ĐOÀN THỊ ĐIỂM VÀ TRẠNG QUỲNH – ĐỐI ĐÁP - Trải Nghiệm Sống

Đoàn Thị Điểm ( 1705 – 1749 ), hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài năng trong nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Không chỉ là người viết truyện đặc sắc, dịch truyện hay (Chinh phụ ngâm), Đoàn Thị Điểm còn nổi tiếng với tài đối đáp. Và nổi tiếng không kém là những trận chiến “đối đáp” giữa Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh.

Vậy cũng phải nói thêm về Trạng Quỳnh, ông tên thật là Nguyễn Quỳnh (1677 – 1748), là một danh sĩ thời Lê – Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng thi đỗ hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên. Tương truyền ông là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm

Dưới đây là những trận đối vế của cặp bạn thân này.

Trận 1:

Nghe tin Đoàn Thị Điểm (con thầy đồ) rất tài giỏi, Một hôm Trạng Quỳnh mới đến trước cổng để trêu ghẹo và cũng để xin học. Ông trèo lên cây cậy trước cửa nhà Đoàn Thị Điểm và nhòm vào nhà. Một lúc sau, Đoàn Thị Điểm đi ra hỏi cần gì, Trạng Quỳnh bảo là muốn vào xin học, Đoàn Thị Điểm nói rằng:

– Nếu cậu muốn vào nhà thì hãy đối đã.

Vốn dĩ thông minh và tin là mình sẽ thằng nên Trạng Quỳnh đồng ý.

Đoàn Thị Điểm lúc đó mới ra câu đối như sau:

– Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy dái đỏ hồng hồng”.

( Cây cậy = cây hồng, “hồng hồng” chỉ màu của dái nhưng cũng chính là cây hồng )

Sau một hồi suy nghĩ thì Trạng Quỳnh chào thua. Tuy nhiên, ông vẫn được vào nhà của Đoàn Thị Điểm để theo học vì bố của bà mến mộ tài năng của Trạng Quỳnh.

Trận 2:

Một lần, Đoàn Thị Điểm đang tắm, Trạng Quỳnh cứ đứng ngoài nằng nặc đòi vào xem Điềm tắm. Bức quá, Đoàn Thị Điểm bèn bảo:

– Được thôi, cậu sẽ được vào nếu đối được câu đối của tôi

Trạng Quỳnh sướng quá bèn đồng ý.

Đoàn Thị Điểm bèn đọc: “Da trắng vỗ bì bạch” ( da trắng theo nghĩa Hán Việt là bì bạch )

Quỳnh cũng bèn ngậm tăm và chuồn thẳng, không dám quấy rầy “chị tắm” nữa.

Trận 3:

Một hôm trời tối, thừa lúc Thị Điểm ra ngoài, Quỳnh lẻn vào giường Thị Điểm nằm trước. Thị Điểm không biết, vào buồng sờ soạng, vô tình quờ ngay tay vào… ( thật tình tui cx ko bt là cái j :33 ). Thị Điểm biết ngay là Quỳnh nghịch ngợm, liền ra cho một vế đối, bảo không đối được sẽ mách thầy về tội sàm sỡ. Vế đối như sau:

– Trướng nội vô phong phàm tự lập. ( Trong phòng không có gió mà cột buồm lài dựng lên )

Quỳnh đối được ngay:

– Hưng trung bất vũ thuỷ trường lưu ( Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy dài )

Lần này, Quỳnh thoát tội.

Trận 4:

Nhân ngày xuân, thầy sai Thị Điểm đem lễ lên chùa. Quỳnh được thầy cho theo cùng. Trên đường, Thị Điểm chỉ cây xương rồng bảo Quỳnh:

– Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long

( “Long” là lỏng lẻo, chữ Hán “long” nghĩa là rồng, mà chữ “rồng” dùng ở trên )

Về ý, Thị Điểm nói bóng, Quỳnh ngang ngạch, có dạy dỗ thế nào cũng không chuyển được

Chữ đối đã khó, ý lại sâu xa. Thế nhưng Quỳnh đối lại được rất chỉnh, lại tỏ được cái ý nhất quyết giữ cái tính ấy và còn thách thức Thị Điểm nữa. Quỳnh đối như sau:

– Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử

( “Thử” chữ Hán nghĩa là chuột, mà chữ chuột cũng đã dùng trên.)

Cũng qua lần đối đáp này, hai người thấy tư tưởng không hợp nhau nên từ đấy thôi xướng hoạ.

Nguồn: wikipedia, sachhayonline, danluan.thuvienphapluat

Post Views: 3,711

Từ khóa » Giai Thoại Trạng Quỳnh Và đoàn Thị điểm