Đường đôi, đường 2 Chiều & đường 1 Chiều Phân Biệt Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Đường đôi, đường 2 chiều & đường 1 chiều phân biệt như thế nào?
Là câu hỏi mà Quang nhận được rất nhiều trong những video liên quan đến giới hạn tốc độ.
Vậy trong bài viết này Quang sẽ chia sẻ với bạn cách nhận diện các loại đường & một số thông tin liên quan đến tốc độ tối đa trên từng loại đường nha!
- 1. Khái niệm đường đôi, đường 2 chiều & đường 1 chiều
- 2. Văn bản quy định
- 3. Các biển báo hiệu có liên quan
- 4. Tốc độ tối đa trên các loại đường
- 4.1 Tốc độ tối đa trong khu đông dân cư
- 4.2 Tốc độ tối đa ngoài khu đông dân cư
1. Khái niệm đường đôi, đường 2 chiều & đường 1 chiều
- Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách ở giữa theo chiều dọc của đường (bê tông, hộ lan tôn song hoặc dải đất dự trữ).
Lưu ý: Nếu tháo dỡ dải phân cách ở giữa thì đường đôi trở thành đường 2 chiều. Nếu một phía đường trên đoạn đường đôi bị hư hỏng phải sửa chữa, buộc các phương tiện phải đi trên phía đường đôi còn lại thì đoạn đường đôi mà các phương tiện đang đi trở thành đường 2 chiều.
- Đường 2 chiều là đường có chiều đi và chiều về được phân cách với nhau bằng vạch kẻ đường (tức là không có dải phân cách ở giữa như đường đôi).
- Đường 1 chiều là đường chỉ cho phép các phương tiện giao thông được đi theo một hướng nhất định. Chỉ có những xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ thì mới được đi ngược đường.
2. Văn bản quy định
Khái niệm về đường đôi, đường 2 chiều, đường 1 chiều được quy định tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ và Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
3. Các biển báo hiệu có liên quan
- Biển số W.235 “Đường đôi”: Báo cho người điều khiển phương tiện biết sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng. Biển báo này là biển báo nguy hiểm thường được đặt ở đầu những đoạn đường đôi.
- Biển số W.236 “Kết thúc đường đôi”: Báo cho người điều khiển phương tiện biết sắp kết thúc đoạn đường đôi (tức sắp hết đoạn đường có dải phân cách cứng ở giữa). Đây cũng là 1 loại biển báo nguy hiểm.
- Biển số W.204 “Đường 2 chiều”: Báo sắp đến đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung trên một phía đường (do ở phía đường còn lại đang sửa chữa hoặc có trở ngại) hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời. Biển này cũng được sử dụng để báo chuẩn bị chuyển sang đường đi chung hai chiều hoặc hết đoạn đường một chiều, bắt đầu đi hai chiều.
- Biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”: Biển này đặt trên đường một chiều để báo trước sắp đến vị trí giao nhau với đường hai chiều.
- Biển số I.407 (a, b, c) “Đường một chiều”: Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều. Biển này chỉ cho phép các loại phương tiện giao thông đi theo chiều vào theo mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại (trừ các xe ưu tiên). Đây là biển báo hiệu lệnh, được đặt sau hoặc trước nơi đường giao nhau.
- Biển số P.102 “Cấm đi ngược chiều”: Để báo đường cấm các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên.
4. Tốc độ tối đa trên các loại đường
4.1 Tốc độ tối đa trong khu đông dân cư
Loại phương tiện | Đường đôi | Đường 2 chiều | Đường 1 chiều 2 làn xe trở lên | Đường 1 chiều 1 làn xe |
Ô tô, mô tô và các loại xe khác | 60 km/h | 50 km/h | 60 km/h | 50 km/h |
Đối với xe gắn máy (dưới 50cm3), xe điện | 40 km/h | 40 km/h | 40 km/h | 40 km/h |
4.2 Tốc độ tối đa ngoài khu đông dân cư
Loại phương tiện | Đường đôi | Đường 2 chiều | Đường 1 chiều 2 làn xe trở lên | Đường 1 chiều 1 làn xe |
Xe con, xe đến 30 chỗ; xe tải từ 3,5 tấn trở xuống | 90 km/h | 80 km/h | 90 km/h | 80 km/h |
Xe trên 30 chỗ; xe tải trên 3,5 tấn | 80 km/h | 70 km/h | 80 km/h | 70 km/h |
Mô tô; xe buýt; xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe chuyên dùng: | 70 km/h | 60 km/h | 70km/h | 60 km/h |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác | 60 km/h | 50 km/h | 60 km/h | 50 km/h |
Đối với xe gắn máy (dưới 50cm3), xe điện | 40 km/h | 40 km/h | 40 km/h | 40 km/h |
Có thể bạn sẽ thích:
- 7 loại vạch kẻ đường cần lưu ý để tránh mất tiền
- Tải phần mềm ôn tập mô phỏng các tình huống giao thông
- Vạch xương cá là gì? Đi vào có bị phạt hay không?
Từ khóa » Khái Niệm đường 1 Chiều Và 2 Chiều
-
Làm Thế Nào để Biết Mình đang đi Trên đường 1 Chiều Hay 2 Chiều?
-
Phân Biệt đường đôi Và đường 2 Chiều, đường 1 Chiều
-
Phân Biệt đường 1 Chiều ,2 Chiều Và đường đôi. - YouTube
-
Đường 2 Chiều: Ký Hiệu | Biển Báo Và Cách NHẬN DIỆN đúng
-
Đường Một Chiều Là Gì? Cách Lưu Thông Đúng Trên ... - Taxi Tải
-
Thảo Luận Chung Làm Sao Biết đường 1 Chiều Hay 2 Chiều
-
Đường 2 Chiều Là Gì, Quy định Mới Nhất 2022 Về đường 2 Chiều
-
Đường 1 Chiều Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đường Một Chiều Là Gì? Và Những Quy định Về Xử Phạt Giao Thông
-
Đường 2 Chiều Là Gì? Cách Nhận Biết Đường 2 Chiều Cụ Thể
-
Phân Biệt đường 1 Chiều ,2 Chiều Và đường đôi. - Sàn Ô Tô Việt Nam
-
Thế Nào Gọi La đường Hai Chiều - Học Tốt
-
Theo Luật Giao Thông Đường Bộ Có Mấy Loại Đường? Đường Đôi ...
-
Đường Hai Chiều Là đường Như Thế Nào? - Ngân Hàng Pháp Luật