Gia Vị Nhật Bản - ẩm Thực Nhật Bản - Tự Học Tiếng Nhật Online

Home » Ẩm thực Nhật Bản » Gia Vị Nhật Bản – ẩm thực Nhật Bản

Gia Vị Nhật Bản – ẩm thực Nhật Bản

Các món ăn Việt và Nhật có khá nhiều nguyên liệu tương đồng nhau nên việc nấu món Nhật cũng không phải quá khó khăn để bạn trổ tài. Để tiện cho việc chia sẻ và nấu các món Nhật, Tự học online xin kể tên và mô tả sơ qua một vài loại gia vị Nhật Bản. Mốt số gia vị cũng có thể thay thế bằng các gia vị sẵn có tại Việt Nam.

Vì có rất nhiều loại gia vị khác nhau nên Tự học online sẽ chia thành các nhóm cho mọi người tiện theo dõi và dễ hình dung. Các bạn hay học luôn các từ tiếng Nhật về tên các loại gia vị nhé 🙂

Gia Vị Nhật Bản - ẩm thực Nhật Bản

Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 1 : Gia vị dạng nước

Mục lục :

  • 1 Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 1 : Gia vị dạng nước
  • 2 Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 2 : Gia vị dạng paste
  • 3 Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 3 : Gia vị dạng bột
  • 4 Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 4 : Một số loại khác

Người Nhật sử dụng rất nhiều gia vị nước thêm vào món ăn của mình. Những loại gia vị này có công thức riêng tạo thêm hương vị cho những món ăn.

Mirin( みりん):mirin cua nhat

Trong các công thức các món Nhật thường thấy có một thành phần là nước Mirin. Mirin được làm từ gạo trộn cùng gạo nếp và mạch nha để lên men. Mirin thường có màu vàng nhạt và hơi sánh, vị thanh ngọt thường được cho vào ướp thịt, cá hoặc các món kho, nướng vì giúp khử mùi tanh và làm cho món ăn có vị thơm ngon cũng như màu sắc đẹp mắt.

Sake (酒):ruou nau an shokuyoushuu

Sake là một loại rượu được sử dụng rộng rãi trong việc nấu món ăn Nhật. Sake là loại rượu nhẹ, ít cồn được nấu từ gạo, có mùi thơm. Sake rất thích hơp để nấu các món cá hoặc nấu cùng các món có miso và shoyu.

Shoyu (しょうゆ):xi dau nhat shouyu

Tiếng việt gọi là xì dầu hoặc nước tương (soy sauce) và nó cũng có chút giống với xì dầu Việt về màu sắc và mùi vị (xì dầu shoyu của Nhật có vị nhạt hơn xì dầu của Việt Nam rất nhiều). Xì dầu Nhật cũng làm từ nguyên liệu chính là đậu nành luộc và các loại ngũ cốc rang được ủ để cho lên men, thêm muối cuối cùng chảy ra một chất lỏng có màu nâu đậm, vị ngọt, sau đó được lọc và sử dụng như một loại nước chấm, cho vào hoặc phết lên món ăn.

Su (酢) :dam nhat su

Dấm gạo là một thành phần quan trọng trong món ăn Nhật, có màu trong suốt đến vàng nhạt. Cũng có loại dấm được làm từ trái cây có vị chua thanh và có mùi thơm. Ở Nhật tuỳ từng món ăn khác nhau mà lại có những loại dấm khác nhau, Một số loại dấm phổ biến là amazu (あまず), ponzu (ポンず), hay loại dấm chua ngọt để làm sushi gọi là sushisu ( (すし酢)

Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 2 : Gia vị dạng paste

Gia vị dạng paste là các gia vị có dạng như pa-tê đặc và sền sệt thường đựng trong tube bán trong các cửa hàng. Có thể kể tên một số loại như sau:

Wasabi (わさび) – mù tạt:mu tat nhat wasabiWasabi là gia vị đặc trưng của Nhật được làm từ một loại cây họ cải ( cải ngựa Nhật Bản). Wasabi được nghiền mịn có màu xanh, ăn vào có vị cay, hơi hăng giống như mù tạt. Wasabi thường được ăn kèm với nhóm thức ăn hải sản như sushi hay sashimi.

Karashi ( からし) mù tạt vàng :mu tat vang 1

Đây là loại mù tạt có hương vị hoàn toàn khác với mù tạt của phương tây. Karashi cũng nghiền ra từ một loại hạt cải và thường xuất hiện dưới cả dạng paste và dạng bột. Karashi có màu vàng nhạt, vị cay nồng hơn và hơi đắng. Nó thường được ăn cùng natto, oden, các loại đồ nướng hoặc được trộn chung với các loại sốt khác như mayonaise hay miso để tạo hương vị riêng.

Bainiku (梅肉):Bainiku-梅肉-mơ-muối-nghiềnBainiku (梅肉) là một dạng paste đặc sệt làm từ quả mơ Nhật. Trái mơ (umeboshi) trước tiên sẽ được ngâm với muối sau đó mang ra phơi cho khô. Bainiku được ăn cùng rât nhiều món như cơm nắm hay cơm hộp Bento, nó cũng thường được ăn kèm yakitori và mì xào.

  • Miso (みそ):mi so nhat 1Miso là một loại tương đặc Nhật Bản được làm từ nguyên liệu chủ yếu là đậu nành, trộn cùng gạo và lúa mạch để cho lên men, sau đó được thêm muối và nước thành dạng sệt. Miso để làm nước tương, nước sốt ăn kèm, hoặc nấu thành súp. Miso có vị mặn và ngọt với hương vị đặc trưng riêng đã trở thành một món ăn truyền thống lâu đời của Nhật Bản.

Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 3 : Gia vị dạng bột

Đây là nhóm gia vị khô dễ bảo quản, có thể dưới dạng bột hoặc dạng sợi, miếng nhỏ. Có thể kể đến một số loại như:

Sansho (山椒) :sanshou

là một loại hạt tiêu ở vùng núi Nhật Bản. Loại hạt tiêu này quả xanh có thể sử dụng trong các món luộc trong nước tương hoặc nấu cùng cá mòi. Còn quả đỏ thì được phơi khô rồi nghiền thành bột. Sansho có mùi thơm và vị cay được trộn vào trong nhiều món ăn Nhật đặc biệt là đồ hải sản nướng.

Katsuobushi (かつおぶし):かつおぶし-cá-ngừ-bào-nhỏ-Nhật-Bản

Cá ngừ bào nhỏ. Đây là một món được làm rất kỳ công qua nhiều công đoạn để cuối cùng được một tảng phi lê cá khô và cứng. Khi ăn cá sẽ được bào ra thành từng sợi mỏng. Cá bào được ăn cùng cơm hay rắc lên một số món ăn như takoyaki (bạch tuộc viên nướng) hay sobayaki (mì lạnh soba). Cá bào cũng được dùng để chế nước dùng dashi rất thơm ngon.

Nori (海苔):nori tao bienNori chính là rong biển phơi khô đã rất quen thuộc với người Việt Nam trong món sushi cơm cuộn rong biển. Rong biển được sấy rồi ép thành từng tấm mỏng rất tiện sử dụng. Ngoài dùng cho món sushi, rong biển khô nori còn có thể cắt nhỏ ra rắc lên hoặc trộn cùng các món ăn, ăn cùng cơm, hoặc dùng để nấu canh.

Gia Vị Nhật Bản – Nhóm 4 : Một số loại khác

Ngoài các loại gia vị đặc biệt kể trên người Nhật cũng rất ưa chuộng đưa vào món ăn những gia vị đậm chất Châu Á như:

Shoga ( 生姜) :shouga gung nhatgừng là gia vị xuất hiện trong nhiều món Nhật . Đặc biệt người Nhật có món dưa muối Beni shoga ( 紅生姜 – gừng đỏ). Gừng được thái nhỏ thành sợi rồi ngâm dấm có vị chua và cay được ăn kèm rất nhiều món ăn khác nhau, điển hình là yakisoba (mì xào) hay okonomiyaki ( bánh xèo Nhật).

Yuzu (柚子 – ゆず)yuzuYuzu được gọi là trái thanh yên hay quýt Nhật là loại trái nhỏ, màu vàng có vị chua. Yuzu rất phổ biến ở Nhật và ngoài được dùng để chế thành rượu, dấm, làm mứt. Nó còn được pha vào sốt ponzo, miso hay dùng làm nước uống.

Shiso (紫蘇 – シソ) :shiso tia to nhatTía tô Nhật gồm 2 loại tía tô xanh và tía tô đỏ. Trong khi tía tô xanh có thể dùng để làm nguyên liệu và gia vị cho nhiều món ăn khác nhau như somen ( mì lạnh) hay tataki (gỏi cá) thì tía tô đỏ chỉ được dùng làm gia vị món mơ muối, hoặc dùng để tạo màu cho thực phẩm.

Goma ( 胡麻 – ごま) :

Vừng( mè) hay dầu vừng được người Nhật sử dụng thường xuyên trong các món ăn của mình. Vừng không những được thêm vào món ăn để tăng hương vị ( như mì xào, bánh) mà còn sử dụng để trang trí cho món ăn thêm hấp dẫn (cá áp chảo, đồ nướng)

Các bạn có thể thấy gia vị Nhật Bản rất phong phú và được sử dụng hiệu quả trong các món ăn phải không nào? Hy vọng bài viết nhỏ này đã mang đến cho bạn một chút kiến thức về một số loại gia vị Nhật Bản cũng như các đặc trưng, công dụng của từng loại. Bây giờ thì trổ tài nấu món Nhật thôi nào. 😛

Mời các bạn xem các bài khác trong chuyên mục Ẩm thực Nhật Bản.

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Từ khóa » Các Gia Vị Trong Tiếng Nhật