Giá Trị Của Cái Đẹp? - Suy Nghiệm
Có thể bạn quan tâm
Suy nghiệm | Triết học | Phật học | Diễn đàn | Pháp âm | Tùng lâm Diệc cổ | Sơ đồ blog | Tư liệu tra cứu | Tự giới thiệu | Facebook | Liên hệ | Theo dõi | Đăng nhập
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
Bài viết Nhận xét Online
- Trang chủ
- Điểm tin
- Xã hội
- Con người
- Độc thoại
- Cảm xúc
- Tình yêu
- Thơ ca
- Âm nhạc
- Hội họa
- Phim - Ảnh
- Điểm sách
- Thư giãn
Giá trị của cái Đẹp?
Hôm trước có đề cập cùng các bạn về bài báo "Cái đẹp cứu rỗi được ai?" đăng trên Vietnamnet, tớ lỡ hẹn sẽ tham gia tám chuyện cùng các người đẹp khi nào có hứng. Tự nhận thấy dạo này mình ham hố thơ thẩn nhiều quá, e mọi người bội thực nên nay quyết định đổi món... Nhưng vì mấy năm gần đây giã từ sách vở tựa như "giã từ vũ khí" nên đành post lại bài viết từ năm 2003 (đã lược giản cho phù hợp với trang blog) đọc chơi chơi... Muốn trả lời cho câu hỏi: cái Đẹp có giá trị gì đối với đời sống con người thì đầu tiên cần phải hiểu cái Đẹp là gì? Thế nhưng, hình như Cái Đẹp là một bí mật thực sự của nhân loại đến nỗi L.Tônxtôi phải thốt lên rằng: “sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi, cái đẹp vẫn còn là một câu đố giữa cuộc đời”. Theo thuyết văn giải tự của Hứa Thận thì chữ Mỹ được kết hợp từ chữ dương và chữ đại. Như vậy, cái Đẹp ở đây có quan hệ trực tiếp với thực tại cảm tính nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Mặt khác, chữ "Mỹ" là “dương nhân” (dương ghép với nhân thành chữ mỹ), theo nguyên thủy là người đội đầu dê nhảy múa trong các lễ hội tôn giáo. Vậy cái Đẹp ở đây lại bao hàm một ý nghĩa xã hội nào đó. Ta có thể hiểu cái Đẹp là sự tồn tại cảm tính vật chất, có liên quan trực tiếp với nhu cầu hưởng thụ, đồng thời hưởng thụ cảm tính đó lại mang vác thêm ý nghĩa xã hội và nội dung rộng lớn. Bên phương Tây, từ nguyên thủy của nó là aisthésis có nghĩa là tính nhạy cảm. Và được biểu hiện theo hai khía cạnh: nhận thức cảm tính và mặt cảm tính của sự xúc động. Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Mỹ học nói chung, phạm trù “Cái Đẹp” cũng không ngừng được mởi rộng. Ngược dòng thời gian, nếu không kể các nhà triết học sơ khai của Hy Lạp và tư tưởng Mỹ học Đông phương, chúng ta bắt gặp ba nhà tư tưởng lớn hợp thành nền tảng đầu tiên của Mỹ học là Socrate, Platon và Aristote. Socrate đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn căn bản của Mỹ học trong “Những người đáng nhớ và bữa tiệc” của ông, qua đó khắc họa vẻ đẹp tinh thần dưới lớp vỏ thân thể. Không những thế, người ta còn nói Mỹ học sinh ra từ cái ngày Socrate trả lời cho Hippias rằng cái Đẹp không phải là thuộc tính riêng của một nghìn lẻ đối tượng… và trên tất cả thứ đó là vẻ đẹp tự nó. Cái đẹp này là nguyên lý về một tâm hồn tỏ chiếu phát ra hết sức mạnh mẽ vẻ đẹp siêu nhiên. Tất cả những luận điểm này đã được người học trò của ông, Platon suy nghĩ và vượt qua nhiều. Sang đến Platon, ông đòi hỏi phải bỏ qua tất cả những sai lầm có trước và cố tìm lại sự ngây thơ đầu tiên. Trong Bữa tiệc, người ta tán dương tình yêu. Nữ tiên tri Diotine dạy cho Platon hiểu rằng chỉ có tình yêu mới làm cho chúng ta có được tất cả những gì vĩnh hằng và thần thánh. Tình yêu là một khát vọng vô tận hướng tới một cái gì ở bên kia khiến cho nó luôn luôn khát khao vượt lên chính mình. Tình yêu là phương tiện để nắm bắt được vẻ đẹp lý tưởng. Như vậy, Cái Đẹp, với Platon, là một cái gì thuần khiết tuyệt đối và siêu nhiên. Và trong sụ tìm kiếm này có thể hướng dẫn những bước đi bấp bênh của con người. Mặt khác, “vì không có một cái đẹp nào nằm bên ngoài cái đẹp tự nó, nên nó đẹp không phải vì một lí do nào khác ngoài sự tham gia của nó vào cái đẹp tự nó”, nên Cái Đẹp cao nhất trùng với cái Thiện cao nhất, không thể nhìn thấy Cái Đẹp mà người ta không hiểu cái gì là Thiện. Do đó, nhờ có vẻ đẹp tự nó nên con người có thể đạt tới cái tuyệt đối, hay nói cách khác, cùng với Thiện và Chân, Cái Đẹp như là yêu cầu cuối cùng để đạt tới một cuộc sống hoàn thiện. Đối với Aristote, Cái Đẹp được coi như là sự thanh lọc hóa tâm hồn vì Cái Đẹp là sự sắp xếp cấu trúc của một thế giới được hình dung dưới mặt tốt nhất của nó. Ở đây không phải là nhìn thấy con người như đang có mà như những con người lẽ ra phải có. Trong tác phẩm Chính trị, Aristote viết: “người ta chỉ tìm kiếm cái có ích và cái cần thiết để có cái đẹp mà thôi”, do vậy, Cái Đẹp được xác định như một sự xuất phát từ nội tại tinh thần nhằm hướng đến cái lý tưởng nhất của đời sống con người. Những người theo thuyết Platon mới trong thời kỳ Trung cổ và cả thời Phục hưng đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Cái Đẹp, coi nó là “vẻ đẹp huy hoàng của cái chân và cái thiện…” còn những người theo thuyết duy cảm của Anh cho rằng Cái Đẹp tạo cho người ta một cảm giác thích thú tích cực làm nảy sinh tình yêu, đi đôi với sự dãn nhẹ cơ bắp và thần kinh. Bước sang thời kỳ của Kant, có thể tóm gọn phân tích Cái Đẹp trong Phê phán năng lực phán đoán thành 4 yếu tố: - Theo phương diện chất, sở thích là quan năng phán đoán về một đối tượng hay về một phương cách biểu tượng bằng một sự hài long hay không hài long mà không có bất kỳ sự quan tâm nào. Đối tượng của một sự hài long như vậy gọi là Đẹp. - Theo phương diện lượng, đẹp là cái gì làm hài lòng một cách phổ biến, độc lập với khái niệm. - Theo phương diện tương quan, vẻ đẹp là hình thức của tính hợp mục đích của một đối tượng, trong chừng mực tính hợp mục đích ấy được tri giác mà không có hình dung nào về một mục đích khách quan nơi đối tượng. - Theo phương diện hình thái, Đẹp là cái gì được nhận thức như là đối tượng của một sự hài lòng tất yếu nhưng độc lập với khái niệm. Từ 4 yếu tố trên, chủ đề chính của Mỹ học Kant là: sự hài hòa- hài hòa giữa thiên nhiên và thế giới tinh thần, giữa cảm xúc với ý chí, giữa lý trí với tưởng tượng. Sự hài hòa này là độc lập, nên “cảm giác về cái đẹp do đó cũng tồn tại tiên nghiệm và, với tư cách đó, nó tạo ra giá trị phổ quát và tất yếu của những xét đoán mỹ học”. Sau Kant một thời gian, Mỹ học Heghen ra đời. Đây được coi là học thuyết Mỹ học nổi tiếng nhất và được khâm phục sâu sắc nhất ở Châu Âu. Heghen cho cái đẹp của tự nhiên là nghèo nàn và nó chỉ là phản ánh cái đẹp thuộc về tinh thần. Cái đẹp tồn tại trong nghệ thuật thể hiện lý trí bên trong của hiện thực và cái đẹp này phải mang tính lý tưởng, nghĩa là khao khát vươn đến cái tuyệt đối. Quan niệm của các nhà duy vật nhân bản thế kỉ XIX coi bản chất Cái Đẹp phải tạo cho con người cảm giác hoan hỷ, trong sáng giống như cảm giác ta gặp mặt người yêu. Vì Cái Đẹp thể hiện trong những đối tượng có thể rất khác nhau nên Cái Đẹp phải là cái chung nhất. Mà cái chung nhất trong số những cái thân thiết với con người chính là cuộc sống. “Cái đẹp là cuộc sống, một thực thể đẹp là một thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta. Một đối tượng đẹp là một đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ đến cuộc sống”. Vậy mọi cuộc sống đều đẹp, đều tạo cho ta một cảm giác hoan hỷ, trong sáng. Tình cảm hướng đến cái đẹp là tình cảm hân hoan vui sướng. Cái đẹp xuất hiện cùng với cuộc đấu tranh chống lại cái xấu và bảo vệ nhân phẩm của con người. Cái Đẹp là một giá trị xã hội mà con người, bằng cả một quá trình lao động đã khai thác nó kên chứ không có sẵn. Thông qua quá trình lao động đó, con người đã tạo ra một thiên nhiên đầy nhân tính, không chỉ để thỏa mãn nhu cầu vật chất mà còn để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đồng thời cũng để khẳng định bản chất năng lực Người của mình. Cái Đẹp trong thiên nhiên không phải là cái vốn có. Trước khi con người xuất hiện, vẫn núi đấy, sông đấy, vạn vật đấy với đầy đủ những tính chất vật lý, sinh học vốn có nhưng Cái Đẹp chưa xuát hiện. Cái Đẹp chỉ ra đời khi con người tác động vào thế giới thiên nhiên, làm bộc lộ trong nó tính “nhân loại” của mình. Như vậy Cái Đẹp trong tự nhiên không tồn tại độc lập, nó chỉ tồn tại trong quan hệ thực tiễn của con người và thông qua hoạt động thực tiễn này mà con người tạo ra kích thước của Cái Đẹp. Cái Đẹp trong tự nhiên còn được coi như là cái đẹp tiềm năng, và nếu con người bắt gặp ở nó những lợi ích khả dĩ có thể gợi lên những cảm xúc, những rung động thẫm mĩ thì Cái Đẹp “tiềm năng” đó được khai phóng. Như vậy, thực chất Cái Đẹp trong tự nhiên là thông qua nó, con người đã “nhân hóa tự nhiên” nhằm bộc lộ tình cảm và tạo ra dấu ấn cái tôi của mình. Nguyễn Du từng viết: vầng trăng ai sẻ làm đôi- nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. Vầng trăng của Nguyễn Du không còn là vầng trăng hàng ngày xoay quanh trái đất nữa mà giờ đây, vầng trăng đó đang ngậm ngùi trước nỗi đau ly biệt. Cũng vầng trăng đó, nhưng với Lý Bạch thì “cử bôi yêu minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân”, trăng đã trở thành người bạn tương giao cùng mình đối ẩm. Còn Cái Đẹp trong xã hội thì sao? Nó được coi như là sự thống nhất, giao thoa giữa Cái Chân và Cái Thiện. Xa rời Cái Chân, cái Thiện không thể có Cái Đẹp. Cái thật, cái tốt phải gắn bó hài hòa mới được coi là Cái Đẹp. Cái Đẹp là cái gây được khoái cảm thẩm mĩ mang tính tích cực cho con người. Nhờ có Cái Đẹp mà con người khao khát sống. Nhờ có cái đẹp mà con người có ý chí vững bền trước những trăn trở, bất trắc của cuộc sống và cũng nhờ có Cái Đẹp mà con người gắn bó với nhau. Con người là một thực thể xã hội. Không có con người nào tồn tại mà không hề có bất cứ liên hệ gì với xã hội. Tính cách, nhân phẩm, tình cảm, đạo đức của con người cá nhân có được là nhờ xã hội. Mà kích thước của Cái Đẹp được hình thành trên cơ sở chuẩn mực và lý tưởng xã hội. Do vậy, không vì sự khen chê của một cá nhân nào đó mà Cái Đẹp tồn tại hoặc mất đi. Mọi sự biến động của loài người đều bắt nguồn từ hiện thực khách quan nhưng hiện thực khách quan này đã được nhân tính hoá. Hay nói như Mác, con người sản xuất “ngay cả khi không bị nhu cầu thể xác ràng buộc và đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình, sản xuất theo kích thước của những loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng”. Do vậy, Cái Đẹp, thông qua lao động, đã làm cho những sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính khách quan mà con người cảm nhận được ý nghĩa của chúng. Và cũng thông qua đó, con người tự nhân đôi mình lên qua sự hình thành một năng lực cảm thụ, đánh giá, sáng tạo, thể hiện nhu cầu, khát vọng chân chính của con người. Người ta đến với cái Cái Đẹp không phải với mục đích “ăn, uống…” mà người ta đến với cái đẹp nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần nào đó. Nhìn từ góc độ thẩm mỹ, nhu cầu tinh thần này được coi như là hệ quả của sự phản ánh cùng với ước mơ, khát vọng của con người, đem lại cho con người khả năng sáng tạo mới. Chẳng hạn cái đẹp trong huyền thoại không phải ở chỗ văn phong bay bổng hay trí tưởng tượng phong phú mà nó đẹp ở chỗ nó phản ánh những ước mơ, khát vọng của con người. Qua đó, người ta cảm nhận được sức sống tiềm ẩn, khả năng sáng tạo trong con người khi đối diện với thực tiễn cuộc sống. Do vậy, giá trị thật sự của Cái Đẹp chỉ xuất hiện khi con người cảm nhận được ý nghĩa mà đối tượng đem lại. Cụ thể là con người cảm nhận được hình ảnh con người trong đối tượng đó... Khi bắt đầu chế tác công cụ lao động thì con người đã sử dụng tính khuôn mẫu trong tự nhiên vào công cụ lao động, coi tự nhiên như là người thầy dạy cho con người. Nhưng trong quá trình lao động, con người không chỉ sản xuất theo kích thước của tính loài mà còn biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng, nghĩa là con người đã biết sáng tạo theo quy luật của Cái Đẹp, nghĩa là con người đã biết tự nhân đôi mình lên một cách tích cực và ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới mà mình tạo ra. Anh họạ sĩ vẽ một bức tranh, người kĩ sư làm một toà nhà,… họ hân hoan nhìn nó với vẻ tự hào, sung sướng vì qua nó, anh ta thấy được tài năng của anh ta, hình ảnh của anh ta trong nó. Từ đó, hình thành trong mình một năng lực cảm thụ, đánh giá, sáng tạo về Cái Đẹp. Mặt khác, khi Cái Đẹp giúp khẳng định bản chất năng lực người của mình thì đồng thời Cái Đẹp cũng khơi dậy một tiềm năng sáng tạo mới. Cái Đẹp nếu dừng lại nghĩa là Cái Đẹp đã chết, Cái Đẹp cần phải và luôn phải vận động như chính sự vận động của cuộc sống. Cái Đẹp gợi mở sự hoàn thiện nhân cách vì bản thân Cái Đẹp là cuộc sống, mà cuộc sống thì luôn luôn hướng tới sự hoàn thiện. Giá trị của Cái Đẹp chính là giá trị của cuộc sống. Nhân cách của con người được hình thành từ cuộc sống nên cái đẹp giúp hoàn thiện cuộc sống cũng có nghĩa là cái đẹp giúp hoàn thiện nhân cách của con người. Mặc dù Cái Đẹp tồn tại khách quan, độc lập vối tư tưởng tình cảm chủ quan của từng con người nhưng lại tồn tại chủ quan trong toàn thể xã hội loài người trong từng giai đoạn lịch sử. Do đó, muốn đạt được Cái Đẹp chân thực thì trước hết phải giải quyết cơ sở xã hội của nó. Muốn cho Cái Đẹp được thăng hoa thì cẩn thiết phải giải phóng xã hội con người. Một xã hội bị áp bức, con người bị bóc lột thì cái đẹp thật sự không xuất hiện. Vì thế có thể coi Cái Đẹp như là một nội lực sống thôi thúc con người hướng đến thế giới chân- thiện- mỹ. Nói tóm lại, dù là cái đẹp tự nhiên hay trong trong xã hội thì cái đẹp vẫn là một nhu cầu sống không thể thiếu. Cái Đẹp ra đời và phát triển cùng với xã hội loài người nên người ta yêu Cái Đẹp cũng chính là yêu cuộc sống mà ta đang sống. Không những thế, nhờ có Cái Đẹp mà con người có sức mạnh vượt ra khỏi những bất trắc trong cuộc sống, nhờ có Cái Đẹp con người mới phát huy những tình cảm cao thượng, giúp con người gắn bó với nhau. Từ giã Cái Đẹp, xa rời Cái Đẹp là xa rời cuộc sống mà xa rời cuộc sống nghĩa là tự huỷ diệt bản thân mình./. (2003) Tái bút: Giá như những người đẹp của chúng ta hiểu được rằng họ chỉ đẹp khi cái đẹp đó được xây dựng trên cơ sở chân thật thì xã hội này đã không còn nhiều ma - nơ - canh biết di động đến thế!Bài đăng Cũ hơn:
Bài đăng Mới hơn:
02:57 | Con người |Tác giả bài viết: TRÍ KHÔNG
Tận cùng của cô đơn là hòa đồng trong tất cả
Tận cùng của tất cả là mình ta tròn đầy
Triết học - Phật học - Diễn đàn - Pháp âm - Tùng lâm Diệc cổ
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ NHẬN XÉT CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT Comments 1 Comments1 nhận xét:
- namnguyenpktsn@gmail.comlúc 06:50 5 tháng 11, 2019
Cám ơn tác giả 🙏
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Lời thưa... | Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:- Có ý kiến gì xin để lại lời bình chia sẻ.- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.Xin chào và chúc sức khỏe! |
Bạn ơi, cùng thở với tôi nhé...
Xem nhiều trong tháng
- Tự thuật (Augustin)
- Lòng người?
- Giá trị của cái Đẹp?
- Sự phản bội?
- Faust (J.W.Goethe)
- Giọt lệ thiên thu
- Thật và ảo?
- Đạo Phật là Tôn giáo hay là Triết học?
- U như kỹ
- Quá khứ là gì?
Bài viết mới nhất
Bài viết ngẫu nhiên
Bình luận mới nhất
+ X Loading.. loading- Trang chủ
- Điểm tin
- Xã hội
- Con người
- Độc thoại
- Cảm xúc
- Tình yêu
- Thơ ca
- Âm nhạc
- Hội họa
- Phim - Ảnh
- Điểm sách
- Thư giãn
Từ khóa » Cái đẹp Có Nghĩa Là Gì
-
Đẹp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cái đẹp Là Gì? Biểu Hiện & Các Quan điểm Về Cái đẹp
-
Cái đẹp - Từ điển Wiki
-
Định Nghĩa Về Cái đẹp - Fudozon
-
Nghệ Thuật Là Gì? Cái đẹp Là Gì? - IDesign
-
Tất Cả Những điều Cần Biết Về Cái đẹp
-
Luận Về Cái Đẹp - Dòng Tên Việt Nam-Dòng Chúa Giêsu
-
Từ điển Tiếng Việt "cái đẹp" - Là Gì?
-
Các Phạm Trù Thẩm Mỹ Về Cái Đẹp Là Gì?
-
Phân Biệt Hai Khái Niệm Cái Đẹp Và Nghệ Thuật Là Gì?
-
ĐẸP LÀ GÌ? - Vài Lời Bàn Về Mĩ Học - Kienviet
-
Bàn Về Phạm Trù "cái đẹp" Và ý Nghĩa Của Nó Trong đời Sống Tinh Thần
-
Quan Niệm Về Cái đẹp Trong Cuộc Sống - Hàng Hiệu
-
Cái Đẹp Là Gì- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ Thuật Sống