Người Bệnh Tiểu đường Nên ăn Loại Trái Cây Gì?
Có thể bạn quan tâm
Hoa quả, trái cây tươi luôn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin rất tốt đối với sức khỏe, có thể được sử dụng trong các bữa ăn vặt dành cho mọi người, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tránh sử dụng một số loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao ảnh hưởng đến mức insulin, không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Để biết được loại trái cây nào nên ăn, loại nào không nên ăn, chỉ số đường huyết của mỗi loại trái cây, ăn bao nhiêu là đủ, người bệnh tiểu đường chỉ cần ghi nhớ quy tắc đơn giản “táo, cam, nho, quả mọng” và quy tắc một khẩu phần trái cây phù hợp là bằng một nắm tay. Nếu mỗi lần ăn số lượng trái cây nhiều hơn một nắm tay, có thể ảnh hưởng đến mức insulin của người bệnh tiểu đường. (1)
Các loại trái cây có thể dùng trong bữa phụ
1. Bưởi, cam, quýt
Bưởi, cam, quýt là các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và chứa nhiều chất xơ. Nhờ tác động tương tự isulin nên bưởi giúp giảm đường huyết. Trong các bữa phụ, người bệnh đái tháo đường có thể ăn khoảng 4 múi bưởi, hoặc một trái cam, hoặc hai trái quýt.
2. Dâu, nho, mâm xôi, việt quất, cherry
Những loại quả mọng này chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đồng thời có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu thích hợp cho người bị tiểu đường.
3. Bơ
Bơ là loại quả giàu chất béo, axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, chỉ số đường huyết của bơ rất thấp và an toàn.
4. Táo, lê, ổi, mận, đào
Nhóm trái cây này chứa nhiều chất xơ dễ hòa tan, giàu vitamin và chỉ số isulin thấp, có lợi rất nhiều cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong táo còn có chất pectin giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, trong khi lê giúp giảm cơn thèm ngọt ở người bệnh. Mận đào cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa. (2)
5. Sầu riêng
Sầu riêng giàu chất béo và vitamin. Theo bác sĩ Trâm, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 múi trong bữa phụ để hạn chế việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng.
6. Mít
Mít chứa vitamin C và giàu các chất dinh dưỡng thực vật giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả. Người bệnh tiểu đường có thể ăn một lượng phù hợp 3-4 miếng/ ngày thì vẫn ở mức độ cho phép.
7. Chuối xiêm
Nếu chọn chuối xiêm cho bữa phụ, bác sĩ khuyến cáo ăn 1 quả sẽ tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
8. Quả vải, nhãn
Bổ sung một chén nhỏ nhãn hoặc vải trong bữa phụ là khối lượng phù hợp nhất cho người bệnh đái tháo đường.
9. Xoài chín
Nhiều người lầm tưởng xoài chứa nhiều đường và người bệnh tiểu đường không được ăn. Theo bác sĩ Trâm, có thể sử dụng xoài chín cho bữa phụ thay thế trong ngày, với khẩu phần là một má xoài, cung cấp khoảng 65 Kcal.
10. Dưa hấu
Dưa hấu chứa lượng nước cao, các vitamin và chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng 2 lát nhỏ trong bữa phụ.
>>>Xem thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?
Không ăn cái loại quả sấy khô, hoặc nước ép chứa nhiều đường
Nếu các loại quả tươi có tác dụng tốt cho sức khỏe thì trái cây sấy khô hoặc đóng hộp lại chứa rất nhiều đường. Do đó, các loại trái cây đã qua chế biến như nho khô và sữa chua dâu tây không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Theo bác sĩ Trâm, trong thực đơn mỗi ngày của người bệnh đều được khuyến cáo bổ sung ít nhất 1- 2 loại trái cây và ít nhất là 5 khẩu phần rau quả để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, việc cân bằng liều lượng trái cây phù hợp sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường nạp vào, đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không làm tăng chỉ số đường huyết cho phép.
Từ khóa » Các Loại Quả Ko Nên ăn
-
5 Loại Trái Cây Không Nên ăn Quá Nhiều Vào Buổi Tối - Báo Lao động
-
Các Loại Hoa Quả Không Nên ăn Cùng Nhau - VnExpress Sức Khỏe
-
Những Loại Quả Không Nên ăn Nhiều Mùa Nắng Nóng Kẻo Nguy Hại ...
-
Những Trái Cây ăn Nhiều Gây Hại | Vinmec
-
7 Loại Trái Cây Gây Hại Cho Sức Khỏe Nếu ăn Vào Buổi Tối - Nguyễn Kim
-
6 Loại Trái Cây Không Nên ăn Khi Bụng đói - Báo Lao Động
-
Những Loại Trái Cây Không Nên ăn Vào Buổi Tối - Bách Hóa XANH
-
Điểm Danh 8 Loại Trái Cây Không Nên ăn Vào Buổi Tối
-
Những Loại Trái Cây Không Nên ăn Khi Giảm Cân Mà ít Người Biết
-
Những Loại Trái Cây Không Nên Gọt Vỏ Khi ăn - Siêu Ngon
-
Những Loại Quả Không Nên ăn Nhiều - Tạp Chí Sức Khỏe Cộng Đồng
-
Những Loại Hoa Quả Cần Tránh Khi ăn Hải Sản để Không ảnh Hưởng ...
-
Bạn Có Biết ăn Trái Cây Sai Cách Sẽ Hại Nhiều Hơn Lợi? - Manulife
-
F0 Nên ăn Trái Cây Gì? Các Loại Trái Cây Bị Covid Nên ăn | VinID