Doanh Nghiệp được Coi Là Mất Khả Năng Thanh Toán Khi Nào?
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi nào?
Hỏi:
Doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi nào?
Trả lời:
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được quy định tại Luật phá sản 2014 như sau :“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.
Từ quy định trên, để xác định một Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cần xem xét những yếu tố sau:
- Về khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Chỉ khi doanh nghiệp không thanh toán được khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần và bị chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần đòi thì mới xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần. Pháp luật không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài chính... Như vậy, chỉ cần xác định là có khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp vẫn không thanh toán là tòa án có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản.
- Tiêu chí mất khả năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ mà chỉ cần một khoản nợ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định giới hạn các khoản nợ. Điều này có thể hiểu là bất kỳ khoản nợ nào dù là nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng... thì chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
-Thời hạn phải thanh toán là 03 tháng giúp các doanh nghiệp chưa có khả năng thanh toán có thể tìm các phương án khác để thanh toán nợ đến hạn trước khi bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Điều này cho phép “con nợ” có thời hạn trễ hạn thanh toán sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ, đồng thời khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ như quy định cũ.
Từ khóa » Khái Niệm Chủ Nợ Có đảm Bảo
-
Chủ Nợ Là Gì? Có Những Loại Chủ Nợ Nào Theo Luật Phá Sản?
-
Chủ Nợ Là Gì ? Đặc điểm Và Phân Loại Chủ Nợ Theo Pháp Luật
-
Chủ Nợ Có Bảo đảm Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Khái Niệm Về Chủ Nợ ? Các Quy định Của Pháp Luật Về Chủ Nợ ?
-
Hội Nghị Chủ Nợ Là Gì ? Quy định Pháp Luật Việt Nam Về Hội Nghị Chủ ...
-
Chủ Nợ Có Bảo đảm Một Phần Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Bảo Vệ Quyền, Lợi ích Của Chủ Nợ Khi Giải Quyết Thủ Tục Phá Sản ...
-
BA VẤN ĐỀ VỀ CHỦ NỢ CÓ BẢO ĐẢM TRONG TRƯỜNG HỢP ...
-
HỘI NGHỊ CHỦ NỢ LÀ GÌ ? QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ ...
-
Phổ Biến Pháp Luật Kinh Doanh
-
Thừa Kế | Easy To Find, Practical Law
-
Chủ Nợ Của Doanh Nghiệp Mất Khả Năng Thanh Toán
-
[DOC] ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT PHÁ SẢN
-
Thứ Tự Phân Chia Tài Sản Của Chủ Nợ Khi Tòa án Ra Quyết định Tuyên ...