Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Cho đánh Giá Chứng Nhận ISO 9001?

Việc đánh giá chứng nhận là bước cuối cùng trước khi đạt được chứng nhận ISO của Doanh Nghiệp. Đánh giá viên sẽ đảm bảo tài liệu của bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đồng thời tất cả các thủ tục và quy trình được tuân thủ một cách chính xác. Tùy thuộc vào các phát hiện, đánh giá viên sẽ đề nghị bạn được cấp chứng nhận hoặc yêu cầu các hành động khắc phục trước khi bạn có thể được công nhận. Dưới đây thuvientieuchuan.org sẽ chia sẻ Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho đánh giá chứng nhận ISO 9001?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho đợt đánh giá chứng nhận ISO 2

Mục lục

  • ISO 9001 LÀ GÌ?
  • TẠI SAO BẠN CẦN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001?
  • ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC THAM GIA CHỨNG NHẬN ISO
    • Điều kiện để doanh nghiệp tham gia đánh giá chứng nhận ISO
  • DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 9001
    • Chuẩn bị về thời gian
    • Chuẩn bị về nhân sự
    • Chuẩn bị hồ sơ tài liệu
    • Chuẩn bị cơ sở vật chất

ISO 9001 LÀ GÌ?

ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng (QMS) quy định bất kỳ công ty hoặc doanh nghiệp nào muốn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng phù hợp theo mong đợi của khách hàng. ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một nhóm độc lập cung cấp các tiêu chuẩn và biện pháp để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và công ty trên phạm vi quốc tế.

Các tiêu chuẩn quốc tế ISO, như ISO 9001, không phải là một tập hợp các quy tắc hoặc nghĩa vụ mà một doanh nghiệp cần phải tuân theo. Đó là một bộ hướng dẫn linh hoạt để hỗ trợ các tổ chức tạo cơ hội cho các quy trình kiểm soát chất lượng được cải tiến. Một công ty có thể xác định các quy định của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 9001 đưa ra các chính sách cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì chất lượng nhất quán trong các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 9001

TẠI SAO BẠN CẦN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001?

Để có được Chứng nhận ISO 9001 và giữ cho nó có hiệu lực, bạn cần có một cuộc đánh giá chính thức do ISO chấp thuận. Trong quá trình chứng nhận ISO, đánh giá viên sẽ xác định xem bạn có đáp ứng các tiêu chí để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ hay không. Người tiêu dùng được đảm bảo về chất lượng, độ tin cậy và an toàn của các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức được chứng nhận ISO 9001.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC THAM GIA CHỨNG NHẬN ISO

Điều kiện để doanh nghiệp tham gia đánh giá chứng nhận ISO

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp để thực hiện đánh giá ISO cần có các điều kiện sau:

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9001 theo phiên bản mới với nhiều cập nhật. Việc hiểu được và áp dụng đúng mới đảm bảo việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình theo tiêu chuẩn ISO có hiệu quả Doanh Nghiệp cần chuẩn bị tài liệu, quy trình, hướng dẫn đảm bảo đúng với các yêu cầu trong tiêu chuẩn.

Với những Doanh Nghiệp, tổ chức lớn có đội ngũ nhân sự có hiểu biết về ISO và đã được chuyên môn hóa (bằng việc thành lập ban ISO). Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự xây dựng và áp dụng ISO. Nếu doanh nghiệp của bạn không có đội ngũ này bạn nên thuê chuyên gia bên ngoài để đảm bảo chính xác.

giấy chứng nhận ISO 9001:2015
giấy chứng nhận ISO 9001:2015

Đây là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá chứng nhận ISO.

Theo các chuyên gia đánh giá, những điều kiện trên có một số mục tiêu

  • Xác nhận tài liệu rằng tài liệu của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu cả tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo hệ thống công nhân viên biết về vai trò của họ trong hệ thống GSM và hiểu rõ các yêu cầu của đánh giá chứng nhận ISO đối với doanh nghiệp.
  • Các thủ tục và quy trình đều được tuân thủ và chính xác.

Xem thêm Chứng nhận ISO 9001

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 9001

Một khi doanh nghiệp của bạn đăng kí chứng nhận ISO tức là thời điểm đó doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để giới thiệu Hệ thống Quản lý Chất lượng của Doanh Nghiệp. Công việc của bên đánh giá (bên thứ 3) sẽ tốn khá nhiều công sức thời gian và chi phí. Chính vì vậy bạn cần chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng và có thể tiếp nhận đánh giá.

CHÚNG TÔI note cho bạn 5 tiêu chí cần thực hiện chuẩn bị kỹ cho việc đánh giá.

  • Chuẩn bị về thời gian

Thông báo về lịch đánh giá chứng nhận sẽ được gửi tới doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo đúng tiến độ chứng nhận theo lịch đã hẹn.

  • Chuẩn bị về nhân sự

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận. Ý kiến của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có đáp ứng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên của mình đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

  • Chuẩn bị hồ sơ tài liệu

 
Điều khoản Nội dung điều khoản Hồ sơ tương ứng
Điều khoản 4  Bối cảnh của tổ chức
  1. Bảng phân tích bối cảnh và quản lý rủi ro của tổ chức (điều khoản 4.1)
  2. Hồ sơ theo dõi và xem xét nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan ( điều khoản 4.2)
  3. Bảng xác định phạm vi QMS của tổ chức (điều khoản 4.3)
Điều khoản 5  Sự lãnh đạo
  1. Chính sách chất lượng (điều khoản 5.2)
  2.  Sơ đồ tổ chức và bảng phân công chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban (điều khoản 5.3).
Điều khoản 6  Hoạch định
  1. Hồ sơ về việc hoạch định xác định các rủi ro và cơ hội và các hành động giải quyết (điều khoản 6.1)
  2. Mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu cho Công ty và từng phòng ban (điều khoản 6.2).
Điều khoản 7 Hỗ trợ
  1. Hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị theo dõi và đo lường* (điều khoản 7.1.5)
  2. Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị (điều khoản 7.1.3) bao gồm: Danh sách máy móc, thiết bị, Kế hoạch bảo trì bảo dưỡng, Hồ sơ về việc thực hiện bảo trì bảo dưỡng MMTB
  3. Hồ sơ đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ (điều khoản 7.2, 7.3) bao gồm:
  4. Kế hoạch đào tạo, Chương trình đào tạ, Báo cáo kết quả đào tạBằng chứng về việc trao đổi thông tin (có thể là email, bảng thông tin,…) (điều khoản 7.4)
  5.  Hồ sơ về việc kiểm soát tài liệu, hồ sơ, phân phối tài liệu hồ sơ (điều khoản 7.5)
Điều khoản 8 Thực hiện
  1. Hồ sơ xem xét các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ (điều khoản 8.2.3.2)
  2. Hồ sơ về đầu vào thiết kế và phát triển* (điều khoản 8.3.3)
  3. Hồ sơ kiểm soát thiết kế và phát triển* (điều khoản 8.3.4)
  4. Hồ sơ đầu ra của thiết kế và phát triển* (điều khoản 8.3.5)
  5. Hồ sơ thay đổi thiết kế và phát triển* (điều khoản 8.3.6)
  6. Hồ sơ liên quan đến việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, nhà thầu phụ (điều khoản 8.4.1): Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp; Danh sách NCC được duyệt; Hồ sơ đánh giá NCC định kỳ
  7. Đặc điểm của sản phẩm được sản xuất và dịch vụ được cung cấp (TCSP, TLKT,…) (điều khoản 8.5.1)
  8. Hồ sơ kiểm soát kho (Phiếu xuất nhập kho, phiếu kiểm soát hàng tồn kho) (điều khoản 8.5.1) Nhật ký sản xuất và kiểm tra chất lượng (điều khoản 8.5.1)
  9. Hồ sơ về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nếu việc xác định nguồn gốc là một yêu cầu (điều khoản 8.5.2)
  10. Hồ sơ về quản lý tài sản khách hàng* (điều khoản 8.5.3)
  11. Hồ sơ, bằng chứng về việc xử lý khiếu nại khách hàng (điều khoản 8.5.5)
  12. Hồ sơ kiểm soát sự thay đổi về sản xuất/cung cấp nhiệm vụ (điều khoản 8.5.6)
  13. Hồ sơ về kiểm tra chất lượng và thông qua sản phẩm dịch vụ (điều khoản 8.6)
  14. Hồ sơ về kết quả đầu ra không phù hợp (điều khoản 8.7.2)
Điều khoản 9 Đánh giá kết quả thực hiện
  1. Kết quả theo dõi và đo lường (điều khoản 9.1.)
  2. Chương trình đánh giá nội bộ (điều khoản 9.2)
  3. Kết quả đánh giá nội bộ (điều khoản 9.2)
  4. Kết quả họp xem xét lãnh đạo (điều khoản 9.3)
Điều khoản 10 Cải tiến Kết quả của các hành động khắc phục (điều khoản 10.1)
  • Chuẩn bị cơ sở vật chất

Ngoài việc rà soát hệ thống tài liệu ISO 9001, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

Việc đánh giá chứng nhận ISO được coi là công việc quan trọng nhất cuối cùng để đạt được chứng nhận ISO 9001:2015. Có được chứng nhận này được coi là một thành công bước đầu giúp doanh nghiệp ổn định hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao giá trị và hiệu quả về thương hiệu được nang cao. Càng chuẩn bị kĩ càng trước khi đánh giá giúp doanh nghiệp bạn càng nhanh chóng đạt được chứng nhận.

Xem thêm Tư vấn ISO 9001

Từ khóa » Cách đánh Giá Iso 9001