Thừa Kế | Easy To Find, Practical Law

  • go search
  • go contents
home HOME close
  • ENGLISH
  • CHINESE
  • JAPANESE
  • VIETNAMESE
  • THAI
  • INDONESIAN
  • ARABIC
  • UZBEK
  • MONGOLIAN
  • BANGLADESH
  • NEPAL
  • CAMBODIA
Menu Open VIETNAMESE Thừa kế
  • Phân chia tài sản thừa kế
  • Thủ tục phân chia tài sản thừa kế
  • Kết quả của việc phân chia tài sản thừa kế
Phân chia tài sản thừa kế Khái niệm phân chia tài sản thừa kế - “Phân chia tài sản thừa kế” là việc chia tài sản thừa kế theo yêu cầu của chủ nợ thừa kế, người nhận thừa kế hay chủ nợ của người thừa kế, và tài sản vốn có của người thừa kế (Khoản 1 Điều 1045, Bộ luật Dân sự). - Việc này nhằm tránh trường hợp khi tài sản thừa kế có cả phần tài sản vốn có của người thừa kế, nếu nợ thừa kế nhiều hơn tài sản thừa kế thì sẽ bất lợi cho chủ nợ của người thừa kế, nếu nợ đó nhiều hơn tài sản vốn có của người thừa kế thì bất lợi cho chủ nợ thừa kế và người nhận thừa kế. Người có quyền yêu cầu - Chủ nợ thừa kế hoặc người nhận thừa kế hay chủ nợ của người thừa kế có thể yêu cầu Tòa án Gia đình nơi thừa kế bắt đầu để phân chia tài sản (Khoản 1 Điều 1045, Bộ luật Dân sự và Điểm 6 Khoản 1 Điều 44, Luật Tố tụng gia đình). Đối phương - Đối phương có thể yêu cầu phân chia tài sản thừa kế là người thừa kế, trường hợp không biết người thừa kế thì người quản lý tài sản thừa kế trở thành đối phương. · Trường hợp có nhiều người thừa kế thì tất cả phải là đối phương. Thời hạn yêu cầu - Yêu cầu phải được thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ ngày thừa kế bắt đầu tức ngày người cho thừa kế tử vong (Khoản 1 Điều 1045, Bộ luật Dân sự). - Khi người thừa kế chưa chấp nhận hay từ chối thừa kế, thì sau khi hết 3 tháng kể từ ngày người cho thừa kế tử vong vẫn có thể yêu cầu phân chia tài sản lên Tòa án (Khoản 2 Điều 1045, Bộ luật Dân sự).Điều này là vì thời gian chấp nhận hay từ chối thừa kế là thời gian 3 tháng kể từ ngày biết thừa kế bắt đầu (Khoản 1 Điều 1019, Bộ luật Dân sự) nên có thể dài hơn 3 tháng kể từ ngày bắt đầu thừa kế (ngày người cho thừa kế tử vong). Nơi nhận yêu cầu (Tòa án có thẩm quyền) - Yêu cầu phân chia tài sản thừa kế lên Tòa án Gia đình tại địa điểm bắt đầu thừa kế (Mục A35 Điểm 2 Khoản 1 Điều 2, Điểm 6 Điều 44 và Điều 39, Luật Tố tụng gia đình). Thủ tục phân chia tài sản thừa kế Mệnh lệnh phân chia tài sản của Tòa án Gia đình - Trường hợp việc yêu cầu phân chia tài sản của người có quyền yêu cầu được tiến hành một cách hợp pháp thì Tòa án Gia đình sẽ ra mệnh lệnh phân chia tài sản. Công bố, thông cáo về chủ nợ - Trường hợp Tòa án Gia đình ra lệnh phân chia tài sản theo yêu cầu phân chia tài sản thừa kế thì người yêu cầu trong vòng 5 ngày phải thông báo cho chủ nợ thừa kế bình thường và người được nhận thừa kế về việc có mệnh lệnh phân chia tài sản và trái quyền hay việc khai báo nhận trong một khoảng thời gian nhất định.Thời gian đó phải là từ 2 tháng trở lên (Khoản 1 Điều 1046, Bộ luật Dân sự). - Người yêu cầu phân chia tài sản thừa kế phải thông cáo việc khai báo trái quyền và việc nhận cho chủ nợ về thừa kế và người thụ hưởng mà mình biết.Chủ nợ mà người yêu cầu phân chia tài sản biết không được loại trừ khỏi việc tất toán tài sản thừa kế đã phân chia (Khoản 2 Điều 1046 và Điều 89, Bộ luật Dân sự). Mệnh lệnh thanh lý về việc quản lý tài sản thừa kế - Tòa án Gia đình có thể ra lệnh thanh lý cần thiết liên quan đến việc quản lý tài sản thừa kế khi ra lệnh phân chia tài sản (Khoản 1 Điều 1047, Bộ luật Dân sự). - Người thừa kế sau khi đã chấp nhận thừa kế đơn thuần, nếu nhận lệnh phân chia tài sản thì phải quản lý tài sản thừa kế với mức độ chú ý giống như tài sản vốn có của bản thân (Khoản 1 Điều 1048, Bộ luật Dân sự). - Người thừa kế phải báo cáo tình hình xử lý việc quản lý tài sản khi có yêu cầu của chủ nợ của người thừa kế hay người thụ hưởng, và khi kết thúc việc quản lý tài sản thì phải báo cáo ngay toàn bộ sự việc (Khoản 2 Điều 1048 và Điều 683, Bộ luật Dân sự). · Người thừa kế phải chuyển giao tiền bạc hay những đồ vật khác nhận được từ quá trình quản lý tài sản thừa kế và những tiếp nhận đó cho chủ nợ thừa kế, chủ nợ của người thừa kế, người thụ hưởng (Khoản 2 Điều 1048 và Khoản 1 Điều 684, Bộ luật Dân sự). · Người thừa kế phải chuyển quyền lợi mà mình nhận được dưới tên của mình cho chủ nợ thừa kế, chủ nợ của người thừa kế, người thụ hưởng cho người thừa kế (Khoản 2 Điều 1048 và Khoản 2 Điều 684, Bộ luật Dân sự). · Khi người thừa kế tiêu dùng số tiền được giao cho chủ nợ thừa kế, chủ nợ của người thừa kế hoặc người thụ hưởng hay tiền sẽ được sử dụng vì lợi ích của người thừa kế, thì phải trả tiền lãi sau ngày tiêu dùng phải bồi thường nếu có thiệt hại khác (Khoản 2 Điều 1048 và Điều 685, Bộ luật Dân sự). · Khi người thừa kế đã thanh toán các chi phí cần thiết để xử lý việc quản lý tài sản thừa kế, người đó có thể yêu cầu chi trả tiền lãi sau ngày chi trả cho chủ nợ thừa kế, chủ nợ của người thừa kế hoặc người thụ hưởng (Khoản 2 Điều 1048 và Khoản 1 Điều 688, Bộ luật Dân sự). · Khi người thừa kế đã trả một khoản nợ cần thiết cho việc xử lý quản lý tài sản, thì có thể làm cho chủ nợ về thừa kế, chủ nợ của người thừa kế hoặc người thụ hưởng phải hoàn trả thay cho mình, và nếu khoản nợ đó chưa đến thời hạn trả, có thể yêu cầu cung cấp đảm bảo đáng kể (Khoản 2 Điều 1048 và Khoản 2 Điều 688, Bộ luật Dân sự). Kết quả của việc phân chia tài sản thừa kế Kết quả của việc phân chia tài sản thừa kế - Trong trường hợp có mệnh lệnh phân chia tài sản thì quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đối với tài sản của người cho thừa kế không mất hiệu lực (Điều 1050, Bộ luật Dân sự). Điều kiện đối kháng phân chia tài sản - Tuy nhiên, về bất động sản là tài sản được thừa kế, không thể đối kháng lại bên thứ ba trừ trường hợp đăng ký tách tài sản (Điều 1049, Bộ luật Dân sự). Chi trả phân phối - Người thừa kế có thể từ chối hoàn trả cho chủ nợ về thừa kế và người nhận thụ hưởng trong vòng 3 tháng kể từ ngày bắt đầu thừa kế (Điều 1045, Bộ luật Dân sự) và trước khi hết hạn công bố, thông cáo cho chủ nợ theo Điều 1046, Bộ luật Dân sự (Khoản 1 Điều 1051, Bộ luật Dân sự). - Sau khi hết thời hạn trên, người thừa kế phải hoàn trả theo tỷ lệ phần trăm số tiền nhận hoặc số tiền nợ cho chủ nợ thừa kế, người thụ hưởng di sản đã khai báo và chủ nợ thừa kế, người thụ hưởng di sản mà người thừa kế biết trong khi phân chia tài sản hay trong thời hạn đó bằng tài sản thừa kế.Tuy nhiên không thể xâm hại quyền lợi của chủ nợ ưu tiên (Khoản 2 Điều 1051, Bộ luật Dân sự). - Người thừa kế phải thanh toán số nợ chưa đến hạn thanh toán theo tỷ lệ số tiền của mỗi trái quyền (Khoản 3 Điều 1051 và Khoản 1 Điều 1035, Bộ luật Dân sự). - Người thừa kế không thể hoàn trả cho người đã nhận di sản trừ khi việc hoàn trả cho chủ nợ về thừa kế đã hoàn thành (Khoản 3 Điều 1051 và Điều 1036, Bộ luật Dân sự). - Khi cần bán toàn bộ hoặc một phần tài sản thừa kế để hoàn trả cho chủ nợ về thừa kế hoặc người thụ hưởng (Điều 1034 đến Điều 1036, Bộ luật Dân sự), thì phải tiến hành đấu giá theo Luật Thi hành án Dân sự (Khoản 3 Điều 1051 và Điều 1037, Bộ luật Dân sự). Chi trả không hợp lệ - Khi người thừa kế sao nhãng thông báo hoặc thông cáo về chủ nợ (Điều 1032, Bộ luật Dân sự) hoặc vi phạm các quy định của Điều 1033 đến Điều 1036, Bộ luật Dân sự nên phải trả tiền cho bất kỳ chủ nợ thừa kế hoặc người thụ hưởng nào đó dẫn đến không thể chi trả cho những chủ nợ thừa kế khác hoặc những người thụ hưởng khác người thừa kế đó phải bồi thường thiệt hại. Chi trả bằng tài sản vốn có - Chủ nợ về thừa kế và người thụ hưởng theo việc chi trả không hợp lệ (Khoản 3 Điều 1051 và Khoản 1 Điều 1038, Bộ luật Dân sự) trong trường hợp không thể nhận được khoản hoàn trả đầy đủ bằng tài sản thừa kế thì có thể được nhận chi trả bằng tài sản vốn có của người thừa kế (Khoản 1 Điều 1052, Bộ luật Dân sự). - Trong các trường hợp trên, chủ nợ của người thừa kế có quyền ưu tiên nhận hoàn trả từ tài sản vốn có của người thừa kế (Khoản 2 Điều 1052, Bộ luật Dân sự). go top
  • Copyright(c)1997-2023 Ministry of Government Legislation. All rights reserved.
  • creativecommons

Từ khóa » Khái Niệm Chủ Nợ Có đảm Bảo