Đôi Lời Về Dòng Lan đột Biến Gieo Hạt – Lan Cấy Mô - Thiên Lý Farm

Những ngày qua, khi “cơn sốt” hàng 5ct (năm cánh trắng) lên cao, không ít anh chị em chơi lan đã thắc mắc về vấn đề 5ct gieo hạt, cấy mô thì cây con sẽ ra hoa như thế nào? Không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất của vấn đề này. Thiên Lý farm xin được chia sẻ cùng anh chị em những hiểu biết của bản thân để mong anh chị em rõ hơn.

Về lý thuyết thì cây cấy mô là hình thức sinh sản vô tính. Giống như cây chiết, giâm cành nó sẽ mang 100% đặc điểm của cây mẹ (không có cây bố ở đây). Trong trường hợp này thì lan ươm keiki (chồi mọc ra từ mắt ngủ) có cấu trúc hình thể (thân, lá, hoa) giống mẹ 100% (trừ những trường hợp dùng thuốc kích thích gây tác động đến hệ gen).

Tuy nhiên, trường hợp cây mẹ là cây đột biến như cây 5ct, trắng tuyền (hàng rừng), chớp, lá biên,…thì cấu trúc nhiễm sắc thể của nó lỏng lẻo. Bộ nhiễm sắc thể này đang ở một trật tự mới (mới nên gọi là đột biến – chưa có từ trước đến giờ) nên nó rất kém bền. Cấu trúc nhiễm sắc thể mới dễ thay đổi dưới tác động của điều kiện bên ngoài. Trường hợp này chúng ta có thể thấy rõ ở lan giả hạc. Với đặc điểm là cấu trúc nhiễm sắc thể lỏng lẻo nên chúng rất dễ thay đổi cấu trúc hình thể như thân, lá, hoa ở những điều kiện nhiệt độ, ánh sáng khác nhau chúng khác nhau. Chính đặc điểm này làm cho lan giả hạc ở mỗi vùng miền khác nhau có hình thái khác nhau. Và cũng chính đặc điểm này làm cho lan giả hạc có nhiều dạng đột biến nhất (nào là giả hạc trắng, giả hạc châu như, giả hạc 5ct,…) Do đó với những dòng lan đột biến thì việc cấy mô đỉnh sinh trưởng cũng không mang lại kết quả 100% giống mẹ (do tác động của môi trường, hóa chất phòng thí nghiệm,…)

Vậy lan gieo hạt thì sao? Câu trả lời là kết quả hình thể (hoa) xổ số. Cây gieo hạt về lý thuyết sẽ mang 1/2 tính trạng của mẹ; 1/2 tính trạng của bố. Tuy nhiên chúng ta không có cây thuần chủng thì mọi tính toán lý thuyết đều sai (điều kiện của định luật Menden). Chúng ta có cây bố mẹ đột biến thì chúng ta hy vọng sẽ có nhiều cây con đột biến nhưng theo kiểu nào thì không ai biết trước. Chính điều này sẽ làm phong phú thêm về các cấu trúc hình thể của thế giới hoa lan nói riêng và cấu trúc hình thể sinh học nói chung.

Ngoài ra, lợi dụng đặc điểm cấu trúc nhiễm sắc thể lỏng lẻo của lan giả hạc mà Thiên Lý farm tiến hành nhiều phép lai tạo với những hình thể (mặt hoa) khác nhau (châu như lai trầm; trầm lai giả hạc; giả hạc trắng lai giả hạc; giả hạc Pháp lai giả hạc;…) nhầm mang lại sự đa dạng về hình thể cũng như mặt hoa cho sinh giới.

Vài thông tin gửi đến quý anh chị em, chúc các anh chị có thêm những sự lựa chọn hợp lý nhất!

P/S: Lan rừng gieo hạt thì sẽ giống hệt lan rừng chỉ là chúng ta đem gieo chúng trong môi trường đặc biệt hơn để chúng nảy mầm nhiều hơn, có nhiều cây hơn, phát triển tốt hơn chứ không hề ảnh hưởng gì đến hương thơm hay các vấn đề khác. Những sự tác động làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể để tạo ra cá thể mới trong khoa học là có nhưng khả năng đó ở nước ta hiện tại là chưa thể. Nên các anh chị đừng lo lan gieo hạt – cấy mô sẽ biến cây có hoa màu tím thành cây màu trắng và ngược lại được. Sự biến đổi ấy (nếu có) cũng là sự đột biến hoàn toàn tự nhiên mà tất cả chúng ta đều không biết trước. Lan cấy mô với việc sử dụng số mẫu cấy (thân hoặc lá, mà thường là đỉnh sinh trưởng) là đếm được nên cấp số nhân của nó rất thấp nên giá thành sẽ rất cao. Làm kinh tế không ai đi cấy mô trong điều kiện như thế!

Lan cấy mô Lan gieo hạt lan đột biến

Từ khóa » Hoa Lan Gieo Hạt Có Nên Trồng