Giáo án GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Giáo án GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật doc 26 162 KB 0 116 4.4 ( 17 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Giáo án GDCD 12 bài 2 Giáo án điện tử GDCD 12 Giáo án điện tử lớp 12 Giáo án lớp 12 môn GDCD Thực hiện pháp luật Hình thức thực hiện pháp luật Trách nhiệm pháp lí
Nội dung
Bài 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ( 3 tiết ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 2.Về kiõ năng: - Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3.Về thái độ: - Có thái độ tôn trọng pháp luật , - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật . II. NỘI DUNG : 1. Trọng tâm: - Thực hiện pháp luật: + Khái niệm thực hiện pháp luật. + Các giai đoạn, các hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật tiến hành để đưa pháp luật vào đời sống. - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí: + Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật. + Khái niệm trách nhiệm pháp lí. + Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng. 2. Một số kiến thức cần lưu ý: a) Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạo luật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biến trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình có chiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhà nước để áp trở lại như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chức khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, có thể coi xây dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa pháp luật trở lại với đời sống. - Các hình thức thực hiện pháp luật Hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức rất đa dạng, được thực hiện qua nhiều hình thức. Trong các tài liệu khoa học pháp lí hiện nay thường nói tới bốn hình thức thực hiện pháp luật, cụ thể là: Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức chủ động sử dụng các quyền, tự do của mình, không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân, các quyền của tổ chức. Ví dụ: công dân chủ động sử dụng quyền tự do kinh doanh để tổ chức làm ăn theo quy định của pháp luật. Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức bằng hành động cụ thể chủ động thực hiện các nghĩa vụ ( những việc phải làm) theo quy định của pháp luật. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Ví dụ: cá nhân, tổ chức kinh doanh chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật. Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc vị pháp luật cấm. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật có tính chất cấm đoán. Ví dụ: cá nhân, tổ chức không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật như không sản xuất, buôn bán ma tuý, chất gây nghiện thuộc danh mục cấm… Aùp dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định liên quan tới việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định phải có sự tham gia, can thiệp của Nhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Ví dụ: cơ quan kế hoạch - đầu tư các cấp phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh để họ có thể thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật trên thì hình thức sử dụng pháp luật khác với các hình thức con lại ở chỗ: chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thưcï hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện. Bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức) thực hiện pháp luật có vai trò rất quan trọng. Giữa các hình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ lôgic phụ thuộc vào sự nhận thức và hành động của các chủ thể. Ví dụ, nếu cá nhân, tổ chức không tự giác thi hành hay tuân thủ pháp luật (tức là không tự giác thực hiện thực hiện các nghĩa vụ, không kiềm chế để không làm những việc bị cấm) thì cơ quan nhà nước sẽ phải áp dụng các biện pháp can thiệp như xử lí vi phạm, buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật hoặc phải gánh chịu những hậu quả bất lợivì những vi phạm đó. Như vậy, từ những hình thức thực hiện pháp luật không cần sự tham gia của Nhà nước có thể sẽ dẫn đến những hình thức áp dụng pháp luật – Nhà nước phải can thiệp để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đó chính là đặc trưng về tính quyền lực, tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện trong quá trình thực hiện pháp luật. -Các giai đoạn thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật, như trên đã phân tích, là quá trình đưa pháp lụât vào cuộc sống. Qúa trình đó gồm nhiều giai đoạn với sự tham gia của các chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức bao gồm cả cơ quan nhà nước) và đựơc thực hiện bằng những hình thức khác nhau thông qua các quan hệ pháp luật cụ thể. -Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội đựơc điều chỉnh bằng pháp luật. Một quan hệ pháp luật được xác lập, thay đổi hay chấm dứt phụ thuộc vào các yếu tố như: + Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó ( điều kiện tiên quyết); + Các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật ( khả năng của cá nhân, tổ chức có quyền hoặc nghĩa vụ theo quy định của Nhà nứơc) và năng lực hành vi (khả năng của cá nhân tổ chức bằng hành vi của chính mình để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí). + Phải có sự kiện pháp lí, tức là phải có những sự kiện thực tế mà theo quy định của pháp luật gắn với sự xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định. Sự kiện pháp lí có thể là sự kiện tự nhiên (ví dụ: sự kiện một con người đựơc sinh ra là sự kiện pháp lí vì nó gắn với việc xuất hiện các quan hệ pháp luật mới như quan cha mẹ – con, ông, bà - cháu, quan hệ khai sinh giữa cha mẹ đứa trẻ với cơ quan nhà nước…); cũng có thể là sự kiện xảy ra theo ý chí của cá nhân, tổ chức (ví dụ: sự kiện đăng ký kết hôn xảy ra theo ý chí của các bên có nguyên vọng, mong muốn kết hôn; sự kiện này làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa vợ và chồng). Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật có thể thực hiện bằng nhiều hình thức. Ví dụ: + Các cá nhân tổ chức tự thực hiện bằng hình thức sử dụng, thi hành, tuân thủ pháp luật (ví dụ: trong sách giáo khoa, người lao động và người sử dụng lao động sử dụng quyền của mình theo qui định của pháp luật để cùng nhau thoả thuận về việc làm, ký kết hợp đồng lao động, xác lập quan hệ lao động giữa các bên); + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng pháp luật để xác lập quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước hoặc giữa cá nhân, tổ chức với nhau. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân xã, phường xác lập quan hệ pháp luật hôn nhân giữa hai người nam, nữ có nguyện vọng kết hôn bằng việc cấp giấy công nhận đăng kí kết hôn. Đây là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã, phường sau khi đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật như kiểm tra giấy tờ liên quan đến nhân thân của người nộp giấy đăng kí kết hôn, kiểm tra không có khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm điều kiện kết hôn… - Giai đoạn các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình: Đây chính là giai đoạn quan trọng và chủ yếu nhất để đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống thông qua các hành vi hợp pháp của các chủ thể. Trong rất nhiều trường hợp thực tế, nếu các chủ thể thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của mình thì đây cũng là giai đoạn kết thúc của quá trình thực hiện pháp luật. - Giai đoạn xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật, đây không phải là giai đoạn bắt buộc phải có trong mọi quá trình thực hiện pháp luật mà chỉ trong những trường hợp của các chủ thể không thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc khi phát sinh những sự kiện pháp lí nhất định. Để đảm bảo cho pháp luật đựơc thực hiện đúng, để khôi phục các quyền, tự do bị xâm phạm, các chủ thể của quan hệ pháp luật có thể sử dụng nhiều biện pháp, hình thức do pháp luật quy định để giải quyết như thương lượng, dàn xếp với nhau; thông qua người thứ ba để hoà giải các tranh chấp theo phương thức thoả thuận; yêu cầu cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cuối cùng, khi nhà nứơc can thiệp cũng tức là bắt đầu một quá trình thực hiện pháp luật mới – quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền. b) Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Như trên đã phân tích, mặc dù pháp luật là những khuôn mẫu có tính bắt buộc chung nhưng do những ích lợi, động cơ, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật vẫn có thể có những cách ứng xử khác nhau – hoặc là phù hợp với quy định của pháp luật ( hành vi hợp pháp) hoặc là trái pháp luật ( hành vi bất hợp pháp). Kết quả của các hành vi đó là pháp luật đựơc thực hiện hoặc pháp luật bị vi phạm. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản: - Là hành vi trái pháp luật, hành vi xác định của con người cụ thể (nếu là tổ chức vi phạm pháp luật thì cũng phải thông qua hành vi của người đại diện cho tổ chức đó) - Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể hành vi trái pháp luật. - Lỗi của chủ thể hành vi trái pháp luật. Lỗi thể hiện thái độ của chủ quan của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi có thể là lỗi cố ý ( chủ thể nhận thức rõ tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng mong muốn hoặc cố ý để cho hậu quả xảy ra); hoặc là lỗi vô ý do quá tự tin ( nên không ngăn chặn được hậu quả xảy ra) lỗi vô ý do cẩu thả ( chủ thể, do cẩu thả nên không nhận thức được hậu quả nguy hiểm của hành vi mặc dù có thể và cần phải nhận thức được). Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu cơ bản này thì sẽ không có vi phạm pháp luật. Ví dụ: Nếu một người mới chỉ có suy nghĩ chống đối hay lẫn tránh pháp luật nhưng chưa thể hiện thành hành vi thì chưa thể bị coi là vi phạm pháp luật. Một người có hành vi trái pháp luật nhưng không có năng lực trách nhiệm pháp lí ( Ví dụ: Một người bị mất trí ) thì hành vi đó cũng không phải là vi phạm pháp luật. Thậm chí, nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi thì trong đại đa số trường hợp hành vi đó cũng vẫn không phải là vi phạm pháp luật. Ví dụ: Người gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ cho người khác do phải phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết ( thiên tai, hoả hoạn). Trách nhiệm pháp lí được xem xét dưới hai góc độ: - Là trách nhiệm, nghĩa vụ được giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Đây là nghĩa tích cực, ví dụ: “ Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân” ( Điều 11, Luật Di sản văn hoá). - Là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ và gánh chịu hậu quả bất lợi do bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Trong bài này, trách nhiệm pháp lí được đề cập tới theo góc độ thứ hai, trách nhiệm pháp lí gắn liền với vi phạm pháp luật và các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Mục đích của việc xác lập ( thừơng gọi là truy cứu) trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật là để nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển đúng hướng điều chỉnh của pháp luật, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo bản thân người vi phạm. Tuỳ theo tính chất của vi phạm pháp luật thường xác định các loại trách nhiệm pháp lí khác nhau: Trách nhiệm hình sự ( đối với người có hành vi phạm tội). Phạm tội là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất nên trách nhiệm hình sự cũng là trách nhiệm nghiêm khắc nhất và chỉ do một cơ quan duy nhất xem xét, quyết định áp dụng, đó là Toà án. Trách nhiệm hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm hành chính. Trách nhiệm dân sự áp dụng đối với người vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự. Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm do cơ quan, tổ chức áp dụng đối với với cán bộ, công chức, viên chức của mình do vi phạm các quy định về kỉ luật lao động và công vụ nhà nước với các hình thức: cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc… III. PHƯƠNG PHÁP : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc có thể sai (vi phạm pháp luật). Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xã hội đạt hiệu quả và xử lí các vi phạm pháp luật nảy sinh như thế nào?Đó là nộidung bài 2 Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học Tiết 1: Đơn vị kiến thức 1: Khái niệm , các hình thức và các giai đoạn 1. Khái niệm , các hình thức và các giai thực hiện pháp luật đoạn thực hiện pháp luật a Mức độ kiến thức: HS nêu được các nội dung cơ bản: - Khái niệm thực hiện pháp luật. - Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bao gồm 4 hình thức cụ thể: sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. - Hai giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật. a Cách thực hiện: Khái niệm thực hiện pháp luật GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống ở đoạn Cùng a) Khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của quan sát trong SGK, sau đó hướng dẫn HS khai pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi sau: hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Trong tình huống 1: Chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện Luật Giao thông đường bộ một cáh có ý thức (tự giác), có mục đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng như thế nào? Trong tình huống 2: Để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng pháp luật: xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó là gì? (Răn đe hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi thực hiện đúng pháp luật cho 3 thanh niên). Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến khái niệm trong SGK. GV giảng mở rộng: Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vậy, Thế nào là hành vi hợp pháp ? Hành vi hợp pháp là hành vi không trái, không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật mà phù hợp với các quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân : -Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. -Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm. -Không làm những việc mà pháp luật cấm. Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, có rất nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau, với những cách thực thực hiện khác nhau. Có thể đó là cách xử sự chủ động (hành động) : Làm những việc mà pháp luật quy định được làm hoặc nghĩa vụ phải làm ; có thể đó là cách xử sự thụ động (không hành động) : Kiềm chế không làm những điều mà pháp luật cấm. Các hình thức thực hiện pháp luật. GV kẻ bảng: Các hình thức thực hiện pháp luật. Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các hình thức thực hiện pháp luật trong SGK . Yêu cầu mỗi nhóm trong thời gian thảo luận 3 phút phải nêu ra nội dung và ví dụ minh hoạ cho hình thức thực hiện mà mình được giao. Sau đó, lần lượt các nhóm lên điền vào bảng do b) Các hình thức thực hiện pháp luật GV kẻ sẵn. GV kẻ sẵn một bảng tổng hợp ở nhà để củng cố cho HS hiểu 4 hình thức thực hiện pháp luật. Các ví dụ minh hoạ: + Sử dụng pháp luật Ví dụ : Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc Công ty khi bị kỷ luật cảnh cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Trong trường hợp này, công dân A đã sử dụng quyền khiếu nại của mình theo quy định của pháp luật, tức là công dân A sử dụng pháp luật. Đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật : Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện. + Thi hành pháp luật (xử sự tích cực) Ví dụ : Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Đây là việc làm của cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện công việc mà mình phải làm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ Sử dụng pháp luật : Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình , làm những gì mà pháp luật cho phép làm. môi trường năm 2005. Thông qua việc làm này, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. + Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động) Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng ; không săn bắt động vật quý hiếm ; không khai thác, Thi hành pháp luật : Các cá nhân , tổ chức đánh bắt cá ở sông, ở biển bằng phương tiện, thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động công cụ có tính huỷ diệt (ví dụ : mìn, chất làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. nổ,...). + Áp dụng pháp luật Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định cụ thể. Ví dụ : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Văn hoá - Thông tin. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức. Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý Tuân thủ pháp luật : Các cá nhân , tổ chức người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm. chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Ví dụ : Toà án ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt hại Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức người đốt rừng, phá rừng trái phép ; Cảnh sát nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật giao thông xử phạt người không đội mũ bảo để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hiểm là 100.000 đồng. hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền , nghĩa Để khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy HS, vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. GV yêu cầu các em phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật. GV lưu ý: + Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện. + Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện. Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định, công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Khi ấy, những người đạt độ tuổi này có thể đi xe gắn máy và có thể đi xe đạp (không bắt buộc phải đi xe gắn máy). Yêu cầu quan trọng của phần này là HS phải thấy rõ được rằng pháp luật có được thực hiện hay không, pháp luật có đi vào cuộc sống hay không trước tiên và chủ yếu là do mỗi cá nhân, tổ chức có chủ động, tự giác thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật hay không. Tiết 2: Các giai đoạn thực hiện pháp luật. GV đặt câu hỏi: Theo em, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng xuất hiện khi nào? HS trả lời. GV nhận xét, kết luận: Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng chỉ xuất hiện sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập. Khi ấy, xuất hiện quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng (giai đoạn 1 của quá trình thực hiện pháp luật) GV hỏi tiếp: Vợ, chồng thực hiện quyền và nghĩa của mình như thế nào? HS trao đổi, trả lời. GV nhận xét, kết luận: Sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập, vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (giai đoạn 2 của quá trình thực hiện pháp luật) theo quy định tại chương III – Quan hệ giữa vợ và chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. c) Các giai đoạn thực hiện pháp luật Giai đoạn 1 : Giữa các cá nhân, tổ chức hình Hai giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: giai đoạn 1 chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật). là tiền đề của giai đoạn 2, giai đoạn 2 là hệ quả phát sinh tất yếu từ giai đoạn 1. Quá trình thực Giai đoạn 2 : Cá nhân, tổ chức tham gia hiện pháp luật bắt buộc phải trải qua hai giai quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và đoạn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp còn nghĩa vụ của mình. xuất hiện giai đoạn 3 - giai đoạn không bắt buộc. Nó chỉ xuất hiện khi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ can thiệp bằng cách ra quyết định buộc chủ thể vi phạm phải thực hiện đúng pháp luật. GV lưu ý: Đơn vị kiến thức 2: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. a Mức độ kiến thức: HS hiểu được: - Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết một hành vi vi phạm pháp luật. - Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng. a Cách thực hiện: Vi phạm pháp luật. GV sử dụng ví dụ trong SGK và yêu cầu HS chỉ ra biểu hiện cụ thể của từng dấu hiệu của hành vi vi phạm trong ví dụ đó. GV giảng: Các dấu hiệu vi phạm pháp luật: °Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật. + Hành động cụ thể: Bạn A chưa đến tuổi được phép tự điều khiển xe mô tô mà đã lái xe đi trên đường và hai bố con bạn A đều đi xe ngược chiều quy định; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào đất, nguồn nước ; nhập cảnh, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch;… + Không hành động: Người kinh doanh không nộp thuế cho Nhà nước (trái với pháp luật về thuế); Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật không giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ;... 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp °Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm lí pháp lí thực hiện. GV có thể yêu cầu HS giải thích rõ: Thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lí? Những người nào đủ và không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí ? GV giảng: Năng lực trách nhiệm pháp lý : Khả năng của người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự cho đúng pháp luật và chịu trách nhiệm độc a) Vi phạm pháp luật lập về hành vi của mình. Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người + Hành vi đó có thể là hành động – làm phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ - tâm những việc không được làm theo quy định lý (có bị bệnh về tâm lý làm mất hoặc hạn chế của pháp luật hoặc không hành động – không khả năng nhận thức về hành vi của mình hay làm những việc phải làm theo quy định của không). Có những hành vi mặc dù là trái pháp pháp luật . luật nhưng do một người mất khả năng nhận + Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. mình thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật, vì những hành vi này do người Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hành vi trái pháp luật của trẻ em chưa đến độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật, vì trẻ em còn ít tuổi có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, nhưng chưa có khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi trái pháp luật của mình gây ra. pháp lí thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình. Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật , có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. Ví dụ : Theo quy định của pháp luật thì trẻ em dưới 14 tuổi là người không có năng lực trách nhiệm pháp lý nên dù có thực hiện hành vi trái pháp luật thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Vì thế, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành => Kết luận: chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính người dưới 14 tuổi. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội °Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. được pháp luật bảo vệ. GV nêu câu hỏi: Theo em, bố con bạn A có biết đi xe vào đường ngược chiều là vi phạm pháp luật không? Hành động của bố con bạn A có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? Hành động đó cố ý hay vô ý? GV giảng; Một người bình thường, khoẻ mạnh về mặt tâm lý, có lý chí và tự do ý chí, hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình hành vi xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng và cần phải thấy trước hậu quả hành vi của mình. Nếu coi thường lợi ích xã hội và lợi ích của cá nhân khác, có thể nhận thấy được hậu quả thiệt hại cho xã hội hoặc cho người khác do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn, hoặc để mặc, hoặc do sơ xuất để nó xảy ra thì đó là hành vi có lỗi. Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý phản ánh trạng thái tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức : lỗi cố ý và lỗi vô ý. + Lỗi cố ý Lỗi cố ý trực tiếp : Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn điều đó xảy ra. Ví dụ : Hành vi đánh người gây thương tích. Lỗi cố ý gián tiếp : Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho nó xảy ra. Ví dụ : Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. + Lỗi vô ý Lỗi vô ý do quá tự tin : Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra. Ví dụ : Phanh xe (thắng) không an toàn ; bán thực phẩm bị quá hạn sử dụng làm nhiều người bị ngộ độc. Lỗi vô ý do cẩu thả : Chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả của thiệt hại cho xã hội và cho người khác do mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước. Ví dụ : Hút thuốc lá làm cháy rừng ; tạt ngang xe máy làm ngã người khác Như vậy, những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hành vi đó) không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. GV rút ra khái niệm vi phạm pháp luật. Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật? GV giảng: Trong 2 nguyên nhân khách quan (thiếu pháp luật, pháp luật không còn phù hợp với thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn) và chủ quan (coi thưòng pháp luật, cố ý vi phạm vì mục đích cá nhân, không hiểu biết pháp luật) thì nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính, nguyên nhân phổ biến dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, ý thức con người là yếu tố quan trong nhất, quyết định việc tuân thủ pháp luật hay vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức. GV động viên, khuyến khích HS nâng cao hiểu biết về pháp luật. Trách nhiệm pháp lí Để dẫn dắt HS hiểu khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí, GV lần lượt hỏi: Các vi phạm pháp luật gây hậu quả gì, cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự? Khi phân tích về lí thuyết, GV sử dụng các ví dụ trong SGK, Bài đọc thêm Vết trượt từ chiếc mũ hoặc cùng HS nêu vài vụ án đã xét xử. GV giảng: Trong lĩnh vực pháp luật, thuật ngữ “Trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm có nghĩa là chức trách, công việc được giao, là nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các chủ thể pháp luật. Ví dụ : Khoản 2 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định : “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý”. Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi khi không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà pháp luật quy định. Đây là sự phản ứng của Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội. Trách nhiệm pháp lý trong bài học được hiểu theo nghĩa thứ hai. Tiết 3: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí: GV yêu cầu HS trình bày 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng. GV giảng: + Vi phạm hình sự : Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ ; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, nền quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức ; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và xâm phạm những lĩnh vực khác của Nhà nước và xã hội. Ví dụ : Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý là vi phạm hình sự, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vì nó góp phần làm băng hoại sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến lao động sản xuất, học tập và công tác của công dân, phá hoại hạnh phúc gia đình và là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác. Chủ thể vi phạm hình sự chỉ có thể là những cá nhân. b) Trách nhiệm pháp lí Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ => Trách nhiệm hình sự thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những Là loại trách nhiệm pháp lý với các chế tài biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng. nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm : những người có hành vi phạm tội (vi phạm hình sự). Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối + Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm với các tội phạm được quy định trong Bộ luật dứt hành vi trái pháp luật . Hình sự. + Giáo dục, răn đe những người khác để họ Ví dụ : Khoản 1 Điều 197 về tội tổ chức sử tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái dụng trái phép chất ma tuý quy định : “Người pháp luật . nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Trong ví dụ trên, người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là người vi phạm pháp luật hình sự, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự. Trách nhiệm hình sự chỉ có thể do Toà án áp dụng, không một cơ quan, tổ chức nào khác có quyền áp dụng. + Vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Ví dụ : đi xe mô tô, xe gắn máy vào đường ngược chiều hoặc vào đường cấm ; cửa hàng dịch vụ Internet mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11 giờ đêm, quá giờ quy định ; người kinh doanh lấn chiếm vỉa hè ; gây rối trạt tự công cộng nhưng chưa gây hậu quả xấu. Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức. => Trách nhiệm hành chính Là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Chế tài trách nhiệm hành chính thường là phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện dược sử dụng để c) Các loại vi phạm pháp luật và trách vi phạm,... nhiệm pháp lí: Ví dụ, Điều 19 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định : “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục ; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp luật Hình sự. cưỡng chế”. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình + Vi phạm dân sự sự , phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất xâm phạm tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt thân (bao gồm quan hệ nhân thân phi tài sản và nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản). Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể không chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm . thực hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp đồng dân sự. Ví dụ : Người thuê cửa hàng đã tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng ; người thuê xe ô tô không trả cho chủ xe đúng thời hạn thoả thuân hoặc làm hư hỏng xe. Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức. => Trách nhiệm dân sự Là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm dân sự. Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã thoả thuận. Bên có nghĩa vụ mà thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tỏn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Ví dụ : Bên B nhận gia công cho bên A một số sản phẩm là quần áo. Khi nhận hàng, bên A kiểm tra thấy hàng gia công không bảo đảm chất lượng như thoả thuận đã ghi trong hợp đồng, bên A có quyền yêu cầu bên B sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa trong thời hạn đã thoả thuận. Khi đó, bên A có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại. Nêu bên B không bồi thường thì bên A có quyền khởi kiện tại Toà án. Trong trường hợp này, quyết định của Toà án là có giá trị bắt bụoc đối với bên B, nghĩa là bên B phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại. + Vi phạm kỷ luật Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc kỷ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, các quy định đối với các bộ, công chức nhà nước. Các quy định của pháp luật bị vi phạm là các quy Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp định thuộc Luật Lao động và Luật Hành chính. luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp Ví dụ : Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngày hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí mà không có lý do chính đáng ; cán bộ, công nhà nước . chức thường xuyên đi làm muộn. Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật . Người từ => Trách nhiệm kỷ luật 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ phạm hành chính do cố ý ; người từ đủ 16 tuổi quan, giám đóc doanh nghiệp,... áp dụng đối trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hành thuộc quyền quản lý của mình khi họ vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chế độ công vụ nhà chính do mình gây ra. nước. Chế độ trách nhiệm kỷ luật thường là : khiển trách, cảnh cáo, điều chuyển công tác khác, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc (sa thải) hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Ví dụ : Theo Điều 85 Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006), hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong trường hợp : Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp ; Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. GV kết luận: Trong 4 loại trên thì vi phạm hình sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất và trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất mà Nhà nước buộc người vi phạm phải gánh chịu. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ : quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính…) Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật (ví dụ : bố mẹ đối với con) đồng ý, có các quyền , nghĩa vụ , trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện. Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc… 3. Củng cố: ï Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật . Gợi ý: Các điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức thực hiện pháp luật: Chủ thể Mức độ chủ động của chủ thể Cách thức thực hiện Sử dụng PL Thi hành PL Tuân thủ PL Cá nhân, Cá nhân, Cá nhân, tổ chức tổ chức tổ chức Chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) Chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) Không làm những việc bị cấm Nếu pháp luật không quy định thì cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lựa chọn, thoả thuận (ví dụ:các bên có thể tự thoả thuận cách ký hợp đồng mua bán tài sản, cách thức trao tài sản, thời gian giao trả tiền và tài sản, địa điểm thực hiện) Aùp dụng PL Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền Cơ quan nhà nước chủ động ra quyết định hoặc thực hiện hành vi pháp luật theo đúng chức năng, thẩm quyền được trao Bắt buộc tuân theo các thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định ï Thế nào là vi phạm pháp luật ? Nêu ví dụ. ï Theo em, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí có gì chung và có gì khác biệt với vi phạm đạo đức và trách nhiệm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức? Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lí hay trách nhiệm đạo đức? (Gợi ý : Giữa vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí và vi phạm đạo đức, trách nhiệm đạo đức có những điểm giống và khác nhau sau: a) Giống nhau - Đều là hành vi trái với các quy tắc, chuẩn mực chung (đều là trách nhiệm của người vi phạm phải gánh chịu sự tác động từ phía xã hội). b) Khác nhau - Vi phạm pháp luật là hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành; vi phạm đạo đức là làm trái các quan niệm, chuẩn mực đạo đức được thừa nhận chung trong xã hội. - Vi phạm pháp luật phải có đủ 3 dấu hiệu do pháp luật quy định; Vi phạm đạo đức không nhất thiết, nhưng cũng có những yếu tố tương tự như khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi… Giáo viên có thể dựa vào những gợi ý này để tiến hành một cuộc trắc nghiệm nhỏ bằng cách kẻ bảng so sánh sau: Hành vi Vi phạm đạo đức Vi phạm pháp luật - Nếu làm bài tập chung tại lớp thì yêu cầu các em lên điền vào bảng kẻ to trên giấy A0 hoặc trên bảng đen; - Nếu làm bài tập cá nhân thì hứơng dẫn học sinh tự kẻ bảng hoặc phát cho học sinh bảng kẻ sẵn (photo coppy) để các em điền vào và nộp lại cho giáo viên.) ï Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính . Nêu ví dụ. ï Trong tình huống nêu ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phan tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người, theo em, họ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? ( Gợi ý: Hành vi vi phạm của bố bạn A : đi xe mô tô ngược chiều quy định. Hành vi vi phạm của bạn A đi xe mô tô ngược chiều và lái xe khi chưa đủ tuổi quy định ( 18 tuôỉ), không có Giấy phép lái xe, do đó: Trách nhiệm pháp lí: Theo Nguyên tắc xử phạt hành chính (tại Điều 4, Nghị định số 146/2007/NĐ – CP ): + Bố của bạn A thực hiện một hành vi đi xe mô tô ngược chiều nên chỉ bị phạt một lần về hành vi của mình. + Bạn A thực hiện 2 hành vi trái pháp luật nên phải chịu xử phạt cho từng hành vi. + Tuy bạn A và bố bạn A cùng đi xe mô tô vào đường ngược chiều, nhưng mỗi người đều chịu hình thức xử phạt riêng. Các hình thức xử phạt đối với bạn A và bố của bạn A: + Đối với hành vi đi xe mô tô ngược chiều: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với mỗi người điều khiển vi phạm. + Đối với hành vi điều khiển xe máy trên 50 phân khối của bạn A: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng). Như vậy, theo quy định của pháp luật, hai bố con bạn A phải chịu trách nhiệm hành chính. ) ï Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Vì sao? (Gợi ý: Hai bị cáo đều là ngừơi chưa thành niên, bị kết án với “ Tội cướp giật tài sản” và mức án là: 1 năm tù giam đối với bị cáo vừa qua tuổi 15 khi phạm tội và 1 năm 6 tháng tù giam với bị cáo trên 17 tuổi. Theo nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù) hoặc tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình đến 7 năm tù) thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 68, Bộ luật Hình sự 1999). Tuy nhiên, theo Điều 136, Bộ luật hình sự 1999 về “ Tội cứơp giật tài sản”, đây là tội đặc biệt nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt là từ 12 năm tù đến 20 năm hoặc chung thân. Do đó, hai bị cáo không đựơc miễn trách nhiệm hình sự. - Về mức phạt tù giam: Khoản 1, Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 quy định mức thấp nhất của khung hình phạt đối với Tội cướp giật tài sản là 1 năm đến 5 năm. Do đó, bản án tuyên đối với hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ như tuổi của từng bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật.…) ï Trước cổng nhà trẻ, một bé gái mếu máo lắt đầu :”Con không đội mũ bảo hiểm đâu. Nóng lắm!...) Cô giáo cúi xuống dỗ dành:”Con đội mũ bảo hiểm vào, nếu không, ra đường mấy chú công an phạt cả hai mẹ con đấy!”. Nghe đến “chú công an” , bé gái nín thinh nhưng vẫn phụng phịu rồi để cho mẹ đội chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn lên đầu. Co giáo và bà mẹ nhìn nhau cười . Thay vì phải đưa” mấy chú công an” ra dọa bé, theo em, chúng ta nên nói gì với bé? 4. Dặn dò: - Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..) - Đọc trước bài 3. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Đồ án tốt nghiệp Thực hành Excel Bài tiểu luận mẫu Tài chính hành vi Đề thi mẫu TOEIC Atlat Địa lí Việt Nam Hóa học 11 Lý thuyết Dow Đơn xin việc Trắc nghiệm Sinh 12 Mẫu sơ yếu lý lịch Giải phẫu sinh lý adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Thực Hiện Pháp Luật Là Gì Gdcd 12
-
GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật - Hoc247
-
Lý Thuyết GDCD 12: Bài 2. Thực Hiện Pháp Luật - Chi Tiết, Hay Nhất
-
Lý Thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật Hay, Chi Tiết
-
Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật | GDCD 12 (Trang 16 – 26 SGK) - Tech12h
-
GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật - Học Hỏi Net
-
Lý Thuyết GDCD 12 Bài 2 (mới 2022 + 36 Câu Trắc Nghiệm)
-
SGK GDCD 12 - Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật
-
Giải GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật | Giải Môn Giáo Dục Công ...
-
Lý Thuyết GDCD 12 Bài 2 (mới 2022 + Bài Tập): Thực Hiện Pháp Luật
-
GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật Giải Giáo Dục Công Dân 12 ...
-
Thực Hiện Pháp Luật Là Gì? Em Hãy Phân Tích Những điểm Giống ...
-
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 - Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật
-
Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật | GDCD 12 (Trang 16 – 26 SGK)
-
GDCD 12 Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật