ĐOÀN THỊ ĐIỂM Và GIAI THOẠI | Hoamunich
Có thể bạn quan tâm
Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại có khả năng xuất khẩu tài tình. Năm bà 16 tuổi, thượng thư Lê Anh Tuấn nghe tiếng bà sành thơ Nôm, Lê Anh Tuấn muốn thử tài. Lúc bà mới đến nhà, ông bèn ra đầu đề bảo bà vịnh thơ quốc âm:
Một ngày không thấy như là ba thu
Bà Ðiểm liền ngâm rằng:
Những màng mây khắc giang cầm hạc, Ngỡ đã và phen đổi lá ngô.
Lê Anh Tuấn khen ngợi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh. Nhưng bà không bằng lòng cùng anh là Doãn Luân dời nhà ở tới chỗ cha đang dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An. Đêm trăng anh trai Đoàn Doãn Luân từ ngoài bờ ao vào thấy Đoàn Thị Điểm đang soi gương cửa sổ bèn nói:
Đối kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm = soi gương kẻ lông mày, một nét hóa ra hai nét, Điểm là nét vẽ lại là tên, ý nói soi gương, một nàng Điểm thành hai nàng Điểm.
Bà ứng khẩu đọc:
Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân = Tới ao ngắm trăng, một vầng hóa hai vầng. Luân là ví mặt trăng tròn như bánh xe, lại là tên. Ý nói nhìn xuống ao, một ông Luân hóa ra hai ông Luân.
Có lần Đoàn Doãn Luân từ ngoài đi vào nhà, thấy em gái đang ngồi bên rổ kim chỉ, liền đọc:
-Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt. (Anh trai đến nhà trên tìm 2 mặt trăng)
Song nguyệt là 2 mặt trăng, mà theo chữ Hán, 2 chữ Nguyệt ghép lại là chữ Bằng: Bè bạn, bằng hữu, nên câu trên còn có nghĩa là: Anh trai đến nhà trên tìm bạn.
Cô Điểm liền đối lại:
-Muội đáo song tiền tróc bán phong. (Em gái đến trước cửa sổ bắt nửa làn gió)
Bán phong là nửa làn gió, mà cũng có nghĩa là phân nửa chữ Phong tức là chữ Sắt nghĩa là con rận. Nên câu đối trên có nghĩa là : Em gái đến trước cửa sổ bắt con rận.
Khi hay tin chị dâu sanh được con gái đầu lòng trong đêm rộn rịp vui mừng, Cô Điểm đùa với anh, đọc rằng:
–Bán dạ sinh hài, Hợi Tý nhị thời vị định. (Nửa đêm sanh con, Hợi Tý 2 giờ chưa định)
Đoàn Doãn Luân liền đối lại:
–Lưỡng tình tương phối, Kỷ Dậu song hợp nãi thành. (Hai tình phối hợp, Kỷ Dậu 2 hợp mà thành)
Với lối chơi chữ, 2 chữ Hợi và Tý ghép lại thành chữ Hài; chữ Kỷ và chữ Dậu ghép lại thành chữ Phối.
Thân phụ mất lúc Ðoàn Thị Ðiểm 25 tuổi (1730), bà cùng mẹ và anh đưa linh cữu về quê mai táng; rồi từ đó ba mẹ con lại tới ở làng Võ Ngại, huyện Ðường Hào (Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên. Thời gian nầy bà Ðiểm thay anh trong việc tiếp các tân khách. Bà vốn là cô gái tài sắc, lại giỏi về khoa giao tiếp, nên tiếng tăm bà lừng lẫy khắp nơi. Khi ấy có hoàng giáp Vũ Diệm, người làng Thổ Vượng (Hà Tĩnh) với các bạn là tiến sĩ Nhữ Ðình Toản ở xã Hoạch Trạch (Hải Dương) và tiến sĩ Nguyễn Công Thái ở làng Kim Lũ (Hà Ðông) cùng kéo nhau đến nhà bà Ðiểm. Các “thầy giám” được bà Ðiểm tiếp đãi rất lịch sự, bà cho người bưng khay trầu ra mời, trên khay có để một bức hoa tiên viết một câu đối:
Ðình tiền thiếu nữ khuyến tân lang. nghiã là trước sân, thiếu nữ mời ăn trầu, nhưng hai chữ tân lang là “cây cau” thì đồng âm với hai chữ tân lang là “chàng rể“. Bởi vậy vế đối cũng có thể hiểu theo hai nghĩa: trước sân có gió thoảng phất cây cau; hay là trước sân có cô gái mời chàng rể. Các thầy đọc xong vế đối chẳng ai đối lại được. Thế là trầu cũng chẳng kịp ăn ý định trêu ghẹo cũng tiêu tan hết; các thầy đành nhã nhặn gửi lời chào bà chủ rồi vội vã rút lui…Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê, chúa Trịnh lo ngại, nhưng tin vào tài ứng đối của trạng Quỳnh, triều thần giao cho trạng giữ việc tiếp sứ. Trạng cho dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông, xin vua triệu bà Điểm ra đó ngồi bán hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông.
Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta qua quán bà Điểm, trông cô hàng nước xinh tươi óng ả liền thả lời bỡn cợt.
– Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh.
(Nghĩa là: một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày. Ý nói mỉa đàn bà nước này lẳng lơ). Bà Điểm cũng nói trống không:
– Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất. (Các đại phu nước phương Bắc, đều do từ chỗ ấy mà ra)
Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ chúng giật mình câm họng, không ngờ chị hàng bán nước mà tài học cũng siêu việt đến thế! lúc xuống đò Quỳnh giả làm chú lái, cầm sào đợi sẵn. Đò ra giữa dòng sông một tên trong đoàn sứ bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng “bủm”. Hắn đã không biết sượng mặt còn đọc một câu chữa thẹn lếu láo:
– Lôi động Nam bang. (Sấm động nước Nam).
Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng thẳng, vạch quần đái vổng cần câu xuống nước mà nói:
– Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc). Từ đó cả bọn sứ giả ngồi im thin thít.
Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Đông, một hôm cao hứng đưa tặng bà một bài thơ bà cưới nói “trẻ con mới cắp sách đi học đã biết gì!“ Đặng hậm hực ra về, thề quyết học cho thành tài sẽ đến rửa hận. Gặp lúc chúa Trịnh Giang cấm đốt lửa trong thành ban đêm, Đặng phải đào hầm dưới đất để thắp đèn xem sách, nhờ công phu dùi mài nầy mấy năm sau Đặng thi đỗ nổi danh uyên bác. Đặng soạn cuốn Chinh Phụ Ngâm bằng Hán văn lấy làm đắc ý, đến trao cho bà Điểm, bà khen hay và dịch ra chữ Nôm.
Trạng Quỳnh thuở còn đi học, Quỳnh càng ngày càng mê cô con gái thầy học là Đoàn Thị Điểm là người vừa xinh đẹp, đoan trang lại giỏi văn thơ. Nhưng trêu chọc với nàng không dễ bởi ngoài tính tình đoan trang, Thị Điểm còn rất giỏi văn thơ nhất là ứng đối.
Một hôm thấy cô Điểm vào buồng tắm nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi vào. Cô Điểm vốn hay chữ ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì cho vào. Câu đối như sau:
– Da trắng vỗ bì bạch!. (Bì bạch, chữ hán cũng có nghĩa là da trắng).
Quỳnh nghĩ nát óc cũng không tìm ra câu để đối, đành lủi thủi bỏ đi nhưng nghĩ bụng sẽ tìm dịp lỡm lại Thị Điểm.
Một lần khác Quỳnh ngồi đối diện với Thị Điểm qua cửa sổ Thị Điểm lại đọc một câu:
Hai người ngồi song song hai cửa sổ. (Song là hai, song cũng có nghĩa là song cửa). Lại một lần nữa gặp câu quá hóc búa, Quỳnh bí quá đành lảng ra chỗ khác.
Một hôm tối trời, thừa lúc Thị Điểm ra ngoài, Quỳnh lẻn vào giường Thị Điểm nằm trước. Thị Điểm không biết, vào buồng sờ soạng, vô tình quờ ngay tay vào… Thị Điểm biết ngay là Quỳnh nghịch ngợm liền ra cho một vế đối, bảo không đối được sẽ mách thầy học về tội sàm sỡ.
Trướng nội vô phong phàm tự lập. (Trong phòng không có gió mà cột buồm lại dựng lên)
Lần này Quỳnh đối được ngay:
Hưng trung bất vũ thủy trường lưu (Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy dài).
Lần đó Quỳnh thoát tội, nhân ngày xuân thầy sai Thị Điểm đem lễ lên chùa. Quỳnh được thầy cho theo cùng. Trên đường Thị Điểm chỉ cây xương rồng bảo Quỳnh:
– Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long (Long là lỏng lẻo, chữ Hán long nghĩa là rồng, mà chữ rồng đã dùng ở trên).
Đoàn Thị Điểm nói bóng, Quỳnh ngang ngạnh có dạy dỗ thế nào cũng không chuyển được. Chữ đối đã khó ý lại sâu xa thế mà Quỳnh đối lại được rất chỉnh, lại tỏ được cái ý nhất quyết giữ cái tính ấy và còn thách thức Thị Điểm nữa. Quỳnh đối như sau:
– Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử (Thử chữ hán nghĩa là chuột, mà chữ chuột cũng đã dùng trên). Cũng qua lần đối đáp này, hai người thấy tư tưởng không hợp nhau nên từ đấy thôi xướng họa.
Nguyễn Quý Đại
Sưu tầm từ Giai Thoại Làng Nho của Lãng Nhân
Sharen mit:
Có liên quan
Từ khóa » Giai Thoại Trạng Quỳnh Và đoàn Thị điểm
-
ĐOÀN THỊ ĐIỂM VÀ TRẠNG QUỲNH – ĐỐI ĐÁP - Trải Nghiệm Sống
-
Đối Đáp Với Đoàn Thị Điểm | Truyện Trạng Quỳnh
-
Tài ứng đối Của Đoàn Thị Điểm Và Trạng Quỳnh - Truyện Cổ Tích
-
Tài ứng đối Của Đoàn Thị Điểm Và Trạng Quỳnh - Báo Tuổi Trẻ
-
Nữ Sĩ Họ Đoàn Và Những Giai Thoại để đời - Tạp Chí Quê Hương
-
Tài ứng đối Của Đoàn Thị Điểm Và Trạng Quỳnh - Truyện Cổ Tích
-
Nữ Sĩ ĐOÀN THỊ ĐIỂM | Gánh Cả Gia Đình, Tiên Tri Trước Cái Chết
-
Giai Thoại Về Câu đối “Da Trắng Vỗ Bì Bạch” | Thảo Luận 247
-
Đoàn Thị Điểm Trạng Quỳnh / Những Câu đối đáp Hóc Búa. - YouTube
-
. Nguyễn Ngọc Chính's: Chuyện Tình Trạng Quỳnh - Đoàn Thị Điểm
-
Đoàn Thị Điểm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Về Tài Câu đối Của Đoàn Thị Điểm - Tạp Chí Đáng Nhớ
-
Da Trắng Vỗ Bì Bạch