GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 1 GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

Học Kì 1

GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

GDCD 11 Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

GDCD 11 Bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường

GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

GDCD 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

GDCD 11 Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

GDCD 11 Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước

GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng

GDCD 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng

GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội

GDCD 10 Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

GDCD 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức

GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư

GDCD 9 Bài 2: Tự chủ

GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật

GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo

GDCD 9 Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

GDCD 9 Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên

GDCD 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết

GDCD 8 Bài 3: Tôn trọng người khác

GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín

GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

GDCD 8 Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội

GDCD 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

GDCD 8 Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

GDCD 8 Bài 10: Tự lập

GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

GDCD 8 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

GDCD 7 Bài 1: Sống giản dị

GDCD 7 Bài 2: Trung thực

GDCD 7 Bài 3: Tự trọng

GDCD 7 Bài 4: Đạo đức và kỷ luật

GDCD 7 Bài 5: Yêu thương con người

GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

GDCD 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ

GDCD 7 Bài 8: Khoan dung

GDCD 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

GDCD 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

GDCD 7 Bài 11: Tự tin

GDCD 6 Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, Kiên trì

GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm

GDCD 6 Bài 4: Lễ độ

GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỷ luật

GDCD 6 Bài 6: Biết ơn

GDCD 6 Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

GDCD 6 Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

GDCD 6 Bài 9: Lịch sự, tế nhị

GDCD 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

GDCD 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

Tiếng Anh 3 mới Unit 1: Hello

Tiếng Anh 3 mới Unit 2: What's your name?

Tiếng Anh 3 mới Unit 3: This is Tony

Tiếng Anh 3 mới Unit 4: How old are you?

Tiếng Anh 3 mới Unit 5: Are they your friends?

Tiếng Anh 3 mới Unit 6: Stand up!

Tiếng Anh 3 mới Unit 7: That's my school

Tiếng Anh 3 mới Unit 8: This is my pen

Tiếng Anh 3 mới Unit 9: What colour is it?

Tiếng Anh 3 mới Unit 10: What do you do at break time?

Tiếng Anh 4 mới Unit 1: Nice to see you again

Tiếng Anh 4 mới Unit 2: I'm from Japan

Tiếng Anh 4 mới Unit 3: What day is it today?

Tiếng Anh 4 mới Unit 4: When's your birthday?

Tiếng Anh 4 mới Unit 5: Can you swim?

Tiếng Anh 4 mới Review 1

Tiếng Anh 4 mới Unit 6: Where's your school?

Tiếng Anh 4 mới Unit 7: What do you like doing?

Tiếng Anh 4 mới Unit 8: What subjects do you have today?

Tiếng Anh 4 mới Unit 9: What are they doing?

Tiếng Anh 4 mới Unit 10: Where were you yesterday?

Tiếng Anh 4 mới Review 2

Tiếng Anh 5 mới Unit 1: What's Your Address?

Tiếng Anh 5 mới Unit 3: Where Did You Go On Holiday?

Tiếng Anh 5 mới Unit 4: Did You Go To The Party?

Tiếng Anh 5 mới Unit 5: Where Will You Be This Weekend?

Tiếng Anh 5 mới Review 1

Tiếng Anh 5 mới Unit 6: How Many Lessons Do You Have Today?

Tiếng Anh 5 mới Unit 7: How Do You Learn English?

Tiếng Anh 5 mới Unit 8: What Are You Reading?

Tiếng Anh 5 mới Unit 9: What Did You See At The Zoo?

Tiếng Anh 5 mới Unit 10: When Will Sports Day Be?

Tiếng Anh 5 mới Review 2

GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng

GDCD 10 Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

GDCD 10 Ôn tập phần 1

GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế

GDCD 12 Ôn tập Công dân với pháp luật

Tiếng Anh 3 mới Review 1

Tiếng Anh 3 mới Review 2

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

1.2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

2. Luyện tập Bài 2 GDCD 12

2.1. Trắc nghiệm

2.2 Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 12

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

a. Khái niệm thực hiện pháp luật

  • Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.
  • Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạo luật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biến trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình có chiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhà nước để áp trở ạ như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chức khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, có thể coi xây dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa pháp luật trởl ại với đời sống.

b.Các hình thức thực hiện pháp luật

  • Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
  • Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
  • Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.
  • Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật

  • Gồm 2 giai đoạn chính sau:
  • Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật)
  • Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

1.2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

a. Vi phạm pháp luật

  • Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau:
  • Thứ nhất, đó là hành vi trái pháp luật
    • Hành vi đó có thể là hành động- làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật hoặc không hành động- không làm nhũng việc phải làm theo quy định của pháp luật.
    • Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
  • Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện .
    • Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
    • Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
    • Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
  • Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b.Trách nhiệm pháp lí

  • Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng.
  • Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
  • Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật
  • Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

  • Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.
    • Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án:
    • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
    • Việc xử lí người chưa thành niên ( đủ 14 đến dưới 18 tuổi) theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu.
  • Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
    • Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật:
    • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
    • Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
  • Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân .
    • Người có hành vi dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự:
    • Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.
  • Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước...do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
    • Cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.

 

2. Luyện tập Bài 2 GDCD 12

Qua bài học này các em phải nắm được các kiến thức cơ bản trọng tâm sau: 

  • Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
  • Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
  • Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Có mấy hình thức thực hiện pháp luật: 

    • A. 2
    • B. 3
    • C. 4
    • D. 5
  • Câu 2:

    Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là

    • A. sử dụng pháp luật.
    • B. tuân thủ pháp luật.
    • C. thi hành pháp luật.
    • D. áp dụng pháp luật.
  • Câu 3:

    Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

    A. thỏa ước lao động tập thể.     B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.

    C. quan hệ giao dịch dân sự.     D. quy tắc quản lí nhà nước.

    • A. thỏa ước lao động tập thể.
    • B. kỹ năng giao lưu trực tuyến. 
    • C. quan hệ giao dịch dân sự.
    • D. quy tắc quản lí nhà nước.

Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 12 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 26 SGK GDCD 12

Bài tập 2 trang 26 SGK GDCD 12

Bài tập 3 trang 26 SGK GDCD 12

Bài tập 4 trang 26 SGK GDCD 12

Bài tập 5 trang 26 SGK GDCD 12

Bài tập 6 trang 26 SGK GDCD 12

3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi hoctapsgk.com Nghe truyện audio Đọc truyện chữ Công thức nấu ăn

Copyright © 2021 HOCTAP247

https://anhhocde.com X

Từ khóa » Thực Hiện Pháp Luật Là Gì Gdcd 12