Đóa Hoa Vàng Thơm Ngát Hương Xuân | Phật Giáo Việt Nam
– Bạch Hòa thượng, Hòa thượng trụ trì núi này được bao lâu rồi?
Thiền sư nhẹ nhàng đáp lời vua:
“Đản trị kim nhật nguyệtThùy thức cựu xuân thu”
Dịch thơ:
Sống ngày nay biết ngày nayCòn xuân thu trước ai hay làm gì?
Vua cảm nhận lời đáp của thiền sư lòng vua tràn ngập niềm hạnh phúc. Hàng ngày việc nước việc non vô cùng bề bộn, có nhiều lúc giải quyết không xong, quên ăn bỏ ngủ; vậy mà giờ đây lời đáp của thiền sư như đánh thức cả trời xuân, làm cho lòng người tươi tỉnh như ánh nắng bình minh ngày xuân. Thiền sư đã giúp đã gợi và trao cho nhà vua một phương cách sống với một lập trường kiên định vững vàng của một người làm chủ thiên hạ – Hãy nhìn thẳng vào thực tại và sống với thực tại:
Sống ngày nay biết ngày nay (Đàn trị kim nhật nguyệt). Thiền sư đã đưa nhà vua về với thực tại, hãy sống với thực tại, hãy sống với chính mình. Trong thực tế, có nhiều người đang sống nhưng không chịu sống với thực tại mà thích quay lui về quá khứ rồi vọng tưởng mông lung, sầu mơ tiếc nuối, tự mình làm khổ lòng mình, vì thế ở đây thiền sư nêu bật lên, đánh thức mạnh dòng tâm thức:
Còn xuân thu trước… ai hay làm gì? (Thùy thức cựu xuân thu). Lời thơ nhẹ nhàng như gió xuân, nhưng sức mạnh ý tuởng thì vô cùng uy vũ, có năng lực làm phấn chấn lòng người. Cho nên nhà vua rất cảm khái và hỏi tiếp thiền sư:
– Bạch Hoà thượng, như vậy hàng ngày Hòa thượng làm việc gì?
Và lời đáp của thiền sư như nâng tâm thức của nhà vua hòa nhập vào nắng ấm của mùa Xuân, vào đại thể thiêng liêng của đất trời:
“Trúc biếc hoàng hoa phi ngoại cảnhBạch vân minh nguyệt lộ toàn chân”
Dịch thơ:
Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khácTrăng trong mây trắng hiện toàn chân.(TS.Thích Thanh Từ)
Mùa Đông có trúc biếc, mùa Xuân có mai vàng… cho chúng ta thấy khi đứng trước dòng thời gian, hiện tượng sinh diệt thì có mùa Đông, mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu; và trước cảnh sắc thiên nhiên thì có trúc biếc, có mai vàng và cả cúc trắng hay lan tím nữa… trong nhất thời tưởng chừng như có khác nhưng đối với tâm thể an tịnh, bất sinh bất diệt (trăng trong mây trắng) thì mọi sự mọi vật (Trúc biếc hoa vàng) thoạt nhìn tưởng chừng như có khác đó, đều cũng chỉ là một mà thôi, không hải không khác.
Và chính điều này, trong nét đẹp thẩm mỹ kỳ diệu của thơ ca… đặc biệt là thơ ca thiền… đã đưa hai nhà thơ bậc nhất trong giới thiền tông hai thời đại Lý Trần, dù cách nhau ba trăm năm vẫn như bên cạnh nhau, không có khoảng cách:
Thiền sư Huyền Quang, qua bài thơ Hoa cúc đã cho chúng ta thấy trong nắng ấm mùa Xuân, trong núi rừng tịch lặng sự hội nhập kỳ diệu đã tỏa hương:
Hoa tại trung đình nhân tại lâuPhần hương độc tọa tự vong âuChủ nhân dữ vật hồn vô cạnhHoa hướng quần phương xuất nhất đầu
Dịch thơ:
“Người ở trên lầu hoa dưới sânVô ưu ngồi ngắm khói trầm xôngHồn nhiên… người với hoa vô biệtMột đóa hoa vàng chợt nở tung!”(Nguyễn Lang)
Chúng tôi mong và tin rằng “Trúc biếc hoa vàng”… của Thiền sư Thiền Lão và “Đóa hoa vàng” của Thiền sư Huyền Quang sẽ hội tụ bên nhau trong nắng ấm mùa Xuân quê hương thân yêu tỏa ra ngàn hương hoa sắc để mừng đón mùa Vesak Phật lịch 2552 trong lòng tổ quốc Việt Nam thân thương muôn đời bằng những Đóa hoa vàng mầu nhiệm tuyệt tác long lanh… long lanh!
TP.HCM, Phù Vân am, Xuân Mậu Tý -2008
Từ khóa » Trúc Biếc Hoa Vàng đâu Cảnh Khác
-
Trúc Biếc Hoa Vàng đâu Cảnh Khác - Song Hỷ Trà
-
PHẦN II: THI TỤNG CÁC THIỀN SƯ ĐỜI LÝ (tt) - Kinh Sach
-
Bài Thơ: Nhật Nguyệt - 日月 (Thiền Lão - 禪老) - Thi Viện
-
Những Đoá Mai Vàng - Chua Duoc Su
-
Thiền Sư Và Bậc Vương Giả - Pháp Luận - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Trúc Biếc Hoa Vàng - Thơ
-
Thiền Lão – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chỉ Biết Ngày Tháng Này - Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
-
Thiền đạo Và Văn Chương Qua Ngữ Lục Của Thiền Lão Thiền Sư
-
THƠ THIỀN LÃO
-
Yêu Thơ - Phiên âm: Nhật Nguyệt - Thiền Lão Đãn Tri Kim ... - Facebook
-
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải (1996) - HT Thích Thanh Từ
-
Thiền Sư Thiền Lão (Đời Thứ 6, Dòng Vô Ngôn Thông)