Lý Thuyết GDCD 12 Bài 2 (mới 2022 + Bài Tập): Thực Hiện Pháp Luật

Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

I. Nội dung bài học

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật

- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Công dân tự do lựa chọn nghề nghiệp

- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Thực hiện nghĩa vụ quân sự

- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Nghiêm cấm việc mua – bán người

- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Thực hiện theo hiệu lệnh của người điều kiển giao thông

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật

- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:

+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật

+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

b. Trách nhiệm pháp lí

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Mục đích:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.

+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.

+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

c. Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự:

+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Gây thương tích/ giết người là hành vi vi phạm hình sự

+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.

- Vi phạm hành chính

+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Tung tin, bịa đặt, vu cáo… người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính

- Vi phạm dân sự

+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

- Vi phạm kỉ luật

+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

Câu 1: Thực hiện pháp luật là hành vi:

A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.

B. dân chủ trong xã hội.

C. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

D. tự nguyện của mọi công dân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào khái niệm “ thực hiện pháp luật”: là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

Câu 2: Thực hiện đúng cam kết của thủ tướng chính phủ về an toàn cháy nổ, không có học sinh nào của trường Trung học phổ thông K đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào nội dung của các hình thức thực hiện pháp luật “ tuân thủ pháp luât”: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 3: Công dân tuân thủ pháp luật khi không từ chối

A. Sử dụng vũ khí trái phép.

B. Săn bắn động vật.

C. Không nộp thuế the quy định của pháp luật.

D. Thực hiện nghĩa vụ bầu cử.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung của các hình thức thực hiện pháp luật “ tuân thủ pháp luât”: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 4: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những điều pháp luật cho phép?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học các hình thức thực hiện pháp luật “sử dụng pháp luật”: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.

Câu 5: Lợi dụng khi ông A giám độc đi công tác dài ngày, chị L thường xuyên đi làm muộn và về sớm, trong giờ làm việc thì tranh thủ bán hàng online để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Trong trường hợp này, chị L đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính

B. Kỉ luật.

C. Dân sự.

D. Cơ quan.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào nội dung bài học phần các loại vi phạm pháp luật “ vi phạm kỉ luật” : Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.

Câu 6: Vi phạm dân sự là hành vi vi pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sư khác.

B. quyền lợi của các cơ quan nhà nước.

C. các quy tắc quản lý nhà nước.

D. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung bài học phần các loại vi phạm pháp luật “vi phạm dân sự”: Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

Câu 7: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

A. có điều kiện kinh tế thực hiện.

B. chưa nhận thức và điều khiển được hành vi của bản thân.

C. có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

D. đã đủ 18 tuổi thực hiện.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Biều hiện thứ 2 của vi phạm pháp luật: thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

Câu 8: Hình thức nào dưới đây không áp dụng đối với người vi phạm kỉ luật?

A. Phê bình, khiển trách.

B. Chuyển công tác khác.

C. Cảnh cáo.

D. Hạ bậc lương và kiểm điểm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Điều 7 Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2020) quy định:

Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

1. Áp dụng đối với cán bộ

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Cách chức.

d) Bãi nhiệm.

2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Hạ bậc lương.

d) Buộc thôi việc.

3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Giáng chức.

d) Cách chức.

đ) Buộc thôi việc.

Câu 9: Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. chủ thể ( pháp luật) kiểm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.

B. chủ thể quyết định làm những điều mà pháp luật không cho phép.

C. cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

D. cá nhân, tổ chức quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung mục bài học các hình thức thực hiện pháp luật “ thi hành pháp luật”: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 10: Chủ thể dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?

A. Tất cả cán bộ là trong tòa án.

B. Mọi cán bộ, công chức công tác trong cơ quan nhà nước.

C. Tất cả các cán bộ, chiến sĩ công an.

D. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào khái niệm áp dụng pháp luật: loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Lý thuyết Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Lý thuyết Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

Lý thuyết Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Lý thuyết Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Từ khóa » Thực Hiện Pháp Luật Là Gì Gdcd 12