F0 Nên ăn Trái Cây Gì? Các Loại Trái Cây Bị Covid Nên ăn | VinID
Có thể bạn quan tâm
Trái cây là một trong những thực phẩm tốt cho F0 bởi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng có vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch, giảm biến chứng do virus, vi khuẩn gây ra. Vậy F0 nên ăn trái cây gì để nhanh chóng hồi phục cơ thể? Cùng VinID tìm hiểu ngay nhé!
TẢI APP MUA TRÁI CÂY NGAY!
Nội dung chính
- 1. Các loại trái cây F0 nên ăn để bồi bổ cơ thể
- 1.1. Đu đủ
- 1.2. Kiwi
- 1.3. Cam
- 1.4. Táo
- 1.5. Dưa hấu
- 1.6. Dừa
- 1.7. Nho
- 2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19
- 2.1. Những thực phẩm người mắc Covid-19 nên kiêng
- 2.2. Lưu ý cần biết khi chuẩn bị thực đơn cho F0
1. Các loại trái cây F0 nên ăn để bồi bổ cơ thể
1.1. Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao, chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày. Trong đu đủ còn chứa papain – một loại enzyme tiêu hóa có khả năng chống viêm rất tốt. Ngoài ra, còn là nguồn cung cấp kali, vitamin A, C, E, B, folate, magie, đồng,… là những dưỡng chất có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ tái tạo tế bào, ngăn ngừa tác hại do các gốc tự do gây ra.
Ăn đu đủ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn gây cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng hô hấp.
1.2. Kiwi
Nếu chưa biết F0 nên ăn trái cây gì thì bạn có thể bổ sung kiwi vào khẩu phần ăn. Với hương vị thanh mát, đây là một trong những loại quả được F0 khá yêu thích. Ngoài ra, kiwi chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết và quan trọng như kali, vitamin C, vitamin K và folate. Trong đó, vitamin C sẽ giúp làm tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Các thành phần khác có trong quả kiwi cũng giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.
TẢI APP MUA TRÁI CÂY NGAY!
1.3. Cam
Người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nên ăn các trái cây họ cam, quýt. Chúng có nhiều vitamin C giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh Interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Đừng quên rằng, vitamin C có khả năng giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, cúm, ho, sốt,… Nên cam, quýt được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.
1.4. Táo
Táo mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Nó chứa chất chống oxy hóa, glucose, axit folic, vitamin B, C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ đào thải cholesterol giúp làm ổn định huyết áp, cải thiện tiêu hóa thông qua hàm lượng chất xơ,… Vỏ quả táo cũng chứa chất oxy hóa, quercetin – một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ phổi khá hiệu quả.
TẢI APP MUA TRÁI CÂY NGAY!
1.5. Dưa hấu
Dưa hấu là trái cây có vị ngọt thanh mát, hấp dẫn. Đặc biệt là chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: kali, magie và vitamin như vitamin C, beta carotene (giúp sản xuất vitamin A), vitamin B1, B5, B6,…
Người mắc COVID-19 có thể ăn dưa hấu để bổ sung thêm dưỡng chất, nước và chất xơ tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt là vitamin A, C, lycopen có trong dưa hấu giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
1.6. Dừa
Khi không may mắc phải COVID-19 và bị sốt, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, điện giải thì bạn có thể uống nước dừa tươi để bù lượng ion đã mất.
TẢI APP MUA TRÁI CÂY NGAY!
1.7. Nho
Nho là đáp án tiếp theo cho câu hỏi F0 nên ăn trái cây gì. Trong quả nho chứa Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, chống lại sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào, các nguyên sinh chất trong cơ thể. Vì vậy, ăn nho sẽ giúp chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra đường glucose, fructose dễ hấp thụ trong quả nho kết hợp với vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19
2.1. Những thực phẩm người mắc Covid-19 nên kiêng
Bên cạnh những loại hoa quả nêu trên, trong quá trình điều trị hoặc sau khi điều trị COVID-19, bạn cần chú ý hạn chế các loại thực phẩm sau:
2.1. Cafe
Đối với người mắc COVID-19, khi biết mình nhiễm bệnh, tâm lý chung thường rất lo lắng, căng thẳng kèm theo triệu chứng khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi,… Do vậy, việc uống đồ uống chứa nhiều caffeine như cafe sẽ gây kích thích thần kinh, không tốt cho sức khỏe.
Với những người ít sử dụng cafe thì càng có nguy cơ tăng biểu hiện hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, rối loạn nhịp tim,… Đặc biệt, trong trường hợp người mắc COVID-19 có triệu chứng sốt, tiêu chảy… không nên uống cafe để phòng nguy cơ mất nước.
2.2. Nội tạng động vật
Những món ăn được chế biến từ nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn thịt. Người bị nhiễm COVID-19 thì hệ thống tiêu hóa không khỏe mạnh, không tiêu thụ hoàn toàn được những chất đó. Sự tích tụ chất béo dẫn đến các vấn đề về tim mạch, béo phì. Vậy nên, F0 cần nói không với các loại thực phẩm này.
2.3. Thức ăn nhiều muối
Thức ăn nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, rau củ muối chua… không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nhóm thực phẩm này được các chuyên gia khuyến cáo người bị F0 không nên ăn. Mặt khác, khi bị nhiễm COVID-19, nếu ăn những loại thực phẩm này sẽ làm tổn thương các cơ quan nội tạng, khiến thân thể của bạn yếu đi, không đủ sức chống lại COVID-19.
2.2. Lưu ý cần biết khi chuẩn bị thực đơn cho F0
- Người mắc COVID-19 cần cố gắng ăn ít nhất 5 – 6 phần trái cây và rau quả trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể thêm các loại trái cây vào sữa lắc hoặc xay sinh tố để đa dạng khẩu vị hơn.
- Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4 – 5 – 1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
- Số 4 – chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), lipid (động vật và thực vật), protein (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.
- Số 5 – có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm bao gồm: Nhóm lương thực (các loại gạo, mì); nhóm thịt các loại, cá, hải sản; nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, lạc, vừng,…); nhóm củ quả màu vàng, da cam hay màu đỏ (cà rốt, cà chua, bí ngô, gấc) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm; nhóm rau củ quả khác (củ cải, su hào,…);…
- Số 1 – mỗi bữa ăn trong 1 ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.
- Người bệnh không nên bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, không kiêng khem thực phẩm nếu không bị dị ứng hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ.
TẢI APP MUA TRÁI CÂY NGAY!
Mong rằng những thông tin mà VinID chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết F0 nên ăn trái cây gì? Đừng quên ghé Winmart hoặc truy cập VinID giá sốc trên app VinID để mua được các loại trái cây tươi ngon, đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe nhé!
>>> Cách làm nước ép trái cây mát lạnh <<< |
Từ khóa » Các Loại Quả Ko Nên ăn
-
5 Loại Trái Cây Không Nên ăn Quá Nhiều Vào Buổi Tối - Báo Lao động
-
Các Loại Hoa Quả Không Nên ăn Cùng Nhau - VnExpress Sức Khỏe
-
Những Loại Quả Không Nên ăn Nhiều Mùa Nắng Nóng Kẻo Nguy Hại ...
-
Những Trái Cây ăn Nhiều Gây Hại | Vinmec
-
7 Loại Trái Cây Gây Hại Cho Sức Khỏe Nếu ăn Vào Buổi Tối - Nguyễn Kim
-
6 Loại Trái Cây Không Nên ăn Khi Bụng đói - Báo Lao Động
-
Những Loại Trái Cây Không Nên ăn Vào Buổi Tối - Bách Hóa XANH
-
Điểm Danh 8 Loại Trái Cây Không Nên ăn Vào Buổi Tối
-
Những Loại Trái Cây Không Nên ăn Khi Giảm Cân Mà ít Người Biết
-
Những Loại Trái Cây Không Nên Gọt Vỏ Khi ăn - Siêu Ngon
-
Những Loại Quả Không Nên ăn Nhiều - Tạp Chí Sức Khỏe Cộng Đồng
-
Những Loại Hoa Quả Cần Tránh Khi ăn Hải Sản để Không ảnh Hưởng ...
-
Người Bệnh Tiểu đường Nên ăn Loại Trái Cây Gì?
-
Bạn Có Biết ăn Trái Cây Sai Cách Sẽ Hại Nhiều Hơn Lợi? - Manulife