Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 - Bài 2: Thực Hiện Pháp Luật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 – Bài 2: Thực hiện pháp luật giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 12
  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 12

Bài 1 trang 26 GDCD 12: Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

Trả lời:

– Thực hiện pháp luật là qua trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

– Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật:

   + Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống.

   + Khác nhau: Sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo ý chí của chủ thể. Còn các hình thức còn lại là buộc phải thực hiện.

Bài 2 trang 26 GDCD 12: Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu ví dụ?

Trả lời:

– Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

– Ví dụ: B năm nay học lớp 12 tại trường A. Trên đường đi học vì va chạm giao thống với một nhóm bạn khác, B đã gây gổ đánh người gây thương tích, hành vi của B vi phạm pháp luật, là sai trái, B có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí.

Bài 3 trang 26 GDCD 12: Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?

Trả lời:

– Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều là hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng.

– Tuy nhiên, vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự lên án của xã hội.

– Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật và đồng thời cũng vi phạm đạo đức.

Bài 4 trang 26 GDCD 12: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Nêu ví dụ?

Trả lời:

   – Vi phạm hình sự và vi phạm hành chính đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.

• Khác nhau

   – Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Chủ yếu là hình phạt tước tự do của người phạm tội do tòa án áp dụng.

   – Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Chế độ xử phạt chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền).

   – Ví dụ :

   + Bạn A do thiếu tiền tiêu xài đã liều vận chuyển ma túy cho kẻ xấu, bị công an bắt được và xử lí.

   + Bạn B học lớp 12, do dậy muộn, bạn cố ý đi vào đường cấm để kịp đến trường. Đang đi, bạn bị chú công an yêu cầu dừng lại và lập biên bản.

Bài 5 trang 26 GDCD 12: Trong các tình huống nêu ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người, theo em họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

Trả lời:

– Trong tình huống trên, cả hai bố con bạn A đều có đủ khả năng nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định là trái pháp luật, có thể gây tai nạn, nguy hiểm cho người khác. Họ hoàn toàn tự quyết định hành vi của mình, không ai ép buộc họ phải đi ngược chiều, do đó, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm.

– Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông, cụ thể là phải gánh chịu thiệt hại vật chất (nộp tiền phạt).

– Việc cảnh sát giao thông buộc hai bố con bạn A dừng xe và xử phạt họ đã chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để họ gây tai nạn cho người khác hoặc chính họ bị tai nạn do đi ngược chiều.

Bài 6 trang 26 GDCD 12: Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

– Theo nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù giam) hoặc tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù) thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 91, khoản 2, Bộ luật Hình sự 2015)

– Tuy nhiên theo điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Cướp giật tài sản” thì đây là tội Đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy hai bị cáo không được miễn trách nhiệm hình sự.

– Về mức phạt tù, theo điều 171, khoản 1, Bộ Luật Hình sự quy định khung hình phạt thấp nhất đối với tội “Cướp giật tài sản” là từ 1 năm đến 5 năm tù giam. Do đó, bản án tuyên với hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở xem xét những những tình tiết giảm nhẹ (như tuổi của hai bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật…)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 955

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Thực Hiện Pháp Luật Là Gì Gdcd 12