương và đưa ra phương án chữa trị phù hợp. Vì vùng gót chân có ít mạch máu tới nuôi so với các phần xương khác. Hơn nữa, bộ phận này phải chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên thời gian lành lâu hơn. Để hình thành can xương mất 4 - 6 tuần, còn đi lại sinh hoạt được phải mất từ 3 - 6 tháng. Nếu bệnh nhân tập vật lý trị liệu và bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì sẽ nhanh lành hơn, không để lại di chứng.
ThS. Bs Vũ Giang An – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết: “Hàng năm tiếp đón nhiều lượt bệnh nhân bị chấn thương vỡ xương gót, đa số bệnh nhân được điều trị bảo tồn với các mức độ vỡ 1 và 2, các bệnh nhân vỡ xương gót độ 3 và 4 được điều trị phẫu thuật, qua một số bệnh nhân phẫu thuật trong thời gian từ năm 2019 chúng tôi nhận định đây là phương pháp điều trị cho kết quả phục hồi nhanh hơn bởi lý do bệnh nhân không phải cố định khớp 6 tuần như bó bột, sau mổ bệnh nhân được tập vận động khớp sớm, bệnh nhân không bị teo cơ do cố định lâu ngày, tập vận động sớm cũng giúp xương mau liền hơn”.
Ảnh chụp CT-scaner của bệnh nhân vỡ xương gót
Ảnh chụp X quang sau mổ
Ảnh chụp vết mổ ngày thứ 5
ThS. Bs Vũ Giang An
Từ khóa » Bó Bột Xương Gót Chân
-
Gãy Xương Gót - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD
-
Làm Thế Nào để Nhanh Chóng đi Lại Bình Thường, Hết Cơn đau Sau ...
-
Những Kỹ Thuật Y Tế Nào Giúp Chẩn đoán Gãy Xương Gót | Vinmec
-
Dịch Vụ Nắn, Bó Bột Gẫy Xương Gót Tại Bệnh Viện đa Khoa Xanh Pôn
-
Gãy Xương Gót Cần Thời Gian Bao Lâu để Hồi Phục Hoàn Toàn?
-
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY XƯƠNG GÓT - Bệnh Viện Quốc Tế Hoàn Mỹ
-
Gãy Xương Gót Chân-Triệu Chứng, Cách điều Trị Không Cần Phẫu Thuật
-
Cách đây 1 Tháng Cháu Tôi Bị Gãy Xương Gót, Tôi Muốn Hỏi Thời Gian ...
-
Gãy Xương Gót – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gãy Xương Gót Chân | TCI Hospital
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ GÃY XƯƠNG GÓT CHÂN - BEST CARE
-
Bị Gãy Xương Gót Chân Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Nhanh Lành
-
Nứt Xương Gót Chân, Bao Lâu Lành Và Có Kiêng Quan Hệ Vợ Chồng?
-
Gãy Xương: Trường Hợp Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...