Quả Gấc: Sắc Màu Cho Sức Khỏe - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Quả gấc là gì?
- Tác dụng dược lý của quả gấc
- Cách sử dụng, bảo quản quả gấc
Gấc là một loại cây thân thảo dây leo thường được làm giàn mát hoặc hàng rào. Quả gấc được biết đến với màu cam, màu đỏ đặc trưng do rất giàu beta-carotene và lycopene có lợi cho mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết những giá trị khác của loại quả này. Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Quả gấc là gì?
Tên khoa học của quả gấc có danh pháp 2 phần là Momordica cochinchinensis. Quả này thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae.
Mô tả thực vật
Gấc là loài cây thân dây leo. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là cây cái và cây đực riêng biệt. Cây leo khỏe, chiều dài có thể lên đến 15m. Thân dây có tiết diện góc. Lá nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 – 5 dẻ, dài 8 đến 18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực, cả hai loại đều có cánh hoa sắc vàng nhạt. Hoa nở mỗi năm một lần, đơn lẻ hoặc theo chùm, khoảng 2-3 tháng sau khi dây leo được trồng. Mùa thu hoạch gấc thường kéo dài trong 3 tháng, từ tháng 9 – 12 hàng năm.
Quả gấc có hình tròn hoặc thuôn, dài khoảng 13 cm và đường kính 10 cm, có các gai nhỏ ở bên ngoài. Khi chín, quả gấc dần thay đổi màu sắc, từ xanh sang vàng, cam và sau cùng là đỏ. Khi đó quả gấc có thể được thu hoạch. Trái chín cắt ra thường có sáu múi. Quả gấc có vị nhạt, gần như không có vị. Phần thịt gấc đặc, màu đỏ cam khi chín. Bên trong quả gồm hai phần: cùi quả (màu vàng) và màng hạt (màu đỏ). Quả lớn hơn có màng hạt ăn được cao hơn so với quả nhỏ.
Phân bố
Nơi gấc lần đầu tiên được phát hiện ở khắp các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc nước Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam,…
Thành phần hóa học
Quả gấc giàu lycopene, β-carotene, vitamin C, vitamin E, axit béo, cryptoxanthin và các khoáng chất, các chất dinh dưỡng khác.
Tác dụng dược lý của quả gấc
Tác dụng tích cực của quả gấc đối với sức khỏe được báo cáo rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học.
Bảo vệ sức khỏe đôi mắt
Quả gấc chứa các chất dinh dưỡng quan trọng trong tăng cường sức khỏe đôi mắt gồm các carotenoid như beta-carotene và lycopene, vitamin C, vitamin E, kẽm, axit béo omega-3.
Ngoài ra, quả có chứa Lutein và Zeaxanthin là hai loại carotenoid tạo nên sắc tố màu vàng trong hoàng điểm của võng mạc của con người. Việc thêm các carotenoid này trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Hỗ trợ bổ sung vitamin A
Thiếu hụt vitamin A là vấn đề dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Vitamin A không chỉ tốt cho mắt mà còn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, chức năng miễn dịch; do đó, thiếu hụt vitamin A có thể gây ra bệnh quáng gà, tỷ lệ tử vong thai kỳ, giảm tiết sữa, giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm và nghiêm trọng có thể mù lòa. Ngoài ra, Vitamin A còn cải thiện vấn đề về da như mụn trứng cá và tăng sừng.
Nhờ có nồng độ beta-carotene cao, quả gấc có thể hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị thiếu vitamin A. Một nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam đã đo nồng độ vitamin A trong huyết tương trước và sau khi uống dầu gấc ở trẻ em cho thấy mức vitamin A tăng lên khi được bổ sung dầu gấc.
Chống oxy hóa
Theo lý thuyết về gốc tự do của Harman, lão hóa có liên quan đến sự tích lũy tuổi tác, mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào và mô theo thời gian. Các chất chống oxy hóa khác nhau trong quả gấc được cho là làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa, do đó đóng một vai trò nổi bật trong việc chống lão hóa.
Quả gấc đặc biệt giàu lycopene, gấp 70 lần cà chua và beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt. Nồng độ vitamin E (alpha-tocopherol) trong gấc là 76 µg/g quả tươi, cao hơn so với các loại trái cây khác. Lycopene, beta-carotene và vitamin E đóng vai trò là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp chống oxy hóa, chống lão hóa, bắt giữ các gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch và cho thấy tác dụng tích cực đối với các bệnh mạn tính.
Chăm sóc da
Vì quả gấc giàu lycopene, beta-carotene, vitamin E như đã kể trên mà quả gấc có khả năng tăng cường sức khỏe của da bằng cách giảm thiểu mất cân bằng oxy hóa trong da, góp phần làm cho làn da khỏe mạnh và đẹp hơn.
Trong một nghiên cứu, kem dưỡng da có chứa thành phần dầu gấc giúp da giữ nước, bảo vệ da khỏi tổn thương oxy hóa, làm sáng da, tăng đáng kể độ mịn, độ ẩm, giảm nếp nhăn da sau 8 tuần sử dụng.
Cách sử dụng, bảo quản quả gấc
Tại nước ta, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, bánh, mì, bún,… như là xôi gấc. Ngoài ra, quả gấc có thể chế biến dưới dạng nước ép trái cây, dầu gấc.
Hiện nay, người ta còn chế biến thành dầu gấc dạng viên nang hoặc dạng lỏng. Tùy theo từng nhà sản xuất mà liều lượng sử dụng khác nhau, cần đọc kỹ hướng dẫn.
Bạn có thể dùng 5 giọt dầu gấc một lần, ngày 2 lần, sau bữa ăn chính. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quả gấc quá nhiều sẽ gây tình trạng vàng da do thừa carotene.
Quả gấc là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các gia đình Việt Nam với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, quý bạn đọc và gia đình không nên lạm dụng; cũng như tìm hiểu rõ nguồn sản phẩm để tránh những tác hại không mong muốn. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và chủ động liên hệ bác sĩ khi cần tư vấn.
Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Của Quả Gấc
-
Quả Gấc Có Chứa Nhiều Vitamin Gì? | Vinmec
-
Những Thành Phần Dinh Dưỡng Có Trong Quả Gấc - An Hòa Khang
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Quả Gấc - Tạp Chí Sức Khỏe Cộng Đồng
-
Dinh Dưỡng Từ Quả Gấc | NutiFood Việt Nam
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Trái Gấc - VnFarm
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Quả Gấc Với Sức Khỏe
-
Gấc – Wikipedia Tiếng Việt
-
CÔNG DỤNG CỦA QUẢ GẤC - Sa Giang
-
Tác Dụng Bổ Sung Dưỡng Chất Của Quả Gấc
-
Quả Gấc Và Lợi ích Sức Khỏe Không Ngờ - Hello Bacsi
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Quả Gấc
-
Thành Phần Hóa Học Của Quả Gấc: Tác Dụng Dược Lý Và ... - 123doc
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Quả Gấc Với Sức Khỏe - Chi Tiết Tin Tức