Đường 2 Chiều Là Gì, Quy định Mới Nhất 2022 Về đường 2 Chiều
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Đường 2 chiều là gì?
- 2. Những trường hợp được gọi là đường 2 chiều
- 3. Các loại biển báo trên đường 2 chiều cần chú ý
- 4. Các lỗi vi phạm biển báo trên đoạn đường 2 chiều và mức phạt
- 4.1 Lỗi đè vạch đường 2 chiều
- 4.2 Vượt phải ô tô trên đoạn đường 2 chiều
- 4.3 Phí phạt khi đi sai làn đường
- 5. Quy định về tốc độ lưu thông trên đoạn đường 2 chiều
Đường 2 chiều là gì, đường 2 chiều bao gồm những biển báo, ký hiệu nào? Cách phân biệt đường 2 chiều như thế nào và phải làm sao để tránh được các lỗi vi phạm khi lưu thông trên đường 2 chiều? Tất cả sẽ được Zestech giải đáp ngay dưới bài chia sẻ dưới đây, hãy chú ý để tránh sai phạm những lỗi phạt nóng cũng như phạt nguội nhé!
Xem ngay:
- Biển báo đường 2 chiều có ý nghĩa gì?
- Đường 1 chiều là gì? Có được phép lùi xe trên đường 1 chiều?
- Biển báo đường 1 chiều và những chú ý khi di chuyển trên đường 1 chiều
1. Đường 2 chiều là gì?
Đường 2 chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và chiều về trên cùng 1 làn đường mà không có dải phân cách ở giữa. Theo quy định tại Điều 3 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 1/7/2020 về biển báo đường bộ quy định như sau:
- Đường dành cho các phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới được lưu thông, tách biệt phần đường dành cho phương tiện thôi sơ, người đi bộ bằng dải phân cách hay vạch sơn dọc liền, được chỉ dẫn bằng biển báo hay vạch sơn.
- Đường dành cho một số loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hay vài loại phương tiện được lưu thông, tách biệt phần đường cho phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hay vạch sơn.
- Đường dành cho các phương tiện thô sơ, người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt so với phần đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới được chỉ dẫn bằng dải phân cách hay sơn dọc liền.
- Đường ưu tiên là đường mà các phương tiện tham gia thông trên đó được các phương tiện tham gia giao thông từ các hướng khác nhường phần đường khi đi qua đoạn đường giao nhau. Lưu ý tuyến đường đó phải có biển báo hiệu đường ưu tiên.
2. Những trường hợp được gọi là đường 2 chiều
Theo quy chuẩn 41 của điều lệ báo hiệu đường bộ:
- Những đường mà chiều đi và chiều về được phân ra bởi dải phân cách và các vạch dọc liền nhau. Trong đó các phương tiện sẽ không được phép lưu thông trên dải phân cách đó.
- Dải phân cách được chia làm 2 làn đường hoàn toàn riêng biệt. Thường là dải phân cách được làm bằng bê tông, bò vỉa hoặc là dải đất được dự trữ. Những vạch dọc liền vẽ giữa 2 chiều đường sẽ không được xem là dải phân cách của đường 2 chiều.
- Để được công nhận là đường 2 chiều thì tuyến đường đó phải là tuyến đường đôi đúng nghĩa theo quy định, có 2 làn xe trở lên và đặc biệt tuyến đường đó phải có dải phân cách ở giữa
3. Các loại biển báo trên đường 2 chiều cần chú ý
– Biển số W.204 là biển báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông biết được đây là đoạn đường 2 chiều.
Ý nghĩa biển số: Biển báo hiệu đường 2 chiều để báo trước sắp đến đoạn đường vì lý do đang trong thời gian sửa chữa hoặc có trở ngại ở 1 phía đường nên phải giải quyết vấn để đi lại của phương tiện ở phía đường còn lại để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hay thường xuyên nên các chiều xe đi và chiều xe về phải chung nhau.
– Biển W.234 là biển báo giao nhau với đường 2 chiều
Ý nghĩa biển số: là biển báo có tác dụng để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện giao thông rằng phía trước có đoạn đường giao nhau với đường 2 chiều.
4. Các lỗi vi phạm biển báo trên đoạn đường 2 chiều và mức phạt
4.1 Lỗi đè vạch đường 2 chiều
Theo Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP do Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính các lỗi vi phạm giao thông đường bộ có ghi rõ:
Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng đối với lỗi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đè vạch liền. Xử phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với các lỗi đi sai làn đường lưu thông quy định. Trong lỗi đè vạch thì bạn vẫn đi đúng phần đường dành cho phương tiện của mình nhưng có chèn bánh xe lên vạch kẻ đường. Trong lỗi đi sai làn, phương tiện của bạn đã đi sai làn đường không dành cho phương tiện theo quy định. Trong trường hợp gây tai nạn, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn để áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau như giữ giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
4.2 Vượt phải ô tô trên đoạn đường 2 chiều
Theo Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư 06/2016/TT-BGTVT và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định như sau: Vượt phải chỉ bị cấm nếu đường đi chỉ có 1 làn đường và khi vượt phải trên tuyến đường có 2 làn đường trở lên sẽ không bị bắt lỗi vượt phải. Trong trường hợp đường có từ 2 làn trở lên, để vượt trước người điều khiển phương tiện có tốc độ chậm hơn, người vượt phải chuyển làn đúng nơi quy định, thực hiện đúng và đủ tín hiệu, đồng thời phải chạy đúng tốc độ vượt qua, đảm bảo an toàn sau đó quay lại làn xe cũ nếu muốn.
4.3 Phí phạt khi đi sai làn đường
– Đối với xe máy: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng theo quy định (Không tính trường hợp gây tai nạn giao thông)
– Đối với ô tô: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 1 đén 3 tháng theo quy định (Không tính trường hợp gây tai nạn giao thông)
5. Quy định về tốc độ lưu thông trên đoạn đường 2 chiều
Quy định về tốc độ lưu thông trên đoạn đường 2 chiều bao gồm:
- Vận tốc tối đa là 60km/h dành cho các phương tiện xe cơ giới trừ những phương tiện được quy định tại Điều 8 của Thông Tư 31/2021-TT-BGTVT.
- Vận tốc tối đa là 90km/h dành cho các phương tiện là xe ô tô 4 đến 7 chỗ ngồi hoặc xe ô tô chở từ 3 người trở lên (trừ trường hợp xe bus) và xe có tải trọng tối đa 3,5 tấn.
- Vận tốc tối đa là 70km/h dành cho các phương tiện là dòng xe buýt, xe ô tô đầu kéo rơ mooc, ô tô chuyên dụng và mô tô.
- Vận tốc tối đa là 60km/h dành cho các phương tiện là dòng ô tô kéo rơ mooc, các dòng xe kéo và ô tô trộn vữa bê tông.
- Vận tốc tối đa là 40km/h dành cho các loại phương tiện là xe chuyên dụng, xe gắn máy, xe máy điện và các dòng xe tương tự.
Nắm được khái niệm đường 2 chiều là gì và những quy định về đường 2 chiều sẽ giúp bạn tự tin khi lưu thông trên tuyến đường 2 chiều. Hy vọng rằng bài viết này sẽ thật hữu ích và cung cấp những thông tin cần thiết dành cho bạn. Tìm hiểu thêm về những thông tin về màn hình ô tô bằng cách liên hệ Zestech hoặc gọi hotline 1900 988 910!
Xem thêm:
- Tuyến đường đối ngoại là gì?
- Đường đôi là gì?
- Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền?
1/5 - (1 bình chọn) Tác giả: sonvutruong
Từ khóa » Khái Niệm đường 1 Chiều Và 2 Chiều
-
Làm Thế Nào để Biết Mình đang đi Trên đường 1 Chiều Hay 2 Chiều?
-
Phân Biệt đường đôi Và đường 2 Chiều, đường 1 Chiều
-
Phân Biệt đường 1 Chiều ,2 Chiều Và đường đôi. - YouTube
-
Đường 2 Chiều: Ký Hiệu | Biển Báo Và Cách NHẬN DIỆN đúng
-
Đường Một Chiều Là Gì? Cách Lưu Thông Đúng Trên ... - Taxi Tải
-
Đường đôi, đường 2 Chiều & đường 1 Chiều Phân Biệt Như Thế Nào?
-
Thảo Luận Chung Làm Sao Biết đường 1 Chiều Hay 2 Chiều
-
Đường 1 Chiều Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đường Một Chiều Là Gì? Và Những Quy định Về Xử Phạt Giao Thông
-
Đường 2 Chiều Là Gì? Cách Nhận Biết Đường 2 Chiều Cụ Thể
-
Phân Biệt đường 1 Chiều ,2 Chiều Và đường đôi. - Sàn Ô Tô Việt Nam
-
Thế Nào Gọi La đường Hai Chiều - Học Tốt
-
Theo Luật Giao Thông Đường Bộ Có Mấy Loại Đường? Đường Đôi ...
-
Đường Hai Chiều Là đường Như Thế Nào? - Ngân Hàng Pháp Luật