Thiền Lão – Wikipedia Tiếng Việt

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō
Sơ khai
  • Khương Tăng Hội, Mâu Tử
Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi
  • Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện
  • Định Không, Đinh La Quý, Vô Ngại
  • Pháp Thuận, Thiền Ông, Sùng Phạm
  • Ma Ha, Pháp Bảo, Vạn Hạnh
  • Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát
  • Thuần Chân, Đạo Pháp, Huệ Sinh
  • Minh Không, Bản Tịch, Thiền Nham
  • Quảng Phúc, Khánh Hỉ, Giới Không
  • Pháp Dung, Thảo Nhất, Trí Thiền
  • Đạo Lâm, Chân Không, Tịnh Thiền
  • Diệu Nhân, Viên Học, Viên Thông,
  • Y Sơn
Thiền phái Vô Ngôn Thông
  • Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong
  • Khuông Việt, Đa Bảo, Định Hương
  • Thiền Lão, Viên Chiếu, Cứu Chỉ
  • Bảo Tính, Minh Tâm, Quảng Trí
  • Thông Biện, Đa Vân
  • Mãn Giác, Ngộ Ấn, Biện Tài
  • Đạo Huệ, Bảo Giám, Không Lộ
  • Bản Tịnh, Bảo Giác, Viên Trí
  • Giác Hải, Trí Thiền, Tịnh Giới
  • Tịnh Không, Đại Xả, Tín Học
  • Trường Nguyên, Tĩnh Lực, Trí Bảo
  • Minh Trí, Quảng Nghiêm, Thường Chiếu
  • Trí Thông, Thần Nghi, Thông Thiền
  • Hiện Quang, Tức Lự, Ứng Thuận
Thiền phái Thảo Đường
  • Bát Nhã, Ngộ Xá
  • Ngô Ích, Hoằng Minh, Không Lộ
  • Định Giác, Phạm Âm, Đạt Mạn
  • Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường
  • Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự
Thiền phái Trúc Lâm
  • Đạo Viên, Thông Thiền, Nhật Thiển
  • Tức Lự, Chí Nhàn, Ứng Thuận
  • Tiêu Dao, Tuệ Trung, Trần Thái Tông
  • Trần Nhân Tông, Thạch Kim
  • Pháp Loa, Hương Sơn, Pháp Cổ
  • Huyền Quang, Cảnh Huy, Quế Đường
  • Chân Nguyên, Hương Hải
  • Thanh Từ
Thiền phái Lâm Tế
  • Chuyến Chuyết, Nguyên Thiều
  • Minh Hoằng, Minh Lương
  • Minh Hành, Minh Hải, Hương Hải
  • Chân Nguyên, Liễu Quán
  • Như Hiện, Như Trừng
  • Phật Ý, Liễu Đạt
  • Viên Quang, Mật Hoằng
  • Hải Tịnh, Nhất Hạnh
Thiền phái Tào Động
  • Thủy Nguyệt, Thạch Liêm
  • Tông Diễn, Từ Sơn, Tính Chúc
  • Hải Điện, Khoan Dực, Thanh Đàm
  • Minh Liễu, Đạo Sinh, Quang Lư
  • Vô Tướng, Tâm Nghĩa, Mật Ứng
  • Đức Nhuận, Duy Lực
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Thiền Lão (hay Thiền Nguyệt) là một trong ba vị Thiền sư thuộc thế hệ thứ 6 dòng Pháp của Thiền sư Vô Ngôn Thông. Sư tu chùa chùa Trùng Minh, núi Thiên Phúc, Tiên Du.

Cơ duyên và hành trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở đầu Thiền Lão đến tham bái Thiền sư Đa Bảo tại chùa Kiến Sơ, lãnh được tâm yếu rồi đến trác tích tại chùa Trùng Minh.

Gió thiền càng nổi, Phật tử càng đông làm cho chùa thêm thịnh vượng.

Vua Lý Thái Tông, khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038), một sáng mùa xuân tìm vào núi viếng thăm Thiền sư Thiền Lão. Với 4 câu thơ, đáp lời hai câu hỏi của nhà vua, Thiền sư đã lưu lại cho những câu thơ tuyệt bích trong thi ca Thiền học về không gian và thời gian.

Khi vua hỏi: Hòa Thượng đến tu núi này được bao lâu rồi?, Thiền sư đáp:

但知今日月 誰識舊春秋 Đãn tri kim nhật nguyệt Thùy thức cựu Xuân Thu Dịch thơ: Sống ngày nay biết ngày nay Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì!

Vua lại hỏi tiếp: Như vậy hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì?

Thiền sư đáp:

翠竹黃花非外境 白雲明月露全真 Thúy trúc hoàng hoa[1] phi ngoại cảnh Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân Dịch thơ: Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác Trăng trong mây bạc hiện toàn chân'

Vua hỏi: Có ý chỉ gì?

Sư đáp: Lắm lời không ích về sau.

Vua liền tỉnh ngộ.

Sau đó, khi vua sắp cho người rước Sư về triều làm cố vấn, thì Sư đã viên tịch[2]. Vua rất buồn tiếc, làm thơ thương khóc, sai trung sứ ban nhiều lễ hậu, lập đàn trà tỳ, thu linh cốt, xây tháp ở cửa núi, lại sửa sang rộng rãi chùa Sư, đặt môn đồ lo việc hương hỏa.

Nguyên bản chữ Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

𠎣逰天福峰重明寺禪老禪師初參建初多寶領得心要尋就慈山卓錫禪風日震學者千数欎為叢林之盛通瑞年間李太宗常幸其寺問師云和尚住山來㡬時對曰

但知今日月誰識舊春秋

帝云日過作麽生事 對曰

翠竹黃花非外境 白雲明月露全真帝云有何意旨

對曰詞多無後益帝豁然有得將遣使迎師赴闕顧問而師先以㱕寂帝深悼惜御製詩哀挽勑中使厚齊贈禮結壇闍維收靈骨塔于山門又廣修其寺置徒以香火焉

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thúy trúc hoàng hoa: Cách ngữ của thiền nhằm chỉ chân lý không nằm đâu xa, nó nằm ngay trước mặt, ý nghĩa rút từ câu nói của Thiền sư Đại Châu Huệ Hải: Trúc biếc xanh xanh, đều là pháp thân, hoa vàng dờn dợn, chẳng gì là chẳng phải Bát nhã.
  2. ^ Căn cứ vào Thiền Uyển Tập Anh thì Thiền sư Thiền Lão viên tịch dưới thời Lý Thái Tông. Nhưng Truyện của Quảng Trí lại cho rằng: Năm đầu Chương Thánh Gia Khánh (1059) Sư bỏ đời đến tham học với Thiền Lão ở Tiên du.. Như vậy Thiền sư không thể viên tịch dưới triều Lý Thái Tông được, bởi Chương Thánh Gia Khánh là niên hiệu của vua Lý Thánh Tông, mà vua Lý Thái Tông mất năm 1054.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Mạnh Thát: Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1999.
  • Thiền Uyển Tập Anh - Bản tiếng Việt Lưu trữ 2005-12-12 tại Wayback Machine
  • Thiền Uyển Tập Anh - Bản chữ Hán Lưu trữ 2006-05-23 tại Wayback Machine
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Từ khóa » Trúc Biếc Hoa Vàng đâu Cảnh Khác