Độ Co Giãn Cung Và Cầu (Elasticity Of Supply And Demand)

Độ co giãn là gì?

Độ co giãn là thước đo phản ứng của một biến đối với sự thay đổi của một biến khác, phổ biến nhất là sự thay đổi của lượng cầu so với thay đổi giá cả. Trong kinh doanh và kinh tế, độ co giãn của giá đề cập đến mức độ mà các cá nhân, người tiêu dùng thay đổi nhu cầu của họ hoặc nhà sản xuất thay đổi lượng cung ứng trước những thay đổi về giá cả hoặc thu nhập. Nó chủ yếu được sử dụng để đánh giá sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng do sự thay đổi của giá hàng hóa hoặc dịch vụ.

Độ co giãn của cầu theo giá và các yếu tố quyết định

Nguyên lý Cầu cho rằng giá hàng hóa giảm sẽ làm tăng lượng cầu. Hệ số co giãn của cầu theo giá đo lường mức độ lượng cầu thay đổi khi giá thay đổi. Cầu đối với một hàng hóa được cho là co giãn (Elasticity) nếu lượng cầu phản ứng với những thay đổi của giá cả. Cầu được cho là không co giãn (Inelasticity) nếu lượng cầu chỉ phản ứng nhẹ với những thay đổi của giá cả.

Độ co giãn của cầu theo giá đo lường mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng khi giá của hàng hóa đó tăng lên. Bởi vì lượng cầu được ảnh hưởng từ nhiều lực lượng kinh tế, xã hội, tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng, nên không có quy tắc chung nào để xác định độ co giãn của đường cầu.

Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm, chúng ta có thể nêu một số quy tắc cơ bản về yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá.

Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế liên quan

Hàng hóa có các sản phẩm thay thế có xu hướng có độ co giãn của cầu cao hơn vì người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm các lựa chọn khác tương tự khi loại hàng hoá đó tăng lên. Ví dụ, bơ và bơ thực vật có thể dễ dàng thay thế. Ví dụ, giá bơ động vật tăng trong khi giá bơ thực vật giữ nguyên Điều đó sẽ khiến lượng bơ động vật bán ra giảm một lượng lớn. Ngược lại, vì trứng là một loại thực phẩm không thể thay thế được, nên nhu cầu về trứng ít co giãn hơn so với nhu cầu về bơ.

Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá

Phân loại co giãn của cầu theo giá:

  • Cầu co giãn nhiều (elasticity) khi độ co giãn của cầu theo giá > 1
  • Cầu co giãn đơn vị (unit elastic) khi độ co giãn của cầu theo giá = 1
  • Cầu co giãn ít (inelastic) khi độ co giãn của cầu theo giá < 1
  • Cầu hoàn toàn không co giãn khi độ co giãn của cầu theo giá = 0

Các hệ số co giãn của cầu theo yếu tố khác

Ngoài hệ số co giãn của cầu theo giá, các nhà kinh tế học sử dụng các hệ số co giãn khác để mô tả hành vi của người mua trên thị trường.

Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Độ co giãn của cầu theo thu nhập cho biết lượng cầu thay đổi như thế nào khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi. Nó được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi trong thu nhập. Đó là,

Hầu hết hàng hoá là hàng hoá thông thường: Thu nhập cao hơn làm tăng lượng cầu. Do lượng cầu và thu nhập chuyển động cùng chiều nên hàng hóa thông thường có hệ số co giãn theo thu nhập là số dương. Một số hàng hóa, chẳng hạn như đi xe buýt, là hàng hoá thứ cấp: Thu nhập cao hơn làm giảm lượng cầu. Do lượng cầu và thu nhập chuyển động ngược chiều nhau nên hàng hóa thứ cấp có hệ số co giãn thu nhập là số âm.

Ngay cả giữa các hàng hoá thông thường, hệ số co giãn thu nhập về cơ bản cũng khác nhau về quy mô. Các nhu cầu cần thiết, chẳng hạn như thực phẩm và quần áo, có xu hướng co giãn thu nhập nhỏ vì người tiêu dùng mua một số hàng hóa này ngay cả khi thu nhập của họ thấp. Những thứ xa xỉ, chẳng hạn như trứng cá muối và kim cương, có độ co giãn thu nhập lớn vì người tiêu dùng cảm thấy không cần thiết khi thu nhập họ thấp

Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo

Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độ thay đổi lượng cầu của một hàng hóa với sự thay đổi giá của hàng hóa khác. Nó được tính bằng phần trăm thay đổi về lượng cầu của hàng hóa 1 chia cho phần trăm thay đổi của giá hàng hóa 2. Nghĩa là,

Hệ số co giãn theo giá chéo là số dương hay số âm phụ thuộc vào việc hai hàng hóa là hàng hóa thay thế hay bổ sung. Hàng hóa thay thế là hàng hóa thường được sử dụng thay thế cho nhau, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt và xúc xích. Giá xúc xích tăng dẫn tới mọi người ăn bánh mì kẹp thịt. Bởi vì giá của xúc xích và lượng cầu về bánh mì thịt chuyển động cùng chiều (cùng tăng) chiều nên hệ số co giãn chéo của giá là dương. Trong khi, hàng hóa bổ sung là hàng hóa thường được sử dụng cùng nhau, chẳng hạn như máy tính và phần mềm. Trong trường hợp này, độ co giãn chéo của giá là âm, cho thấy rằng sự gia tăng giá của máy tính làm giảm lượng cầu phần mềm.

Độ co giãn theo giá của cung và các yếu tố quyết định

Nguyên lý cung nói rằng giá cao hơn làm tăng lượng cung. Hệ số co giãn của cung theo giá đo lường mức độ phản ứng của lượng trước những thay đổi của giá. Cung của một hàng hóa được cho là co giãn nếu lượng cung phản ứng đáng kể với những thay đổi của giá cả (Elasticity). Cung được cho là không co giãn nếu lượng cung chỉ phản ứng nhẹ với những thay đổi của giá (Inelasticity)

Độ co giãn của cung theo giá phụ thuộc vào sự linh hoạt của người bán trong việc thay đổi lượng hàng hóa mà họ sản xuất. Ví dụ, đất ven biển có nguồn cung không co giãn vì hầu như không thể sản xuất thêm. Ngược lại, hàng hóa nhân tạo, chẳng hạn như sách, ô tô và ti vi, có nguồn cung cấp co giãn vì các công ty sản xuất chúng có thể vận hành nhà máy lâu hơn để đáp ứng mức giá cao hơn.

Trong hầu hết các thị trường, yếu tố quyết định chính của độ co giãn của cung theo giá là khoảng thời gian đang được xem xét. Cung thường co giãn hơn trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn. Trong một khoảng thời gian ngắn, các công ty không thể dễ dàng thay đổi quy mô nhà máy của mình để tạo ra nhiều hơn hoặc ít hơn hàng hóa. Do đó, trong ngắn hạn, lượng cung không đáp ứng nhiều so với giá cả. Ngược lại, trong thời gian dài hơn, các công ty có thể xây dựng nhà máy mới hoặc đóng cửa nhà máy cũ. Ngoài ra, các công ty mới có thể tham gia vào một thị trường, và các công ty cũ có thể đóng cửa. Do đó, về lâu dài, lượng cung về cơ bản có thể phản ứng với những thay đổi về giá cả.

Tính toán độ co giãn theo giá của cung

Bây giờ chúng ta đã có hiểu biết chung về độ co giãn của cung theo giá, vậy tính toán độ co giãn của cung theo giá sẽ được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cung chia cho phần trăm thay đổi của giá. Đó là,

Kết luận

Độ có giãn chủ yếu được sử dụng để đánh giá sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng do sự thay đổi của giá hàng hóa hoặc dịch vụ. Việc hiểu hướng đi của nhu cầu và quy mô thay đổi là cần thiết để nhà cung cấp điều chỉnh khối lượng hàng hoá sản xuất về lâu dài.

Từ khóa » Hệ Số Co Giãn Là Gì