Giá Trị Dinh Dưỡng Của Trái Gấc - VnFarm

Màng đỏ của hạt quả gấc chín có thành phần g%: Nước 77, protein 2,1; Lipid 7,9; Glucide 10,5; Xơ 1,8; và muối khoáng 0,7; Lượng beta caroten 0,046; lycopen 0,038. khi sấy khô 60-700C, có thành phần g%: Nước 7,1; protein 9,0; glucide 40,4; lipid 27,8; xơ 12,1; và muối khoáng 3,6; Thành phần vi lượng (mg%) carotenoid (tổng số) 356; beta-caroten trên 26,5; alpha-tocopherol 490,5; lycopen 304. Ép màng đỏ hạt gấc sấy khô được sản phẩm dầu gấc màu đỏ sẫm, vị béo, mùi thơm đặc trưng, 100g dầu có trên 1446mg (1185-1708) Carotenoid, 422mg (228-617) beta caroten, 138,5mg alpha tocopherol và 364,8mg lycopen.

Vitamin A rất quan trọng trong việc đề phòng các bệnh do thiếu vitamin A, bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, chậm lớn ở trẻ em, ung thư gan nguyên phát. Vitamin A còn tham gia nhiều quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể, tác động đến quá trình biệt hóa tế bào, sinh sản tinh trùng, phát triển bào thai, kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch của cơ thể và hoạt động của các cơ quan thính giác, vị giác. Khi vào cơ thể 1 phân tử beta coroten (tiền vitamin A) sẽ chuyển hóa tổng hợp thành 2 phân tử vitamin A và chỉ thực hiện khi có nhu cầu, do đó không thể có triệu chứng thừa, ngộ độc vitamin A khi sử dụng quá liều caroten, carotenoid (như đau đầu, nôn mửa, song thị, rụng lông tóc, khô màng niêm dịch, tróc vẩy da, đau khớp nối xương, suy gan, chảy máu và có thể dẫn đến hôn mê).

Tại Hoa Kỳ theo dõi sử dụng liều cao beta-caroten trong điều trị bệnh nhân HIV pha II 120mg/ngày và tăng nhiệt độ cơ thể 420C trong 1 giờ, tắm hơi đã tăng khả năng phục hồi T-helper CD4/CD8 đáp ứng tốt miễn dịch, giảm quá trình tiến triển HIV-AIDS, đồng thời tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của vaccine.

Vitamin E và Lycopen cùng với lutein, zeaxanthin, beta cryptoxanthin trong quả gấc ở dạng thiên nhiên, còn có tác dụng quét loại các gốc tự do, gốc peroxyd trong cơ thể, phòng và điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nguy cơ gãy xương ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh, đái tháo đường, ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, ung thư gan, xơ gan và phòng bệnh mạn tính, kéo dài tuổi thọ. Acid lonoleic (omega 6) còn gọi là vitamin F, acid linolenic (omega 3) có ít hơn trong dầu gấc, đã giúp sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực, đặc biệt đối với trẻ em, đề phòng một số bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch, do điều hòa chuyển hóa, giảm cholesterol trong cơ thể, bệnh ngoài da, các rối loạn, thoái hóa thần kinh trung ương, bệnh Alzheimer sa sút trí tuệ ở tuổi trung niên và miễn dịch.

Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh dầu gấc Việt Nam là một loại thuốc, một loại thực phẩm có tác dụng phòng chữa bệnh tuyệt vời. Từ năm 1999, bác sỹ Nguyễn Công Suất đã chiết xuất dầu gấc trên dây chuyền công nghệ hiện đại để cung cấp cho thị trường Mỹ. Các nhà khoa học Mỹ gọi gấc là một loại quả đến từ thiên đường (fruit from heaven). Bác sỹ Nguyễn Công Suất là người đầu tiên đặt thương hiệu cho trái gấc và biến trái gấc thành một loại thực phẩm – thuốc tuyệt vời để xuất khẩu và biến gấc thành cây hàng hóa…

Gấc là một trong những thực phẩm – thuốc có giá trị hiện nay, có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống ô xy hóa, chống lão hóa tế bào, phòng chữa bệnh tật, loại bỏ các tác động có hại của môi trường: hóa chất độc, tia xạ…giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, nhất là đối với trẻ em và phụ nữ.

Viện dinh dưỡng quốc gia đã khuyến cáo: “Tự chế biến sản phẩm của quả gấc dùng trong cả năm sẽ giúp gia đình bạn có được sức khỏe bền vững trường thọ và hạnh phúc”. Theo đó, mỗi dịp xuân về, mọi gia đình có điều kiện nên trồng gấc, tạo nguồn thực phẩm chức năng, thuốc bổ vô giá, có tác dụng tăng lực và phòng bệnh mạn tính, đảm bảo sức khỏe bền vững cho cả gia đình và cộng đồng…

Gấc không chỉ là cây thực phẩm quý mà còn là cây dược liệu quý. Từ màng đỏ bao quanh hạt gấc, với công nghệ hiện đại đã chiết ra được dầu gấc. Dầu gấc có chứa β-caroten (Cao gấp 15,1 lần cà rốt, 68 lần cà chua), lycopen, α-tocopherol là các chất chống oxy hóa cực mạnh. Ngoài ra còn chứa các chất béo thực vật, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tác dụng: Tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào... Đặc biệt, phòng và điều trị một số bệnh ung thư.

Beta-caroten được sử dụng bởi cơ thể để sinh ra vitamin A. Beta-caroten là một trong nhóm chất hoá học tự nhiên có tên là caroten hoặc carotenoid. Caroten và nhóm các chất hoá học tự nhiên khác có tên là flavonoid quy định về màu của rau quả. Beta-caroten cần thiết cho thị lực, sự phát triển và sự phân chia và tái tạo tế bào. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ chống những cơ quan có thể gây bệnh, và nó hỗ trợ sự nguyên vẹn về cấu trúc của mô. Nó có thể giúp chống mệt mỏi do bệnh thiếu máu, tăng sức khoẻ của da, giúp bảo vệ thị lực và cân bằng hệ thống thượng thận để tăng cường năng lượng và sức bền.

Gấc được xác định là có hàm lượng beta-caroten cao nhất trong số các loại rau quả bản xứ của Việt Nam. Trong nghiên cứu của FAO trong số báo tháng 5 năm 2002 của Báo dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Californa-Davis, đứng đầu là tiến sĩ Vương Lệ đã đánh giá món xôi gấc giàu beta-caroten là một nguồn provitamin A, chất tiền thân của vitamin A, đối với trẻ em ở nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu bao gồm 185 trẻ chưa đến tuổi đến trường tham gia vào 30 ngày thử bổ sung dinh dưỡng được kiểm soát. Những trẻ em có nồng độ hemoglobin thấp được phân vào một trong 3 nhóm: nhóm quả, nhận xôi gấc chứa 3,5 mg beta-caroten mỗi suất ăn; nhóm bột, nhận cơm trộn với 5 mg bột beta-caroten tổng hợp, và một nhóm kiểm soát, nhận cơm không chứa thêm gì.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những trẻ nhận bổ sung gấc tăng đáng kể mức beta-caroten trong huyết tương. Ngoài ra, gấc làm tăng nồng độ hemoglobin của những trẻ có mức hemoglobin thấp hoặc bấp bênh. Các nhà nghiên cứu đã kết luận “Một số loại rau quả bản xứ giàu vi chất dinh dưỡng ở miền bắc Việt Nam được xác định có khả năng tăng cường sức khoẻ, và gấc chứa hàm lượng beta-caroten cao nhất là xấp xỉ 45 mg hay 45.000µg/100g. Beta-caroten từ xôi gấc là một nguồn provitamin A – carotenoid. Những trẻ em bị thiếu máu trầm trọng có thể có lợi nếu ăn xôi gấc thường xuyên.”

Tính chất của các thành phần có ích trong quả gấc

Beta-caroten: Beta-caroten chứa trong quả gấc, là tiền thân của vitamin A. Cơ thể con người sẽ chuyển hoá beta-caroten thành vitamin A. Beta-caroten có chủ yếu ở những rau quả có màu vàng, da cam, hoặc xanh đậm như cà rốt, bí, khoai mỡ, đào, mơ, rau bina, súp lơ xanh, và cải bẹ và cải xanh.Nó là một chất chống ôxy hoá, một hợp chất có thể ngăn các chất gây ung thư phá huỷ ADN. Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối quan hệ giữa ăn thực phẩm giàu beta-caroten và mức độ huyết thanh cao của vi chất dinh dưỡng với sự giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

Vitamin A: Vitamin A trong quả gấc có vai trò trong việc biệt hóa tế bào, một quá trình qua đó tế bào “trưởng thành”. Sự biệt hóa giúp ngăn ngừa sự phát triển không thích hợp, như sự phát triển tế bào không kiểm soát được như thấy trong bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vitamin A và những hợp chất tương tự làm giảm nguy cơ ung thư.

Lycopen: Lycopen là một carotenoid có chuỗi carbon hở, không bão hoà quy định màu đỏ của cà chua, ổi, cây thường xanh, dưa hấu, nho hồng và gấc.Lycopen là một chất chống ôxy hoá, có khả năng trung hoà các gốc tự do có thể huỷ hoại các tế bào của cơ thể.Trong cơ thể, lycopen lắng trong gan, phổi, tuyến tiền liệt, ruột già và da. Sự tập trung của nó trong các mô cơ thể có xu hướng cao hơn caroten và tất cả các carotenoid khác. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn những loại rau có chứa hàm lượng lycopen cao làm giảm nguy cơ mắc những loại bệnh ung thư nhất định. Ví dụ, thường xuyên ăn các sản phẩm từ cà chua làm giảm nguy cơ ung thư bộ máy tiêu hoá. Một số nghiên cứu khác cho thấy ăn lycopen giúp tăng sức khoẻ của tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Những loại ung thư khác mà việc ăn lycopen có thể có ích bao gồm ung thư phổi, bàng quang, cổ tử cung và da. Nghiên cứu sơ bộ hiện nay cho thấy rằng lycopen làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hoá hoàng điểm, sự ôxy hoá lipid huyết thanh, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Axit béo • Khi chất béo được tiêu thụ, chúng tách thành những axit béo, được sử dụng cho năng lượng, sự tăng trưởng và phát triển và những thành phần tế bào quan trọng. • Những axit béo thiết yếu nhất định không thể được tạo ra bởi cơ thể và phải được ăn vào. • Hai axit béo chính là omega-6 và omega-3. • Hầu hết chúng ta tiêu thụ nhiều omega-6 hơn omega-3. Omega 3 quan trọng cho sự phát triển não và thị lực ở trẻ nhỏ và có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, khả năng ghi nhớ và mức độ stress trong suốt cuộc đời. Gấc chứa một lượng lycopen chống ôxy hoá nhiều hơn gấp 10 lần so với bất kỳ loại hoa quả nào khác, trong đó có cà chua. Trong một nghiên cứu trong số tháng 11 năm 2002 của báo Sinh học, Công nghệ sinh học và Sinh hoá học, các nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm màu thực phẩm của San-Ei Gen F.F.I Inc, ở Osaka, Nhật Bản đã phân tích và đo lượng carotenoid trong gấc, bao gồm beta-caroten, lycopen, zeaxanthin và beta-cryptoxanthin khi sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, họ đã phát hiện ra rằng sự tập trung lycopen trong màng đỏ hạt gấc nhiều hơn gấp khoảng 10 lần các loại rau quả khác có chứa lycopen. Họ kết luận rằng gấc “có thể là một nguồn lycopen có giá trị mới.”

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu cũng đã thông báo rằng, hàm lượng lycopen trong gấc gấp nhiều lần trong cà chua. Nghiên cứu được thực hiện bởi Sở Nông nghiệp Mỹ. Còn nữa. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng lycopen có thể giúp phòng chống ung thư tuyến tiền liệt và một số dạng ung thư khác, bệnh tim mạch và một số bệnh về mắt như thoái hoá hoàng điểm. Mức độ lycopen có xu hướng cao hơn trong các mô cơ thể so với những carotenoid khác, có thể quan trọng cho tim. Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy những người đàn ông có lượng lycopen cao nhất trong mỡ của cơ thể đã giảm một nửa nguy cơ suy tim so với những người có lượng lycopen ít nhất trong mỡ của cơ thể.

Với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, điều kiện thổ nhưỡng, môi trường trồng trọt cây gấc không đòi hỏi quá cao, công nghệ chế biến gấc không quá phức tạp, cây gấc ở Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh và Việt Nam có đầy đủ điều kiện để có thể trở thành một hộ sản xuất và cung ứng nguyên liệu gấc cũng như các sản phẩm chế biến từ gấc cho thị trường thế giới.

Và vì vậy, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nông dược Việt Nam VN FARM đã lựa chọn cây gấc là một trong những sản phẩm chủ lực để phát triển với chu trình khép kín từ khâu sản xuất giống, phát triển trồng trọt, chế biến để phục vụ xuất khẩu.

Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Của Quả Gấc