Định Nghĩa Báo Cáo Bền Vững - Vbcsd

  • Trang chủ
  • /
  • Báo cáo Bền vững (SR)
  • /
  • Báo cáo Bền vững là gì?
  • /

Định nghĩa Báo cáo Bền vững

1.Tầm quan trọng của Báo cáo bền vững: BCBV là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trước các bên liên quan về các hoạt động của mình nhằm hướng tới phát triển bền vững. Các doanh nghiệp xây dựng và công bố BCBV đánh giá và công bố những thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh môi trường và xã hội bên cạnh những thông tin về hiệu quả hoạt động tài chính và quản trị vốn là những thông tin vẫn được công bố theo thông lệ. BCBV là cách thức mới để xây dựng và định lượng giá trị của doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà đầu tư trên toàn cầu ngày càng quan tâm tới việc chiến lược quản lý hoạt động bền vững có thể tăng cường tính cạnh tranh và sáng tạo của doanh nghiệp như thế nào. Các chính phủ cũng đang nỗ lực tạo cơ hội và khuyến khích đối với doanh nghiệp có định hướng PTBV. Trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có hàng ngàn BCBV được công bố bởi các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và lĩnh vực, ở mọi nơi trên toàn cầu. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quyết định công bố BCBV một cách độc lập hoặc công bố trong báo cáo tài chính thường niên và trên trang web của mình. BCBV giúp doanh nghiệp và tổ chức công bố thông tin về tính bền vững theo cách tương tự như báo cáo tài chính. Thông qua việc báo cáo một cách minh bạch, có tính giải trình và trách nhiệm, các doanh nghiệp củng cố lòng tin của các bên liên quan vào doanh nghiệp và nền kinh tế. Quá trình báo cáo đồng thời thúc đẩy cải tiến nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở mức độ cơ sở, BCBV là công cụ có thể cải thiện khả năng nhận biết của doanh nghiệp về các rủi ro và cơ hội kinh doanh mới. Từ góc độ này, BCBV giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho xu hướng phát triển mới, phân cấp trách nhiệm và cải thiện hệ thống quản lý để dần nâng cao hiệu quả hoạt động. Quá trình BCBV đòi hỏi doanh nghiệp cân nhắc lợi ích các bên liên quan, là các cá nhân hoặc nhóm người có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của doanh nghiệp, quan tâm tới hoạt động của doanh nghiệp và/hoặc có thể chịu ảnh hưởng theo cách nào đó. Các bên liên quan có thể là nhân viên, khách hàng, bạn hàng, nhà cung cấp, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư, chính phủ và giới truyền thông. BCBV làm tăng thêm đáng kể giá trị về uy tín và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng lòng tin với các bên liên quan khác nhau. Báo cáo có thể khởi động quá trình đối thoại với các bên liên quan qua mỗi chu kỳ báo cáo. Các bên liên quan ngày càng muốn biết các dự án mới, các cải tiến hệ thống, các sản phẩm và dịch vụ xét trên các khía cạnh môi trường và xã hội có thể đem lại lợi ích thế nào cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Thông qua việc công bố các mục tiêu và kết quả đo lường cụ thể, minh bạch và có thể so sánh đối chứng, BCBV chứng minh doanh nghiệp quản lý rủi ro hiệu quả như thế nào mà vẫn thu được hiệu quả đầu tư tích cực từ các hoạt động bền vững.

1.Xu hướng sử dụng BCBV trên toàn cầu (Theo Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu) Hiện nay đã có trên 600 doanh nghiệp từ 65 quốc gia tham gia thực hiện BCBV , trong đó 6 quốc gia có số lượng doanh nghiệp tham gia nhiều nhất là Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mỹ. BCBV được các doanh nghiệp thực hiện ở các châu lục theo tỷ lệ như sau: nhiều nhất ở Châu Âu (chiếm 45%), sau đó là Châu Á: 18%, Bắc Mỹ: 14%, Mỹ Latinh: 14%, Châu Phi: 5%. Đã có trên 30 quốc gia đưa ra 142 qui định pháp lý cho BCBV, trong đó 65% các qui định đó mang tính chất bắt buộc, ví dụ như Nam Phi có qui định “KING CODE III”, Trung quốc có “Hướng dẫn các Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội”, Ấn Độ quy định Điều 47 trong Luật công ty Trách nhiệm hữu hạn bắt buộc các công ty tài nguyên thiên nhiên phải ban hành các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Bồ Đào Nha áp dụng Chỉ số Bền vững Doanh nghiệp. Trong những năm gần đây BCBV đã trở thành chủ đề quan trọng trong các Chương trình nghị sự về PTBV của khu vực và thế giới. Theo Báo cáo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu năm 2013 của Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC) cho biết: 96% giám đốc điều hành (CEO) tin rằng những vấn đề bền vững nên phải được lồng ghép đầy đủ vào trong chiến lược và các hoạt động của công ty ; 93% CEO tin rằng những vấn đề bền vững sẽ là then chốt đối với sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai; 88% CEO tin rằng nên lồng ghép bền vững thông qua chuỗi cung ứng của họ. Khảo sát của Hội đồng doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD) về hoạt động lập BCBV của các thành viên WBCSD cho thấy: Phần lớn (80%) các thành viên lập BCBV theo một báo cáo riêng biệt, tức là toàn bộ nguồn thông tin về các vấn đề bền vững được trình bày riêng biệt, không chung với bất cứ một báo cáo nào cả; một phần nhỏ đưa BCBV vào trong Báo cáo lồng ghép hoặc Báo cáo tích hợp; gần 75% BCBV được lập theo đúng hướng dẫn của tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu. 3. Qui định về Báo cáo Bền vững: Từ năm 2006, BCBV đã được nhiều quốc gia và Thị trường chứng khoán yêu cầu hoặc hướng dẫn tự nguyện cho các Doanh nghiệp khi niêm yết trên Sàn chứng khoán. Năm 2006, Trung Quốc ban hành yêu cầu báo cáo bền vững đối với doanh nghiệp nhà nước Năm 2007, tại Malaysia, Bursa Malaysia yêu cầu các công ty niêm yết công khai các hoạt động về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của công ty (CSR) và nếu không thì phải cung cấp một tuyên bố về vấn đề này. Năm 2008, thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến công bố yêu cầu đối với doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo các hoạt động CSR Năm 2010, Nam Phi yêu cầu mọi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Johanesburg bắt đầu công bố“báo cáo tích hợp” thường niên về hoạt động tài chính và PTBV. Năm 2011, Ủy ban chứng khoán Ấn Độ SEBI qui định các tổ chức đã niêm yết trên thị trường chứng khoán phải đệ trình báo cáo trách nhiệm kinh doanh, như là 1 phần của báo cáo hàng năm. Thị trường chứng khoán Hồng Kông công bố Tài liệu Tham vấn về báo cáo môi trường, xã hội và quản trị (ESG).Thị trường chứng khoán Singapore công bố Hướng dẫn BCBV. Năm 2011,Thái Lan bắt đầu sử dụng ISO 26000 bên cạnh các hướng dẫn quốc tế khác như UNGC & GRI. & GRI. Năm 2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị về công bố thông tin phi tài chính hằng năm đối với các công ty có số nhân viên từ 500 người trở lên. Để trở thành luật, cần phải được đồng thời Nghị viện châu Âu và đa số các nước thành viên EU thông qua. Dự kiến các nước thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2016.

Đăng nhập

Image Image Đăng nhập Ghi nhớ thông tin Quên mật khẩu?

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Từ khóa » Không Bền Vững Nghĩa Là Gì