Kỹ Thuật Nuôi Trồng Lan Gieo Hạt Và Nuôi Cấy Mô - Cẩm Nang Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
Lan con bao gồm lan gieo hạt và lan cấy mô được nuôi dưỡng trong các chai cấy, sau khi cây lan con đã phát triển tốt, cao 3 - 6cm, có bộ rễ cân đối với lá có thể lấy ra trồng ở môi trường bên ngoài. Ngoài kỹ thuật trồng lan bằng hạt và lan cấy mô thì trồng lan bằng phương pháp tách chiết cũng được áp dụng khá phổ biến bà con có thể tham khảo bài viết " Kỹ thuật nuôi trồng lan tách chiết".
Trồng lan con từ nuôi cấy mô (hình minh họa)
1. Các dụng cụ chuẩn bị để trồng lan
- Chậu to để chứa nước rửa lan, sau khi lấy lan ra khỏi chai
- Que móc uốn cong để lấy lan ra khỏi chai
- Rổ, khay chứa cây lan sau khi rửa lan
- Thuốc sát trùng để xử lý các chai, các cây lan bị nhiễm khuẩn
- Chậu nhỏ
- Chậu chung hoặc khay gỗ tự đóng có kích thước 30-40cm, thành cao 3-4cm, đáy có lót lưới nilon. Mỗi chậu chứa được khoảng 50 cây, mỗi khay gỗ chứa khoảng 200 cây. Trồng trong khay chậu chung thường bất lợi khi cây bị nhiễm bệnh, dễ lây lan.
- Bình phun hạt nhỏ
- Giá để các chậu và khay lan: cao trên mặt đất 70-100cm
- Giá thể: chủ yếu là xơ dừa nhỏ hoặc lớn
2. Kỹ thuật trồng lan
2.1. Lấy lan ra khỏi chai
Cẩn thận dùng móc lấy từng cây, nên lựa để lấy phần gốc ra trước, phần ngọn ra sau, tránh tổn thương lá và rễ của lan. Đối với các bình có cây lan đã quá lớn, không lấy ra được khỏi miệng chai thì có thể cho chai vào túi vải, đập nhẹ làm vỡ chai để lấy cây lan.
Hướng dẫn lấy lan nuôi cấy mô ra khỏi chai
2.2. Rửa sạch môi trường bám theo cây lan
- Sau khi lấy lan ra khỏi bình, đưa lan vào chậu nước, dùng tay quấy nhẹ để thạch từ từ rã ra, sau đó chuyển cây lan sang chậu nước khác, rửa 2-3 nước đến khi sạch thạch thì đưa cây ra khỏi nước ngay, không nên ngâm cây lan non trong nước lâu vì lá rễ bị thương có thể nhiễm nhiều nước, gây thối.
- Cần rửa sạch thạch vì đây là môi trường rất thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Rửa sạch môi trường bám trên lan nuôi cấy mô
2.3. Phân loại cây lan
Sau khi rửa sạch cần phân loại lan theo kích thước để khi trồng dễ chăm sóc. Cần xếp cây vào khay theo chiều đứng của cây để cây thoáng, không dược để dồn đống làm lan dễ bị thối. Để lan trong khay ở nơi thoáng mát có thể giữ vài ngày đến 1 tuần.
Phân loại cây lan (hình minh họa)
Nếu cây lan lớn, có thể trồng ngay vào chậu riêng, không cần qua giai đoạn chậu chung.
2.4. Trồng trong chậu riêng
Chậu riêng có đường kính 5-10cm, có lỗ ở đáy và có thể có lỗ ở bên thành. Chất trồng là xơ dừa, sợi, dớn, thanh nhỏ. Tất cả phải sạch, được phơi nắng để khử trùng. Nếu trồng ít có thể đun sôi hoặc hấp cách thủy để khử trùng.
Trồng lan nuôi cấy mô
Có thể dùng các cách sau để trồng lan tùy theo mùa vụ và độ ẩm của vườn:
- Cách 1:
Dùng 1 ít xơ dừa sợi đã thấm nước cho mềm, cuốn quanh gốc lan ở phần rễ, không che kín gốc lan, cho cây vào chậu, chèn than nhỏ xung quanh gốc cho chặt. Không được chôn kín phần cổ rễ dưới than. Đổ than còn cách mặt chậu khoảng 2-3cm là vừa.
- Cách 2:
Dùng xơ dừa miếng, cắt dài bằng khoảng chiều cao của chậu, mỗi miếng có kích thước 2-4cm. Kẹp rễ cây lan con vào giữa các miếng xơ dừa, sau đó đặt cây lan vào chậu, chèn xơ dừa cho chặt.
- Cách 3:
Kẹp rễ cây lan vào các miếng xơ dừa sau đó dùng dây bó các miếng xơ dừa lại tạo thành khối hình trụ, đặt các khóm lan trên các khung có lót lưới ở đáy cho thoáng.
- Cũng có thể chỉ dùng riêng than nhỏ cho vào chậu và trồng lan như cách 1, nhưng cây lan thường dễ đổ, tốc độ phát triển của cây lan chậm.
Cần chú ý:
- Đối với cây lan có rễ thoáng: Vanda, Rhyncostylis... cần dùng chậu có nhiều lỗ bên thành, giá thể cũng phải thoáng, khối than to.
- Khi kẹp cây lan trong xơ dừa phải có độ chặt vừa phải, không chặt quá làm rễ để bị dập, không lỏng quá cây dễ đổ, khi tưới, gió dễ bị lung lay, đầu rễ bị chấn thương, khó phát triển tốt được.
- Không được trồng lan quá sâu dễ bị úng thối, cổ rễ luôn phải nổi trên mắt giá thể.
- Sau khi trồng phải ghi thẻ theo dõi tên, ngày trồng để tiện theo dõi, quản lý.
2.5. Trồng trong chậu chung
Các cây lan nhỏ phải trồng chung trong khay hoặc trong chậu để cây sinh trưởng tốt mới có thể đem trồng riêng ra chậu hoặc giá thể được. Có thể áp dụng các cách sau:
Trồng lan trong chậu chung
- Dùng xơ sợi quả dừa già, đập tơi ra, ngâm cho ướt, cắt bằng 2 đầu khoảng 5cm, đạt cây lan con vào, sao cho phần gốc của cây lan ở sát trên mặt cắt của xơ dừa, phần rễ trải dọc trong xơ dừa. Không bó gốc lan lún sâu vào trong xơ dừa, dễ thối cây. Sau khi bó xong, dùng sợi xơ dừa cột ngang 1 vòng cho vừa chặt. Đặt các bó lan vào khay hình chóp, chèn chặt để cây đứng thẳng và phía đáy khay vẫn có khoảng trống, mép trên của chậu ngang với đầu trên của các bó xơ dừa.
- Nếu dùng chậu chung với xơ dừa thì cho xơ dừa đã cắt ngắn vào châu, chiều cao thấp hơn miệng chậu 1 chút. Lèn xơ dừa cho chặt vừa phải, dùng que nhọn chọc lỗ ở khay có xơ dừa và cấy lan vào, chỉ cấy đúng phần rễ, không lấp quá sâu. Khoảng cách giữa các cây vừa phải, không dày quá sau này khó tách cây. Cách này thườn áp dụng vào mùa khô vì xơ dừa giữ ẩm tốt.
- Nếu giá thể là than thì không nên dùng than quá to hoặc quá nhỏ, nên dùng than có kích thước 0,6-2,0cm3, đưa cây lan vào chậu lần lượt từ thành chậu vào giữa chậu và kín chậu để cây dựa vào nhau, đứng vững. Khoảng cách giữa các cây hợp lý để khi cây mọc không bị chen chúc, dễ úng thối vì độ ẩm cao.
- Nếu dùng khay nhựa hoặc gỗ, thì cũng xếp các cây có kích thước bằng nhau vào khay, có thể không cần dùng giá thể. Xếp cây từ mép khay vào giữa và kín khay.
Sau 1-3 tháng, cây lan phát triển tốt, sẽ được tách ra trồng vào chậu riêng.
2.6. Sang chậu lớn
Trồng lan sang chậu lớn
- Sau khi trồng trong chậu riêng 1-3 tháng, cây tương đối lớn thì ta chuyển chúng sang trồng ở chậu lớn.
- Dùng chậu lớn, pha thuốc sát trùng, ngâm cả khay trong nước để rễ bung ra khỏi chậu con, hoặc có thể tưới thật đẫm để dễ nhấc lan ra khỏi chậu nhỏ, đưa lan vào chậu lớn, thêm giá thể (than) cụ to ở dưới, nhỏ ở trên.
- Không nên trồng bằng cách lồng cả chậu con trong chậu lớn vì không thể thay giá thể mới cho lan được.
Nguồn: Giáo trình Hoa Lan - Đại học Thái Nguyên (Trường Đại học Nông Lâm) Xem thêm chủ đề: cây lan, hoa lan, trồng lan gieo hạt, trồng lan nuôi cây mô, kỹ thuật trồng lan con gieo hạt, kỹ thuật trồng lan nuôi cấy từ nuôi cấy mô, kỹ thuật trồng lan con, cách trồng lan con từ gieo hạt, cách trồng lan con từ nuôi cấy mô, .... FLC Sầm SơnTừ khóa » Hoa Lan Gieo Hạt Có Nên Trồng
-
Có Nên Trồng Lan Gieo Hạt Đột Biến Không?
-
Lan Gieo Hạt Và Lan Cấy Mô Có đặc điểm Gì?
-
Chia Sẻ Kiến Thức Về Lan đột Biến Gieo Hạt - Giống Hoa Lan Cấy Mô
-
Đôi Lời Về Dòng Lan đột Biến Gieo Hạt – Lan Cấy Mô - Thiên Lý Farm
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Gieo Hạt Hiệu Quả Nhất ...
-
PHI ĐIỆP 5 CÁNH TRẮNG GIEO HẠT RA SAO VÀ CÓ NÊN MUA???
-
Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Gieo Hạt
-
Kỹ Thuật Trồng Lan Từ Cốc Sau Khi Ra Chai
-
Nguyễn Quốc Tư - Tâm Sự Về Giống Lan Phi điệp Gieo Hạt... | Facebook
-
TRỒNG LAN TỪ HẠT | Vườn Lan Bình Dương
-
CÁCH GIEO HẠT LAN RỪNG - Lan Tự Nhiên
-
Phương Pháp Trồng Lan Từ Hạt Và Cấy Mô Phần 1
-
Kỹ Thuật Nhân Giống Hoa Phong Lan Phần 2
-
CÁCH GIEO HẠT LAN TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN - .vn