đồ án Thiết Kế Xây Dựng Nhà Máy Xi Măng Với Năng Suất 1,2 Triệu ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy xi măng với năng suất 1,2 triệu tấnnăm
  • doc
  • 145 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC: PHẦN I: I. TỔNG QUAN........................................................................................................................ 4 MỞ ĐẦU:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------5 II. GIỚI THIỆU VỀ XI MĂNG POOCLĂNG:----------------------------------------------------------------------5 III. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PC, PCB:----------------------------------------------------------------------8 PHẦN II: I. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY..................................................................12 CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY :------------------------------------------------13 II. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG HOÀNG THẠCH:-----------------------14 III. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA NGUYÊN, NHIÊN LIỆU :----------------------------------------------16 PHẦN III: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT......................19 I. CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT.---------------------------------------------------------20 II. CHỌN SƠ BỘ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ.---------------------------------------------------------------20 III. CHỌN HỆ THỐNG LÒ, TÍNH KÍCH THƯỚC LÒ.-----------------------------------------------------------20 PHẦN IV: TÌNH BÀI PHỐI LIỆU........................................................................................................ 21 I. NGUYÊN LIỆU – NHIÊN LIỆU:------------------------------------------------------------------------------------22 II. TÍNH TOÁN BÀI PHỐI LIỆU:------------------------------------------------------------------------------------24 A. XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT LÀM VIỆC CỦA THAN:------------------------------------------------------------24 B. TÍNH TOÁN BÀI PHỐI LIỆU:-------------------------------------------------------------------------------------24 C TÍNH CƯỜNG ĐỘ CLINKER:------------------------------------------------------------------------------------29 PHẦN V: TÍNH TIÊU HAO VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ MÁY........................................31 I. CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU :-----------------------------------------------------------------------------------------32 II. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT TOÀN NHÀ MÁY:------------------------------------------------------------32 PHẦN VI: TÍNH TOÁN KỸ THUẬT PHÂN XƯỞNG LÒ...................................................................36 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU PHÂN XƯỞNG LÒ NUNG.---------------------------------------------------------37 I. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN XƯỞNG:--------------------------------------------------------------------------------37 II. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ PHÂN XƯỞNG:-----------------------------37 CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH CHÁY NHIÊN LIỆU.-----------------------------------------------39 CHƯƠNG III: THIẾT LẬP CÂN BẰNG VẬT CHẤT HỆ THỐNG LÒ.---------------------------------------43 A. SỐ LIỆU ĐẦU:----------------------------------------------------------------------------------------------------43 SV: ĐỖ THANH HẢI 1 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP B. THIẾT LẬP CÂN BẰNG VẬT CHẤT HỆ THỐNG LÒ:-----------------------------------------------------44 CHƯƠNG IV: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT CỦA HỆ THỐNG LÒ.----------------------------------------------46 A. NHIỆT LÝ THUYẾT TẠO CL:( theo phương pháp khôđôrôp)-------------------------------------------46 B. TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT HỆ THỐNG LÒ :------------------------------------------------------------------48 I. NHIỆT CUNG CẤP:--------------------------------------------------------------------------------------------------48 II. NHIỆT TIÊU TỐN :--------------------------------------------------------------------------------------------------49 C. XÁC ĐỊNH HIỆU XUẤT NHIỆT VÀ HỆ SỐ TÁC DỤNG KỸ THUẬT CÓ ÍCH CỦA LÒ :---------51 CHƯƠNG V: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT HỆ THỐNG CYCLÔN---------------------------------------53 I. VẬT CHẤT RẮN:-----------------------------------------------------------------------------------------------------53 II. CÂN BẰNG KHÍ TRONG HỆ THỐNG CYCLONE:---------------------------------------------------------57 CHƯƠNG VI: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT HỆ THỐNG CYCLONE.-----------------------------------------60 CHƯƠNG VII : CÂN BẰNG NHIỆT CỦA MÁY LÀM LẠNH---------------------------------------------------68 CHƯƠNG VIII : CÂN BẰNG NHIỆT CỦA MÁY NGHIỀN THAN.-------------------------------------------70 CHƯƠNG IX : TÍNH ĐƯỜNG KÍNH CYLONE.-----------------------------------------------------------------72 I. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA CÁC KHÍ :--------------------------------------------------------72 II. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ BỤI CỦA KHÍ THẢI :-----------------------------------------------------------------73 III. XÁC ĐỊNH LƯỢNG KHÍ THẢI VÀ KHÔNG KHÍ TRONG 1 GIỜ :------------------------------------74 IV. TÍNH ĐƯỜNG KÍNH CYCLONE :-----------------------------------------------------------------------------75 CHƯƠNG X : TÍNH TRỞ LỰC CỦA HỆ THỐNG LÒ.---------------------------------------------------------77 CHƯƠNG XI: CÂN BẰNG NHIỆT MÁY NGHIỀN LIỆU.------------------------------------------------------81 PHẦN VII: TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT VÀ CHỌN THIẾT BỊ CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH...............83 CHƯƠNG I: PHÂN XƯỞNG LÒ NUNG.--------------------------------------------------------------------------84 I. CHỌN HỆ LÒ :--------------------------------------------------------------------------------------------------------84 II. CHỌN VẬT LIỆU CHỊU LỬA CHO LÒ :-----------------------------------------------------------------------85 III. CHỌN MÁY LÀM LẠNH CLINKER :---------------------------------------------------------------------------87 IV. TÍNH VÀ CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ :-----------------------------------------------------------------------90 CHƯƠNG II: PHÂN XƯỞNG NGUYÊN LIỆU.-------------------------------------------------------------------99 I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA PHÂN XƯỞNG:---------------------------------------------------------99 II. LỰA CHỌN THIẾT BỊ NGHIỀN PHỐI LIỆU:--------------------------------------------------------------100 III. LỰA CHỌN THIẾT BỊ ĐẬP SƠ BỘ:-------------------------------------------------------------------------107 IV. KHO CHỨA VÀ SILO ĐỒNG NHẤT :------------------------------------------------------------------------111 CHƯƠNG III: PHÂN XƯỞNG NGHIỀN XI MĂNG.-----------------------------------------------------------120 I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA PHÂN XƯỞNG:--------------------------------------------------------120 II. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN XƯỞNG :---------------------------------------------------------------------------120 III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA PHÂN XƯỞNG :---------------------------------------------------------------120 IV. TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ CHÍNH TRONG PHÂN XƯỞNG :---------------------------------------120 SV: ĐỖ THANH HẢI 2 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG IV: PHÂN XƯỞNG ĐÓNG BAO.--------------------------------------------------------------------126 I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ.--------------------------------------------------------------------------------------126 CHƯƠNG V: PHÂN XƯỞNG NHIÊN LIỆU.--------------------------------------------------------------------128 I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ.--------------------------------------------------------------------------------------128 II. NHIỆM VỤ PHÂN XƯỞNG:------------------------------------------------------------------------------------128 CHƯƠNG VI: CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ KHÍ NÉN.-----------------------------------------------------139 I. CUNG CẤP ĐIỆN :-------------------------------------------------------------------------------------------------139 II. CẤP THOÁT NƯỚC :--------------------------------------------------------------------------------------------139 III. CUNG CẤP KHÍ NÉN :------------------------------------------------------------------------------------------139 IV. PHẦN XẤY DỰNG :----------------------------------------------------------------------------------------------139 CHƯƠNG VII: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ KIỂM TRA SẢN XUẤT.---------------------------------------140 I. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG :-----------------------140 II. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP :--------------------------------------------------------------------------------------140 III. AN TOÀN LAO ĐỘNG :-----------------------------------------------------------------------------------------141 IV. KIỂM TRA SẢN XUẤT :-----------------------------------------------------------------------------------------141 PHẦN VIII :......................................................................................................................................... 143 I. TỔ CHỨC :------------------------------------------------------------------------------------------------------------144 II. KINH TẾ :-------------------------------------------------------------------------------------------------------------144 SV: ĐỖ THANH HẢI 3 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN I: TỔNG QUAN SV: ĐỖ THANH HẢI 4 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP I.MỞ ĐẦU: Xi măng là một loại vật liệu xây dựng quan trọng, không thể thiếu được trong các công trình xây dựng cơ bản ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.Ngành xi măng phát triển sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy nhu cầu về sử dụng xi măng trong công tác xây dựng cơ bản ngày một tăng. Mặc dù sản lượng xi măng sản xuất trong nước ngày một tăng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu xi măng trong nước và tiến tới xuất khẩu thì việc mở rộng và xây dựng các nhà máy mới dựa trên nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú, cũng như nguồn nhân lực dồi dào là rất cần thiết. Qua việc phân tích đánh giá tình hình và cân nhắc kỹ càng, trong đồ án này dự định sẽ xây dựng một nhà máy xi măng với năng suất 1,2 triệu tấn xi măng /năm.Nhà máy sẽ được áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại, trình độ tự động hoá ở mức cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu, điện năng và các vật tư sản xuất, đảm bảo chất lượng clinke ra lò, giảm bớt người lao động trực tiếp trong nhà máy. Sản phẩm của nhà máy sản xuất đạt chất lượng mác XM Pooclăng hỗn hợp (PCB 40). Ngoài ra, vấn đề bảo đảm vệ sinh công nghiệp theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. II. GIỚI THIỆU VỀ XI MĂNG POOCLĂNG: Ximăng Pooclăng (XMP) là sản phẩm của hỗn hợp nghiền mịn gồm clinke XMP, (3 - 5%) thạch cao và 1% của một số phụ gia công nghệ khác (nếu cần). Ximăng Pooclăng hỗn hợp (PCB) là sản phẩm của hỗn hợp nghiền mịn gồm clinke xi măng pooclăng với (3÷5%) thạch cao và phụ gia hỗn hợp < 40%( trong đó phụ gia lười < 20%). Trong đó :  Clinke XMP: là sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp chủ yếu là đá vôi và đá sét mà thành phần khoáng chủ yếu : C3S, C2S.  Thạch cao : là phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng.  Phụ gia : bao gồm phụ gia đầy ( lười ) và phụ gia khoáng hoạt tính.  Phụ gia đầy ( lười) : là chất độn cho vào làm tăng năng suất sản phẩm và không tham gia phản ứng Hydrat hóa với các khoáng trong xi măng.  Phụ gia khoáng hoạt tính : là chất độn nhưng có tham gia phản ứng với các khoáng trong xi măng, phụ gia khoáng hoạt tính đưa vào nhằm cải thiện một số tính chất của xi măng. SV: ĐỖ THANH HẢI 5 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Ngoài ra còn có phụ gia công nghệ khác : phụ gia trợ nghiền và phụ gia bảo quản. Như vậy, PCB khác với PC về hàm lượng phụ gia có trong xi măng. 1. Các đặc trưng cơ bản của Clinker XMP : a. Thành phần hóa :  Gồm 4 oxit chính : CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3, với tổng hàm lượng 95% ÷ 97%.  Và các oxit khác : R2O, MgO, SO2, P2O5, TiO2, MnO2, Cr2O3…với tổng hàm lượng 3% ÷ 5%. b. Thành phần khoáng : + Gồm 4 khoáng chính : C3S, C2S, C3A, C4AF : 95% ÷ 97%.  Nhóm khoáng Silicat ( khoáng khó nóng chảy) : C3S, C2S :75% ÷ 82%.  Nhóm khoáng nóng chảy : C3A, C4AF : 7% ÷ 22%. + Các khoáng khác : CS, C3S2, A3S2… + Các oxit tự do : CaO, MgO… + Pha thủy tinh. 2. Các tính chất cơ bản của XMP : a. Khối lượng thể tích (dung trọng): [ g/l ]. o Dạng tơi : 900 ÷ 1100 [ g/l ]. o Dạng chặt : 1400 ÷ 1700 [ g/l ]. [cm2/g] hoặc [ % ]. b. Độ mịn : o Tỷ diện : 2800 ÷ 3200 [cm2/g]. o Sót sàng : 008 ( sàng với kích thước lỗ : 8 µm ) ≤ 15% (hiện nay thường 1 ÷ 2 %). c. Thời gian đông kết : [ giờ, phút ]. + Thời gian bắt đầu đông kết : ≥ 45 [ phút ]. + Thời gian kết thúc đông kết : ≤ 10 [ giờ ]. Khoảng thời gian này gọi là thời gian đông kết. * Thời gian đông kết phụ thuộc vào : SV: ĐỖ THANH HẢI 6 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Nhiệt độ : khi nhiệt độ tăng thì thời gian đông kết giảm. Vì quá trình Hydrat hóa phụ thuộc vào nhiệt độ. + Độ mịn : thời gian đông kết giảm nếu độ mịn của xi măng cao. + Hàm lượng Thạch Cao : vì Thạch Cao tham gia trực tiếp vào quá trình hydrat hóa của xi măng ( phản ứng hóa học với khoáng C3A). d. Lượng nước tiêu chuẩn : [ % ]. Bao gồm : o Nước liên kết. o Nước tạo linh động. * Lượng nước tiêu chuẩn phụ thuộc vào các yếu tố : o Thành phần khoáng của Clinker . o Độ hoạt tính của các khoáng ( hiệu suất phản ứng). o Độ mịn : độ mịn càng tăng thì lượng nước tiêu chuẩn càng tăng. * Sau khi đông kết : nước liên kết nằm lại trong sản phẩm. Nước tạo độ linh động thì bay đi một phần, còn lại nằm trong sản phẩm và mất dần dần sau đó để lại những lỗ xốp và kết quả sẽ làm giảm cường độ của đá xi măng. Vậy cần phải làm giảm lượng nước này ( có thể đưa thêm vào phụ gia làm giảm nước ). e. Độ ổn định thể tích : [mm]. Độ ổn định thể tích là chỉ tiêu đánh giá độ nở thể tích muộn do quá trình hydrat hóa của CaO và MgO tự do. * Các yếu tố ảnh hưởng đên độ ổn định thể tích: o Hàm lượng CaO và MgO tự do trong xi măng. o Lượng nước tiêu chuẩn. f. Mác xi măng : Tạo mẫu : trộn 1 xi măng + 3 cát tiêu chuẩn + nước tiêu chuẩn, rồi đóng thành mẫu có kích thước : 40 x 40 x 160 hoặc 7,07 x 7,07 x 7,07. Giá trị cường độ chịu nén của mẫu trên đo được sau 28 ngày dưỡng mẫu được gọi là Mác Xi Măng. * Các yếu tố ảnh hưởng đến Mac xi măng: + Thành phần các khoáng chính cho cường độ : C3S, C2S. + Độ mịn của xi măng : độ mịn của xi măng càng tăng thì mác xi măng càng lớn. SV: ĐỖ THANH HẢI 7 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Lượng nước tiêu chuẩn. + Độ ổn định thể tích. + Phương pháp thử mẫu. g. Sự giảm mác khi lưu kho : * Nguyên nhân: do một phần xi măng phản ứng với nước trong không khí và phần bị phản ứng này đương nhiên sẽ không phản ứng lại với nước nữam, dẫn đến làm giảm một phần khoáng chính trong xi măng và làm giảm cường độ khi xi măng đóng rắn. Theo thời gian, mác xi măng sẽ giảm : + 3 tháng : 10 ÷ 25 %. + 6 tháng : 20 ÷ 35 %. + 12 tháng : 30 ÷ 45 %. ( các thông số này có thể thay đổi theo mùa, nếu mùa khô thì nhỏ hơn mùa mưa). * Các yếu tố ảnh hưởng : + Độ mịn của xi măng. + Điều kiện bảo quản. + Thành phần của xi măng ( hàm lượng Thạch Cao). III. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PC, PCB: 1. Lược sử phát triển Xi Măng thế giới: Từ xa xưa, loài người đã biết dùng các loại nguyên liệu thiên nhiên có tính kết dính để xây dựng, nhưng nói chung các chất kết dính này có cường độ thấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Đến năm 1825, xi măng pooclang (XMP) mới được phát minh. Trải qua gần hai thế kỷ phát triển, ngày nay ngành công nghiệp sản xuất xi măng đang là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn ở các nước phát triển và đang phát triển. Trước đây xi măng được sản xuất chủ yếu theo phương pháp ướt lò quay, phương pháp khô chỉ là thứ yếu, sản lượng xi măng sản xuất theo phương pháp ướt chiếm 70 - 80% sản lượng xi măng sản xuất ra. Ngày nay để tiết kiệm nhiên liệu, nhiệt lượng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô chiếm vị trí chủ đạo. Hiện nay công nghệ sản xuất xi măng trên thế giới đạt đến trình độ cao, sản lượng tăng, chất lượng tốt, phong phú về chủng loại. Đứng đầu là các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Nhật và các nước Tây âu. SV: ĐỖ THANH HẢI 8 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Sản lượng xi măng của một số nước trên thế giới trong những năm gần đây (triệu tấn XM): Sản lượng Xi Măng của một số nước trên thế giới: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Trung Quốc 585 620 719 858 963 Mỹ 114,5 116,5 110,6 114,8 120,9 Đức 35,4 30,5 29,0 27,8 26,7 Thái Lan 17,9 18,5 21,5 23,5 25,6 (Theo thống kê của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam) 2. Lược sử phát triển xi măng Việt Nam: Năm 1975 sau khi kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, nước ta chỉ có hai nhà máy xi măng là Hải Phòng và Hà Tiên sản xuất theo phương pháp ướt với công suất 680.000 tấn/năm, và một số cơ sở xi măng lò đứng theo công nghệ lạc hậu. Từ năm 1986 - 1990 đã đầu tư thêm 3 nhà máy xi măng Bỉm Sơn công suất 1,2 triệu tấn/năm với lò nung 1750 tấn clinker/ngày sản xuất theo phương pháp ướt, xi măng Hoàng Thạch 1,1 triệu tấn /năm lò 3300 tấn clinker/ngày sản xuất theo phương pháp khô, xi măng Hà Tiên 1,1 triệu tấn /năm lò 3000 tấn CL/ngày sản xuất theo phương pháp khô đưa tổng công suất toàn ngành xi măng lên 4.400.000 tấn/năm. Bước vào thời kỳ đổi mới nhà nước ta đã có chính sách ưu tiên phát triển ngành xi măng, bằng nguồn vốn trong nước kết hợp với vay vốn nước ngoài, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng Hoàng Thạch 2 với công suất 1,2 triệu tấn/năm, xi măng Bút Sơn 1,4 triệu tấn/năm, cải tạo nhà máy xi măng Bỉm Sơn 1 từ ướt sang khô thêm 600.000 nghìn tấn/năm do hãng IHI của Nhật cung cấp thiết bị, đồng thời gọi vốn đầu tư nước ngoài liên doanh xây dựng các nhà máy xi măng Chin Fon Hải Phòng 1,4 triệu tấn/năm, xi măng Vân Xá 0,5 triệu tấn/năm 2lò, xi măng Sao Mai 1,76 triệu tấn/năm, xi măng Nghi Sơn 2,15 triệu tấn/năm với lò nung 5800 tấn clinker/ngày. Trong giai đoạn 1993 - 1997 trước bối cảnh thiếu xi măng nghiêm trọng, chương trình 3 triệu tấn xi măng lò đứng ra đời, cải tạo nhà máy xi măng lò đứng cũ, xây dựng nhà máy xi măng lò đứng mới với dây chuyền 82.000 tấn/năm, với công nghệ bán khô cơ giới hoá đã góp phần thiết thực phát triển kinh tế địa phương cho 28 tỉnh. Đến cuối năm 2005 đưa tổng công suất toàn ngành xi măng lên 17,54 triệu tấn clinker tương ứng với 21,21 triệu tấn xi măng/năm.Tăng gấp 2 lần so với năm SV: ĐỖ THANH HẢI 9 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1999.Ngoài ra còn có 40 cơ sở nghiền xi măng công suất 20.000 tấn/ngày với 520.000 tấn/ngày với tổng công suất là 5,16 triệu tấn xi măng. Công suất các nhà máy Xi măng đến năm 2005: (Theo thống kê của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam) STT I 1 2 3 4 5 6 7 II 8 9 10 11 12 III Tên Công Ty Tổng CTXMVN XM Hải Phòng(mới) XM Bỉm Sơn XM Hoàng Thạch XM Hà Tiên XM Bút Sơn XM Hoàng Mai XM Tam Điệp XM Liên Doanh XM Chinfon (HP) XM Sao Mai XM Vân Xá XM Nghi Sơn XM Phúc Sơn XM Lò Đứng Tổng cộng NS Clinker (triệu tấn) 9,205 1,060 1,065 2,060 1,240 1,260 1,260 1,260 6,010 1,260 1,260 0,400 1,830 1,260 2,500 17,54 NS Xi măng (triệu tấn) 11 1,200 1,800 2,300 1,500 1,400 1,400 1,400 7,210 1,400 1,760 0,500 2,150 1,400 3,000 21,21 Hãng cung cấp thiết bị FLSmidth Liên Xô FLSmidth Vernot.Polysius Cle.Technik FCB FLSmidth Nhật KOBE Nhật Trung Quốc Mitsubishi Trung Quốc Việt Nam, TQ Hiện đã và đang tiếp tục xây dựng các nhà máy XM mới với công suất từ 1,4 – 2,3 triệu tấn XM. Trong đó có mở rộng và xây dựng thêm dây chuyền tại các nhà máy đã có sẵn và xây mới ở một số khu vực có nhiều núi đá vôi và đá sét như Quảng Ninh, Thái Nguyên… Trong năm 2006 dự kiến nhà máy XM Sông Gianh sẽ đi vào sản xuất và đóng góp chung vào sản lượng xi măng toàn ngành. Một số nhà máy được phê duyệt, đang và chuẩn bị xây dựng: STT 1 2 3 4 5 6 Tên nhà máy XM Thăng Long XM Hoàng Thạch 3 XM Sông Gianh XM Hạ Long XM Cẩm Phả XM Thái Nguyên NS Clinker (Triệu tấn) 2,000 1,260 1,260 1,720 2,000 1,260 NS thiết kế (triệu tấn) 2,300 1,400 1,400 2,000 2,300 1,400 Hãng cung cấp thiết bị FLSmidth FLSmidth Krupp.Polysius Đến năm 2006 năng lực sản xuất XM toàn ngành sẽ lên đến 18,8 triệu tấn Clinker tương ứng với 22,6 triệu tấn XM/năm trong nước sản xuất ( không tinh đến trạm nghiền, đập Clinker). SV: ĐỖ THANH HẢI 10 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Năm Sản Lựơng Lượng sản xuất Lượng tiêu thụ Nhập khẩu Tỷ lệ % ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1990 1996 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2,55 2,75 0.15 93 12,7 14,64 13,62 16,48 0.2 1.33 93 88.8 16,8 20,5 3.75 82 18,4 24,38 5.98 75.5 20,0 26,5 6 75.5 24,78 28,81 4.2 86 6,1 8,2 1.68 74.4 11,1 11,1 0.3 100 Dự kiến kế hoạch của năm 2006 sẽ tự sản xuất 28,4 triệu tấn XM, tiêu thụ khoảng 32 triệu tấn XM và nhập khẩu khoảng 4 ÷ 4,5 triệu tấn XM. 3. Định hướng của ngành công nghiệp xi măng từ những năm 2002 đến năm 2020: Tính đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng XM nước ta vào khoảng từ 13 ÷ 15% và nhu cầu XM nội địa sẽ là 32 triệu tấn vào năm 2006, trong những năm tiếp theo sản lượng XM trong nước sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài vào những năm tới đây. Nhu cầu XM từ năm 2002 ÷ 2005: Năm Tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ Nhu cầu XM(triệu tấn) 2001 17.9 16.4 2002 16 19 2003 15 22.6 2004 14 25.7 2005 13 29.1 Nhu cầu XM 2006 là khoảng 32 triệu tấn, nhưng khả năng khai thác từ trong nước chỉ đạt được khoảng 28 triệu tấn còn lại phải nhập khoảng 4 triệu tấn. Trong giai đoạn 2006 ÷ 2010 dự báo tăng trưởng hàng năm trong tiêu thụ XM nước ta 9 ÷ 12% và vào những năm 2010 nhu cầu tiêu thụ XM là vào khoảng 49 triệu tấn, tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2005. Trong giai đoạn từ năm 2011 ÷ 2015 dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ XM vào khoảng 5 ÷ 8%, nhu cầu XM sẽ là 53 ÷ 66 triệu tấn. Trong giai đoạn từ năm 2016 ÷ 2020 dự báo vào khoảng 2 ÷ 3% nhu cầu XM đến năm 2020 sẽ vào khoảng 68 ÷ 70 triệu tấn. SV: ĐỖ THANH HẢI 11 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN II: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY. SV: ĐỖ THANH HẢI 12 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP I. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY : Để lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy xi măng một cách hợp lí thì phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây : 1. Yêu cầu về tổ chức sản xuất: Địa điểm phải gần nguồn nguyên liệu( đặc biệt là phải gần mỏ đá vôi), gần nguồn cung cấp điện nước, gần nơi tiêu thụ, gần các trục đường chính để thuận tiện cho việc vận chuyển Xi Măng và các nguyên liệu khác. 2. Yêu cầu về hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Phù hợp và tận dụng tối đa hệ thống giao thông quốc gia bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt. Phù hợp và tận dụng tối đa hệ thống mạng lưới cung cấp điện, nước và thông tin liên lạc. 3. Yêu cầu về quy hoạch: Phù hợp với quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch cụm kinh tế công nghiệp nhằm tào điều kiện phát huy tối đa công suất nhà máy và khả năng hợp tác với các nhà máy lân cận. 4. Yêu cầu về xây lắp và vận hành nhà máy: Thuận tiện trong việc cung cấp vật liệu, vật tư, xây dựng nhằm giảm chi phí vận chuyển và giảm tối đa cước vận chuyển từ nơi xa đến. Thuận tiện trong việc cung cấp nhân công cho nhà máy trong quá trình xây dựng cũng như vận hành nhà máy sau này. 5. Yêu cầu về kỹ thuật xây dựng: Về địa hình có khu đất có kích thước hình dạng thuận lợi trong việc xây dựng trước mắt cũng như mở rộng diện tích nhà máy sau này và thuận tiện cho việc bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất. Khu đất phải cao ráo, tránh ngập lụt về mùa mưa lũ, có mực nước ngầm thấp tạo điều kiện cho việc thoát nước khi có mưa, lũ. Độ dốc tự nhiên thấp hạn chế việc san lấp mặt bằng. Về địa chất địa điểm phải không được nằm trên các vùng có mỏ khoáng sản hoặc địa chất không ổn định. Cường độ khu đất xây dựng từ 1,5  2 kg/cm2. Nhận xét: Trên thực tế việc thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên là rất khó khăn. Để hợp lí các yêu cầu trên, ta chọn địa điểm xây dựng dây chuyền sản xuất Xi Măng SV: ĐỖ THANH HẢI 13 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hoàng Thạch 3 gần cạnh dây chuyền 2. Địa điểm này thích hợp cho việc xây dựng nhà máy sản xuất xi măng 1,2 triệu tấn PCB40. 6. Yêu cầu về nhân lực: Ngành công nghiệp xi măng với mức độ tự động hóa cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có đủ trình độ để có thể vận hành được nhà máy. Tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch, đội ngũ cán bộ giữ những vị trí chủ chốt đều là những kỹ sư có trình độ cao cùng với thợ lành nghề và lớp công nhân được đào tạo cơ bản chắc chắn sẽ làm chủ được công nghệ và vận hành tốt nhà máy. 7. Yêu cầu về môi trường : Trong tình hình khí hậu toàn cầu đang diễn biễn khá phức tạp, thì vấn đề môi trường đang rất được quan tâm và kiểm tra chặt chẽ. Theo thiết kế, khí thải của nhà máy phải có điểm rơi nằm ngoài khu dân cư. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch là một trong những nhà máy đi đầu trong cả nước thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001 (hệ thống tiêu chuẩn quốc tế quản lý môi trường). * Nhận xét: Cơ sở lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy xi măng phải thỏa mãn các yêu cầu trên. Nhưng thực tế, rất khó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, vì vậy ta cần phải hợp lý các yêu cầu trên quan điểm xem xét các khó khăn và thuận lợi trong việc thiết kế một nhà máy xi măng. Theo như đánh giá, việc xây dựng dây chuyền 3 nhà máy xi măng Hoàng Thạch với năng suất 1,2 triệu tấn xi măng có thể đáp ứng một cách tương đối các yêu cầu trên. II. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 1. Lược sử nhà máy : Trước năm 1976, năm xã khu đảo của huyện Kinh Môn, trong đó có thôn Hoàng Thạch - xã Minh Tân là vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Sau hơn một phần tư thế kỉ, nơi đây đã chuyển thành một khu công nghiệp, có công ty xi măng Hoàng Thạch hiện đại, với công nghệ sản xuất tiên tiến. Ngày 4/3/1980, nhà máy xi măng Hoàng Thạch được thành lập. Ngày 16/1/1984, dây chuyền I xuất xưởng những bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch với sự giúp đỡ của các chuyên gia Đan Mạch. Từ đó đến nay, nhà máy xi măng Hoàng Thạch không ngừng phát triển với những dấu ấn đáng tự hào: năm 1989 cán bộ, công nhân nhà máy đã nắm vững công nghệ, làm chủ thiết bị, không phải thuê chuyên gia nước ngoài. Năm 1983, nhà máy hợp nhất với Công ty kinh doanh xi măng số 3 thành Công ty xi măng Hoàng Thạch, đồng thời cũng trong năm đó khởi công xây dựng dây chuyền II. Năm 1996, SV: ĐỖ THANH HẢI 14 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP dây chuyền Hoàng Thạch II bước vào sản xuất( sau 30 tháng xây dựng). Từ năm 1997 đến nay, Công ty xi măng Hoàng Thạch sản xuất luôn đạt và vượt vượt công suất thiết kế 2,3 triệu tấn xi măng một năm. Tháng 7/2000, sản phẩm xi măng của công ty được các tổ chức quốc tế QUACERT và trong nước cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO9001. tháng 9/2002, Công ty được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO_14001 là đơn vị đầu tiên trong các nhà máy xi măng lò quay đạt được chứng chỉ này. Với những thành tích đã đạt được, nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Công ty xi măng Hoàng Thạch được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng danh hiệu cao quý. Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, dây chuyền Hoàng Thạch I có tổng vốn đầu tư là 73.683.000 USD, gồm vốn do chính phủ Đan Mạch cho vay không lấy lãi, vốn viện trợ không hoàn lại của tổ chức Danida(Đan Mạch) và tổ chức SIDA(Thụy Điển), vốn ngân sách Nhà nước. Thiết bị chính trong dây chuyền do FLSmidth và một số thiết bị Nhật Bản, Tây Đức, Pháp, Mỹ cung cấp. Công suất thiết kế là 3100 tấn clinker/ngày ( tương đương 1,1 triệu tấn) Dây chuyền Hoàng Thạch II có công suất thiết kế 3.300 tấn/clinker/ngày (tương đương 1,2 triệu tấn/năm) với vốn đầu tư 1600 tỷ đồng, do hãng FLSmidth xây dựng. Hiện nay Hoàng Thạch III đang được chuẩn bị xây dựng trong thời gian sắp tới để đáp ứng nhu cầu xi măng của thị trường. Đồng thời, đây là một bước phát triển quan trọng của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 2. Sơ đồ mặt bằng nhà máy :  Bản vẽ chi tiết sơ đồ mặt bằng nhà máy : (hình vẽ) Nhà máy xi măng Hoàng Thạch có tổng diện tích mặt bằng là 751.000 m 2, thiết kế cho 3 dây truyền nằm trên 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh.  Giao thông nội bộ và giao thông với bên ngoài : Giao thông nội bộ nhà máy: chủ yếu là ô tô tải ( với xưởng khai thác nguyên liệu hệ thống băng giây chuyền dưới thấp và chủ yếu là trên cao trạm chung chuyển, gầu nâng, Giao thông với bên ngoài: giao thông đường thủy, đường bộ khá thuận lợi từ sông đá bạch tới cảng Hải Phòng có thể nhập nguyên liệu về sản xuất xi măng đi các nơi thuận lợi Nhà máy gần đường quốc lộ 18, Hà Nội, Hòn Gai, có cầu Hoàng Thạch nối với đường tỉnh lộ 188  Vị trí địa lý : Nhà máy xi măng Hoàng Thạch được xây dựng trên khu đất đồi, bên hữu ngạn sông Đá Bạch, thuộc thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và khu đất thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Khê huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tả ngạn sông Đá Bạch. SV: ĐỖ THANH HẢI 15 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nối giữa 2 thôn Hoàng Thạch và Vĩnh Tuy là cầu Hoàng Thạch bằng bê tông ứng lực dài 388m.  Đặc điểm khí hậu : Hoàng Thạch có vùng khí hậu nhiệt đới duyên hải chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới ít thay đổi, độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5oC Độ ẩm tương đối của không khí: cao nhất là 95% (tháng 2-3), thấp nhất là 78% (tháng 11-12). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1768mm tập trung vào tháng 6 đến tháng 9. Tốc độ gió lớn nhất: 45m/s. mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 9. hàng năm có từ 6-8 cơn bão chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.  Đặc điểm địa hình : Địa hình núi vừa và thấp, núi và đồng bằng, thung lũng, sông nằm xen kẽ nhau, các dãy núi kéo dài theo hướng đông tây. đồng bằng chủ yếu phân bố xen kẽ các bãi phù sa của hai con sông Đá Bạch và Kinh Thầy. Dòng chảy có hướng Đông, Đông Nam. III. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA NGUYÊN, NHIÊN LIỆU : 1. Nguyên liệu sét : Các tính chất cơ lý, hóa, thạch học của nguyên liệu sét và khí hậu đặc thù từng vùng của Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghệ và hiệu quả của các dự án đầu tư các nhà máy xi măng lò quay phương pháp khô hiện nay. Theo TCVN 6017 : 1995 quy định hỗn hợp sét làm nguyên liệu để sản xuất Clinker xi măng pooclang có thành phần hóa học thỏa mãn các yêu cầu sau :  Hàm lượng SiO2 từ 55 ÷70 %.  Hàm lượng Al2O3 từ 10 ÷ 24%.  Hàm lượng kiềm tổng ( K2O + Na2O) ≤ 3%.  Hàm lượng sỏi sạn dạng Quắc tự do ≤ 5%.  Sét không lẫn dị vật sắt thép và các vật có hại. Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam nếu lấy chỉ tiêu hàm lượng SiO2 ở dạng hợp chất hoặc vô định hình trong thành phần sét làm nguyên liệu để đánh giá thì được phân làm 3 loại đá sét chủ yếu sau đây : + Đá sét có hàm lượng SiO 2 trong hỗn hợp khoáng sét từ 68 ÷ 71 % : đá sét này thuộc loại Diệp Thạch sét ( đá Phiến Sét ) có mức độ phong hóa yếu và có thành phần hóa học trung bình. Những nguồn đá sét này do có thành phần SiO 2 cao, độ dẻo kém, khả năng giữ ẩm kém nên thảm thực vật tại các khu vực này kém phát triển. Ở nước ta hiện nay có một số mỏ đã được khảo sát, thăm dò có các thành phần hóa học và tính chất rất tốt như: Mỏ đá phiến sét Quyền Cây( Tam Điệp - Ninh SV: ĐỖ THANH HẢI 16 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bình), mỏ Hà Trung ( Bỉm Sơn), mỏ đá phiến sét cung cấp cho xi măng Chinfon Hải Phòng và một số mỏ nằm ở các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang, Nghệ An… + Đá sét có hàm lượng SiO2 từ 71 ÷ 74% : Loại này thuộc loại đá sét có hàm lượng Al2O3 thấp ( từ 11 ÷ 13 %) thường gọi là “sét nghèo Nhôm”. Loại đá sét này có độ dẻo kém, thành phần SiO 2 trong đá sét ở dạng tạp chất, một phần tồn tại dưới dạng Dolomite tạp. Hiện tại các mỏ đá sét này đã và đang được khai thác làm nguyên liệu để sản xuất xi măng. Tuy nhiên trong quá trình công nghệ các nhà máy đã phải tính toán bổ xung một lượng phụ gia giàu hàm lượng Al2O3 như : Bauxite, cao lanh, Laterite… để chế tạo phối liệu có thành phần hợp lý và nâng cao tuổi thọ của gachj chịu lửa trong lò. + Đá sét có hàm lượng SiO 2 từ 54 ÷ 67%: Loại đá sét này xuất hiện ở hầu hết các nơi trên lãnh thổ Việt Nam , chủ yếu là đất canh tác nông lâm nghiệp. Loại đá sét này thường phong hóa mạnh có thành phần hóa học trung bình như sau:  Hàm lượng SiO2 từ 54 ÷ 67% .  Hàm lượng Al2O3 từ 15 ÷ 20%.  Hàm lượng kiêm tổng (K2O + Na2O) ≤ 3%.  Độ ẩm tự nhiên : 8 ÷ 15%. Đặc điểm loại đá sét này có độ dẻo cao, khả năng thoát ẩm kém nên vào mùa mưa sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển. Loại đá sét này nếu dùng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng thì sẽ có nhiều điểm hạn chế như:  Phải sử dụng kho có sức chứa lớn để dự trữ trong những chu kỳ có mưa nhiều hoặc phải đầu tư hệ thống sấy sơ bộ trước khi vào Silo định lượng để tránh bị tắc. Nếu không đầu tư hệ thống sấy sơ bộ ( khi độ ẩm tự nhiên của đá sét ≥ 10% ) thì phải áp dụng công nghệ trộn sơ bộ đá vôi và đá sét để giảm độ ẩm trước khi chuyển vào kho chứa và đông nhất sơ bộ.  Nếu chọn phương án sử dụng máy nghiền đứng để nghiền liệu thì tuổi thọ của bàn nghiền giảm đi rõ rệt. Như vậy sẽ làm tăng chi phí bảo dưỡng , sửa chữa.  Tiêu tốn năng lượng nghiền và nung luyện hơn sử dụng đá phiến sét như đã phân tích ở trên. 2. Đá vôi : Trong tiêu chuẩn TCVN 6072 : 1996 quy định chất lượng đá vôi dùng trong công nghiệp sản xuất xi măng có thành phần hóa như sau :  Hàm lượng CaCO3 ≥ 85%.  Hàm lượng MgCO3 ≤ 5%. Nếu hàm lượng MgO trong Clinker XMP theo tiêu chuẩn quy định không được vượt quá 5% và nếu hàm lượng MgO trong các nguyên liệu khác nhỏ thì hàm lượng SV: ĐỖ THANH HẢI 17 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MgCO3 trong đá vôi có thể cao hơn cho phép đến giới hạn ≤ 7% với điều kiện tính toán tổng hàm lượng MgO trong Clinker không vượt quá 5%. 3. Nhiên liệu :  Than: Nhiên liệu để sản xuất Clinker là than Hòn Gai - Cẩm Phả loại cám 3 Chất lượng than cám 3 theo TCVN 1790 – 1999 như sau: - Nhiệt trị toàn phần : > 6850 Kcal/Kg - Tro trung bình : 16,5 (giới hạn 15  18%) - Chất bốc trung bình : 6,5% - Độ ẩm trung bình : 7,0 (max12%) - Cỡ hạt : max 15mm Than cám Hòn Gai được vận chuyển về cảng bằng sà lan đến 500 tấn và được chuyển tới kho nhà máy bằng ô tô.  b. Dầu FO : Dầu FO nhập ở nước ngoài và được vận chuyển về nhà máy từ cảng Hải Phòng bằng tàu hoả với cự ly khoảng 40 km. Nhu cầu FO mỗi năm khoảng 1000 tấn. *Các tính chất của dầu FO. - Tỷ nhiệt - Nhiệt trị - Hàm lượng SV: ĐỖ THANH HẢI : 0,93 – 0,98 kg/l. : 9800 – 10.000 Kcal/kg. : S ≤ 3%. 18 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN III: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT. SV: ĐỖ THANH HẢI 19 LỚP: CNVL SILICAT – K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP I. CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT. II. CHỌN SƠ BỘ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ. III. CHỌN HỆ THỐNG LÒ, TÍNH KÍCH THƯỚC LÒ. SV: ĐỖ THANH HẢI 20 LỚP: CNVL SILICAT – K46 Tải về bản full

Từ khóa » Thuyết Minh Dây Chuyền Công Nghệ Sản Xuất Xi Măng