Từ điển Tiếng Việt "hệ Số Co Giãn" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
co giãn là thuộc tính của một vật có thể thay đổi hình dạng và quy mô, do bị một áp lực bên ngoài tác động vào và khi áp lực ấy hết đi thì vật thể trở lại hình dạng và quy mô nguyên có. Theo Macsan (A. Marshall), tính co giãn trong vật lí học vận dụng vào kinh tế học là khả năng của một hiện tượng kinh tế thích nghi nhiều hay ít với những điều kiện bên ngoài. Trong kinh tế, tính co giãn cũng có nghĩa là tính mềm dẻo, cơ động tương đối của một hiện tượng, vd. tính co giãn của cung và cầu.
Cũng như các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng kinh tế phụ thuộc lẫn nhau và sự biến thiên của chúng có những mối tương quan nhất định. Khái niệm HSCG nghiên cứu độ biến thiên của một hiện tượng này tuỳ thuộc vào độ biến thiên của một hiện tượng khác. Xét hàm số y = f(x), HSCG là tỉ số giữa độ biến thiên của y so với độ biến thiên của x. Công thức tổng quát là
Xét theo công thức:
ta có thể định nghĩa HSCG là tỉ số giữa giá trị cận biên của hàm số và giá trị trung bình của nó. Việc phân tích độ co giãn được sử dụng trong lí thuyết về giá (phân tích độ co giãn của cung và cầu), trong lí thuyết về thương mại quốc tế (độ co giãn của nhập khẩu và xuất khẩu); trong lí thuyết về tài chính công (độ co giãn của thuế; độ co giãn của thu nhập).
HSCG của cung - cầu là mức độ tương quan giữa sự tăng giảm cung - cầu do giá cả thay đổi so với chính sự tăng giảm của giá cả. Cung và cầu biến đổi và có điểm cân bằng với nhau. Sự co giãn của cầu được đo bằng số lượng cầu được đáp ứng như thế nào khi giá cả thay đổi. Cầu co giãn xảy ra khi tỉ lệ giảm giá dẫn tới một tỉ lệ tăng khối lượng cầu cao hơn.
Trên đường cong của cầu, giá P tương ứng với khối lượng cầu Q và tổng thu nhập là P x Q. Khi giá biến đổi P1 thì tương ứng với Q1 và tổng chi phí là P1 x Q1. Có 3 trường hợp: 1) trong biểu đồ (a), P1Q1 > PQ, tức là chi phí tăng, cầu co giãn; 2) trong biểu đồ (b), P1Q1 < pq,="" tức="" là="" chi="" phí="" giảm,="" cầu="" không="" co="" giãn;="" 3)="" trong="" biểu="" đồ="" (c),="">1Q1 = PQ, tức là mức co giãn bằng 1. HSCG của cầu E1 là tỉ số giữa mức tăng khối lượng cầu Q cuả một mặt hàng so với mức giảm thay đổi tương ứng cuả giá P.
% tăng (giảm) Q
E1 = ---------------------------
% tăng (giảm) P
Nếu E1 > 1 là cầu co giãn. Nếu E1 < 1="" là="" cầu="" không="" co="" giãn.="" nếu="">1 = 1 là mức co giãn bằng 1 (vd. Q tăng 5%, P giảm 5%). Sự giảm giá không làm giảm hay tăng thu nhập. Sự co giãn của cung là biểu hiện sự tương quan giữa mức tăng của cung do việc tăng giá so với chính mức tăng giá. Có 3 trường hợp: 1) P1Q1 > PQ là cung co giãn; 2) P1Q1 < pq="" là="" cung="" không="" co="" giãn;="" 3)="">1Q1 = PQ là co giãn bằng 1. HSCG của cung E2 là tỉ số giữa mức tăng Q so với mức tăng P:
% tăng Q
E2 = -------------------
% tăng P
Độ co giãn và HSCG của cầu theo giá dùng để tính toán mức tăng (giảm) giá cần thiết để xóa bỏ tình trạng thiếu hụt(cung < cầu),="" hay="" tình="" trạng="" dư="" thừa="" (cung=""> cầu), hoặc để giảm tổng chi phí, tăng tổng doanh thu nhằm đạt thu nhập tối đa.
Từ khóa » Hệ Số Co Giãn Là Gì
-
Hệ Số Co Giãn (elasticity) Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Hệ Số Co Giãn Là Gì? Hệ Số Co Giãn Cung Cầu - VietnamFinance
-
[PDF] CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN
-
Chương 3. Hệ Số Co Giãn Của Cầu, Cung - StuDocu
-
Độ Co Giãn Của Hàng Hóa Là Gì? Các đặc điểm Của Elasticity?
-
Độ Co Giãn Của Cầu Theo Giá Là Gì? Ý Nghĩa, Cách Tính Ra Sao?
-
HỆ SỐ CO GIÃN - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PPT] 1.5. Các Loại Hệ Số Co Giãn Khác Của Cầu (Tiếp)
-
Độ Co Giãn Của Cầu Theo Giá Là Gì? Công Thức Tính Và ý Nghĩa
-
Độ Co Giãn Của Cầu Theo Giá (price Elasticity Of Demand)
-
[PDF] BÀI 4 HỆ SỐ CO GIÃN - te
-
Hệ Số Co Giãn Của Sự Thay Thế đầu Vào Là Gì?
-
Chương 3: Hệ Số Co Giãn (eslasticity) Flashcards | Quizlet
-
Độ Co Giãn Cung Và Cầu (Elasticity Of Supply And Demand)