Kỹ Thuật Nhân Giống Hoa Phong Lan Phần 2
Có thể bạn quan tâm
Với những phát minh và kỹ thuật khoa học mới mẻ, chuyện nhân giống hoa lan không còn ở phạm vi cắt cành, tách nhánh hay gieo hạt theo phương thức cổ xưa khi được khi không nữa. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin chỉ trình bầy việc nhân giống một cách tổng quát để chúng ta có một ý niệm chung. Nếu muốn hiểu rõ ngọn ngành cần phải tìm hiểu kỹ càng hơn hay nói cách khác là phải theo một lớp huấn luyên chuyên ngành.
1. Tách nhánh - Nhiều giống lan mỗi năm mọc thêm vài ba nhánh mới. Sau vài năm cây lan đã trở thành một khóm lớn có 9 - 10 nhánh. Những nhánh già nếu để lại chỉ là chiếc bầu chứa nước chứ không ra hoa và cũng không mọc cây non nữa. Để lại chỉ thêm chật chỗ, nhưng nếu tách rời ra, những nhánh già vì lý do sinh tồn sẽ mọc cây non. Khi tách ra, chúng ta cần phải có từ 3 - 5 nhánh. Nếu chỉ có 1 - 2 nhánh cây có thể chết vì không đủ sức, những nhánh non dù có mọc ra cũng khó lòng có hoa được. - Khi tách nhánh nên dùng dao kéo đã khử trùng và phun thuốc sát trùng vào các vết cắt hay những chỗ bị phạm. Thời gian tách nhánh tốt nhất là sau khi hoa tàn hay trong mùa hè. Không nên tách vào cuối mùa thu hay mùa đông.
2. Tạo củ giả Khi tách ra, những củ già của các giống lan như Cymbidium, Oncidium, Encyclia, Stanhopea ... đừng nên vất đi, vì những củ này thường mọc ra cây non. Cần phải cắt bỏ rễ thối, lá già rồi để vào chỗ rợp mát, thỉnh thoảng phun nước cho củ khỏi khô héo. Khoảng vài tháng sau các củ này sẽ mọc cây non, đơi khi cây mọc rễ khoảng 4 - 5 cm hãy đem ra trồng. 3. Tách cây con Những loài như Phalaenopsis hay Dendrobium thường mọc cây non (keiki) sau khi hoa đã tàn. Khi đó chúng ta vẫn tưới bón cho cây mẹ như thường. Khi cây non ra rễ dài khoảng 4 - 5 cm sẽ dùng dao kéo đã khử trùng tách ra và đem trồng với những vật liệu cỡ nhỏ.
4. Cắt cành Chúng ta cũng có thể nhân giống bằng cách cắt khúc cành hoa hay thân cây với những loại lan sau: a) Phalaenopsis Là một loài lan thân đơn, ít khi mọc cây con ở gốc, nhưng lại hay mọc cây con ở trên đốt của cành hoa. Có 3 cách nhân giống: - Khi bông hoa đầu tiên vừa nở, phía dưới có 2 - 3 đốt không có hoa nhưng có chiếc vỏ bọc. Dùng dao hay tăm nhọn tách vỏ này ra, tránh phạm đến mầm bên trong, bôi thuốc mọc cây non (keiki paste) có chất Cytokinin giá bán khoảng 4 - 5$ USD vào mầm đó. Khi hoa tàn hãy cắt phía trên đi. Vài tháng sau sẽ mọc cây con, khi cây con ra rễ dài 4 - 5 cm, cắt ra và đem trồng - Khi hoa đã tàn hết, cắt cành hoa sát đến tận gốc rồi cắm vào trong ly nước có pha phân bón 30 - 10 - 10 rất loãng 1/4 thìa cà phê cho 4 lít nước và lâu lâu lại thay nước một lần. Có người dùng nước dừa (coconut milk) thay cho nước lạnh, nhưng cách này dễ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm cho nên cần phải cho vài giọt Physan 20 hay Peroxide hydrogen vào. Để ở nơi rợp mát với nhiệt độ từ 75 - 80°F hay 25°C trở lên, vài tháng sau sẽ mọc cây non ở các đốt. - Cắt các đốt ở dưới bông hoa đầu tiên (những đốt không có hoa) mỗi đầu chừa ra khoảng 2 - 3 cm, ngâm vào nước sát trùng trong vòng 20 phút rồi bỏ vào trong một chiếc bình bịt kín lai và để như trên.
b) Dendrobium, Phaius Khi hoa tàn, cắt thân cây ra từng khúc như trên hay để nguyên cây, ngâm vào nước có pha chất sát trùng rồi đặt lên khay có rêu sphagnum moss. Để vào chỗ rợp mát và ấm như trên, vài tháng sau sẽ mọc cây con. Xin xem chi tiết trong bài "Nhân giống Đăng Lan". c) Aerides, Ascocenda, Arachnis, Renathera, Vanda, Staurochilus ... - Những cây lan thuộc các loài kể trên thường mọc quá dài và một đôi khi lại bị thối ngọn hay thối gốc nhất là Ascocenda và Vanda. Trường hợp này nếu không cắt ra và kịp chữa trị cây sẽ chết. - Khi cây lan mọc quá dài, có thể cắt ra làm nhiều đoạn theo như hình bên, mỗi đoạn cần tối thiểu phải có từ 3 - 5 đốt và 2 - 3 rễ, gốc cây cũng vậy. Sau đó bôi thuốc sát trùng vào 2 đầu, có thể dùng vôi ăn trầu thay thế. - Nếu cây bị thối ngọn, hay thối gốc, dùng dao thật sắc đã khử trùng để thân cây không bị dập. Cắt cho tới khi nào không còn thấy chấm đen ở trong lõi và phải cắt thêm vào chừng 3 cm nữa, bôi thuốc sát trùng và để vào chỗ mát và ấm mỗi ngày phun nước một lần, nhánh mới và rễ mới sẽ mọc ra. 5. Thụ phấn Nếu chỉ muốn thu phấn (hand pollination) hay lai giống một vài cây như Cymbidium, Cattleya chúng ta có thể thực hành trong một vài phút, nhưng nếu muốn có hoa đẹp chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng. Bởi vì khi thụ phấn giữa những bông hoa cùng một cây hay với 2 cây khác nhau. Thí dụ ta khi lai cây hoa vàng với cây hoa đỏ tưởng sẽ là có mầu cam nhưng kết quả không như ý muốn bởi vì nhưng cây cha và cây mẹ có khi đã lai giống nhiều lần. Chỉ có những giống lan nguyên thủy mới giữ được nguyên tính một phần nào. 6. Gieo hạt Nhân giống bằng cách gieo hạt (seedling) gồm có 3 điều chính yếu: - Thời điểm lấy hạt, có giống phải lấy hạt khi quả lan còn xanh, có giống lại phải đợị khi quả chin. Thời gian khoảng từ 50 ngày cho tới 260 ngày, trái lan có thể cho từ vài chục cho đến trên nửa triệu hạt. - Việc trồng lan từ hạt hay trồng lan trong ống nghiệm không phải là dễ dàng, cần phải có những dụng cụ và nhiều lần kinh nghiệm. Vấn đề chính là phải khử trùng khử nấm trước khi geo hạt. - Thời gian từ khi mọc ra từ hạt cho tới khi ra hoa khoảng từ 2 năm như Phalaenopsis và 9 - 10 năm cho Dendrobium speciosum. 7. Cấy mô - Cấy mô là kỹ thuật nhân giống nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Người ta có thể cấy một loạt ra hàng ngàn hay hàng trăm ngàn cây lan nhỏ với đặc tính y hệt như cây lan mẹ. - Những cây lan nhỏ này được lấy ra từ tế bào của lá, rể nhưng phần lớn từ lõi của các mầm non mới mọc. Thông thường người ta cắt thành 20 mảnh nhỏ, sau đó được bỏ vào trong một dung dịch đặc biệt rồi cho vào máy lắc chậm chạp xoay vòng hoặc nghiêng sang bên phải rồi bên trái, để cho các mảnh này chỉ lớn lên và không ra lá hay ra rễ. - Sau đó lại cắt ra thành 300 - 400 mảnh rồi tiếp tục như vậy cho tới 7.000 - 8.000 mảnh nhỏ hay nhiều hơn nữa. Cuối cùng người ta cho vào những chai (Flask) để cho cây mọc lên như gieo từ hạt. - Nếu các bạn muốn nhân giống hãy chịu khó đọc kỹ để hiểu bíết tường tận về phương pháp, kỹ thuật, dụng cụ ... để không đến nỗi hoàn toàn thất bại.
Sưu tầm
- Các bài viết liên quan
- Phương pháp nuôi cấy giả hành
- Nhân giống hoa lan bằng phương pháp phân nhánh
- Nhân giống lan Giả Hạc đơn giản
- Nuôi cấy mắt cây trong môi trường nuôi trồng (in vitro)
- Nhân giống lan bằng cách giâm cành lan
- Nhân giống lan dendro Thái
- Quy trình nhân giống hoa địa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Cách nhân giống lan Thiên Nga
- Cách ươm chồi non - Keiki cho Lan thân thòng
- Quy trình nhân giống hoa Lan bằng phương pháp nuôi cấy in-vitro
- Kỹ thuật nhân giống hoa lan
- Nhân giống Phong Lan
- Ươm kei thân thòng, thành công dễ hay khó
Từ khóa » Hoa Lan Gieo Hạt Có Nên Trồng
-
Có Nên Trồng Lan Gieo Hạt Đột Biến Không?
-
Lan Gieo Hạt Và Lan Cấy Mô Có đặc điểm Gì?
-
Kỹ Thuật Nuôi Trồng Lan Gieo Hạt Và Nuôi Cấy Mô - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Chia Sẻ Kiến Thức Về Lan đột Biến Gieo Hạt - Giống Hoa Lan Cấy Mô
-
Đôi Lời Về Dòng Lan đột Biến Gieo Hạt – Lan Cấy Mô - Thiên Lý Farm
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Gieo Hạt Hiệu Quả Nhất ...
-
PHI ĐIỆP 5 CÁNH TRẮNG GIEO HẠT RA SAO VÀ CÓ NÊN MUA???
-
Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Gieo Hạt
-
Kỹ Thuật Trồng Lan Từ Cốc Sau Khi Ra Chai
-
Nguyễn Quốc Tư - Tâm Sự Về Giống Lan Phi điệp Gieo Hạt... | Facebook
-
TRỒNG LAN TỪ HẠT | Vườn Lan Bình Dương
-
CÁCH GIEO HẠT LAN RỪNG - Lan Tự Nhiên
-
Phương Pháp Trồng Lan Từ Hạt Và Cấy Mô Phần 1
-
CÁCH GIEO HẠT LAN TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN - .vn