Giải Bài Tập Toán Lớp 11: Ôn Tập Chương 3 (Đại Số) đầy đủ Nhất

Nội dung bài viết

  1. Ôn tập chương 3 (Đại số)
    1. Bài 1 (trang 107 SGK Đại số 11):
    2. Bài 2 (trang 107 SGK Đại số 11): 
    3. Bài 3 (trang 107 SGK Đại số 11): 
    4. Bài 4 (trang 107 SGK Đại số 11): 
    5. Bài 5 (trang 107 SGK Đại số 11): 
    6. Bài 6 (trang 107 SGK Đại số 11): 
    7. Bài 7 (trang 107 SGK Đại số 11): 

Sau mỗi chương học lý thuyết, để tránh tình trạng đánh rơi kiến thức sau một thời gian không ôn tập, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập để trau dồi kiến thức cùng kỹ năng giải nhanh và chính xác các bài tâp trong chương, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải các bài tập phần ôn tập chương 3 Toán 11, mời các em cùng quý thầy cô tham khảo.

Ôn tập chương 3 (Đại số)

Bài 1 (trang 107 SGK Đại số 11):

Khi nào thì cấp số cộng là dãy số tăng, dãy số giảm?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Cấp số cộng (un) có công sai d.

+ (un) là dãy tăng

⇔ un + 1 > un ∀ n ∈ N

⇔ un + 1 – un > 0 ∀ n ∈ N

⇔ d > 0

+ (un) là dãy giảm

⇔ un + 1 < un ∀ n ∈ N

⇔ un + 1 – un < 0 ∀ n ∈ N

⇔ d < 0

Kiến thức áp dụng

+ Dãy (un) được gọi là dãy tăng ⇔ un + 1 > un với mọi n ∈ N*.

+ Dãy (un) được gọi là dãy giảm ⇔ un + 1 < un với mọi n ∈ N*.

Bài 2 (trang 107 SGK Đại số 11): 

Cho cấp số nhân có u1 < 0 và công bội q. Hỏi các số hạng khác sẽ mang dấu gì trong các trường hợp sau:

a) q > 0

b) q < 0

Hướng dẫn giải chi tiết:

CSN (un) : un = u1.qn – 1, u1 < 0

a) q > 0 ⇒ qn – 1 > 0 ⇒ u1.qn – 1 < 0 (vì u1 < 0)

⇒ un < 0 với mọi n ∈ N*.

Vậy với q > 0 và u1 < 0 thì các số hạng đều mang dấu âm.

b) q < 0.

+ Nếu n chẵn ⇒ n – 1 lẻ ⇒ qn – 1 < 0

⇒ u1.qn – 1 > 0 (vì u1 < 0).

⇒ un > 0.

+ Nếu n lẻ ⇒ n – 1 chẵn ⇒ qn – 1 > 0

⇒ u1.qn – 1 < 0 (Vì u1 < 0).

⇒ un < 0.

Vậy nếu q < 0, u1 < 0 thì các số hạng thứ chẵn dương và các số hạng thứ lẻ âm.

Kiến thức áp dụng

CSN (un) có công bội q ; số hạng đầu u1 thì số hạng thứ n là : un = u1.qn – 1.

Bài 3 (trang 107 SGK Đại số 11): 

Cho hai cấp số cộng có cùng số các số hạng. Tổng các số hạng tương ứng của chúng có lập thành cấp số cộng không? Vì sao? Cho một ví dụ minh họa.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Giả sử có hai cấp số cộng (un) với công sai d1 và (vn) với công sai d2.

Xét dãy (an) với an = un + vn

Ta có: an + 1 – an = (un + 1 + vn + 1) – (un + vn)

= (un + d1 + vn + d2) – (un + vn)

= d1 + d2 = const

⇒(an) là cấp số cộng với công sai d1 + d2.

Ví dụ:

CSC (un): 1; 4; 7; 10; 13; 16; 19; …. có công sai d1 = 3 ;

CSC (vn): 4 ; 6 ; 8 ; 10 ; 12 ; 14 ; 16 … có công sai d2 = 2.

⇒ (an): 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; … có công sai d = 5.

Kiến thức áp dụng

Để chứng minh dãy (an) là CSC ta cần chứng minh an + 1 – an = d là một hằng số với mọi n ∈ N*.  

Bài 4 (trang 107 SGK Đại số 11): 

Cho hai cấp số nhân có cùng số các số hạng. Tích các số hạng tương ứng của chúng có lập thành cấp số nhân không? Vì sao? Cho một ví dụ minh họa.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Giả sử có hai cấp số nhân (un) với công bội q1 và (vn) với công bội q2.

Xét dãy số (an) với an = un.vn với mọi n ∈ N*.

Ta có:

Giải bài 4 trang 107 sgk Đại số 11

⇒ (an) là cấp số nhân với công bội q1.q2.

Ví dụ:

+ CSN (un) : 2 ; 4 ; 8 ; 16 ; 32 ; 64 ; … có công bội q1 = 2.

+ CSN (vn) : -1 ; 1 ; -1 ; 1 ; -1 ; 1 ; … có công bội q2 = -1.

⇒ CSN (an) : -2 ; 4 ; -8 ; 16 ; -32 ; 64 ; … có công bội q = -2.

Kiến thức áp dụng

Để chứng minh (an) là một CSN ta cần chứng minh Giải bài 4 trang 107 sgk Đại số 11 là một hằng số với mọi n ∈ N*.  

Bài 5 (trang 107 SGK Đại số 11): 

Chứng minh với mọi n ∈ N*, ta có:

a) 13n – 1 chia hết cho 6

b) 3n3 + 15 chia hết cho 9

Hướng dẫn giải chi tiết:

Chứng minh bằng phương pháp quy nạp.

a) Đặt un = 13n – 1

+ Với n = 1 thì u1 = 13 – 1 = 12 chia hết 6

+ Giả sử: uk = 13k – 1 chia hết cho 6.

⇒ uk + 1 = 13k + 1 – 1

              = 13k+1 + 13k – 13k – 1

              = 13k(13 – 1) + 13k – 1

              = 12.13k + uk.

Mà 12.13k ⋮ 6; uk ⋮ 6.

⇒ uk + 1 ⋮ 6.

⇒ un ⋮ 6 với mọi n ∈ N.

hay 13n – 1 ⋮ 6 với mọi n ∈ N.

b) Đặt un = 3n3 + 15n

+ Với n = 1 ⇒ u1 = 18 ⋮ 9.

+ Giả sử với n = k ≥ 1 ta có: uk = (3k3 + 15k) ⋮ 9

⇒ uk+1 = 3(k + 1)3 + 15(k + 1 )

              = 3(k3 + 3k2 + 3k + 1) + 15k + 15

              = (3k3 + 15k) + 9k2 + 9k + 18

              = (3k3 + 15k) + 9(k2 + k + 2)

              = uk + 9(k2 + k + 2)

Mà uk ⋮ 9 và 9(k2 + k + 2) ⋮ 9

⇒ uk + 1 ⋮ 9.

Vậy un = 3n3 + 15n ⋮ 9 ∀n ∈ N*

Kiến thức áp dụng

+ Chứng minh mệnh đề (P) đúng với mọi số tự nhiên n bằng phương pháp quy nạp ta làm như sau:

Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng với n = 1.

Bước 2: Giả sử mệnh đề đúng với n = k ≥ 1

Cần chứng minh mệnh đề cũng đúng với n = k + 1.

⇒ Mệnh đề đúng với mọi n ∈ N.

Bài 6 (trang 107 SGK Đại số 11): 

Cho dãy số (un) biết u1 = 2, un+ 1 = 2un – 1 (với n ≥ 1)

a) Viết năm số hạng đầu của dãy.

b) Chứng minh un = 2n-1 + 1 bằng phương pháp quy nạp.

Hướng dẫn giải chi tiết:

a) 5 số hạng đầu dãy là:

u1 = 2;

u2 = 2u1 – 1 = 3;

u3 = 2u2 – 1 = 5;

u4 = 2u3 – 1 = 9;

u5 = 2u4 – 1 = 17

b) Chứng minh un = 2n – 1 + 1 (1)

+ Với n = 1 ⇒ u1 = 21 - 1 + 1 = 2 (đúng).

+ Giả sử (1) đúng với n = k ≥ 1, tức là uk = 2k-1 + 1 (1)

Ta chứng minh: uk+1 = 2k + 1. Thật vậy, ta có:

⇒ uk+1 = 2.uk – 1 = 2(2k-1 + 1) – 1 = 2.2k – 1 + 2 – 1 = 2k + 1

⇒ (1) cũng đúng với n = k + 1 .

Vậy un = 2n – 1 + 1 với mọi n ∈ N.

Kiến thức áp dụng

Có ba cách cho một dãy số :

+ Dãy số cho bằng công thức số hạng tổng quát .

Ví dụ : Cho dãy (un) với Giải bài 6 trang 107 sgk Đại số 11

+ Dãy số cho bằng phương pháp truy hồi .

Ví dụ : Cho dãy (un): Giải bài 6 trang 107 sgk Đại số 11

+ Dãy số cho bằng phương pháp mô tả (ít gặp).

Trong một số bài toán ta có thể chuyển từ dãy số dạng truy hồi về dãy số dạng tổng quát.  

Bài 7 (trang 107 SGK Đại số 11): 

Xét tính tăng, giảm và bị chặn của các dãy số (un), biết:

Giải bài 7 trang 107 sgk Đại số 11

Hướng dẫn giải chi tiết:

Giải bài 7 trang 107 sgk Đại số 11

⇒ un + 1 > un với mọi n ∈ N

⇒ (un) là dãy tăng.

+ Xét tính bị chặn:

(un) là dãy tăng

⇒ u1 = 2 < u2 < u3 < …< un ∀n ∈ N*

⇒ un ≥ 2 ∀n ∈ N*

⇒ (un) bị chặn dưới.

(un) không bị chặn trên.

⇒ un không bị chặn.

Giải bài 7 trang 107 sgk Đại số 11

Suy ra: Với n chẵn ⇒ n – 1 lẻ ⇒ (-1)n – 1 = -1 ⇒ un < 0

Với n lẻ ⇒ n – 1 chẵn ⇒ (-1)n – 1 = 1 ⇒ un > 0.

⇒ u1 > u2 < u3 > u4 < u5 > u6 …

⇒ (un) không tăng không giảm.

+ Xét tính bị chặn :

Với ∀ n ∈ N:

Giải bài 7 trang 107 sgk Đại số 11

⇒ -1 ≤ un ≤ 1.

Vậy (un) bị chặn.

Giải bài 7 trang 107 sgk Đại số 11

+ Xét tính tăng giảm.

Với mọi n ∈ N ta có:

Giải bài 7 trang 107 sgk Đại số 11

⇒ un + 1 < un với mọi n ∈ N.

⇒ (un) là dãy số giảm.

+ Xét tính bị chặn.

un > 0 với mọi n.

⇒ (un) bị chặn dưới.

un ≤ u1 = √2 - 1 với mọi n

⇒ (un) bị chặn trên.

⇒ (un) bị chặn.

Kiến thức áp dụng

+ Dãy số (un) là dãy số tăng ⇔ ∀ n ∈ N ⇔ ∀ n ∈ N.

+ Dãy số (un) bị chặn dưới nếu tồn tại số m sao cho un > m với ∀ n ∈ N

bị chặn trên nếu tồn tại số M sao cho un < M với ∀ n ∈ N.

+ Dãy số (un) bị chặn ⇔ (un) bị chặn trên và chặn dưới.

►Còn tiếp............

►►►Tải trọn bộ hướng dẫn giải bài tập chi tiết từ bài 1 đến bài 19 SGK Toán lớp 11 trang 107, 108, 109 tại đường link dưới đây.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập Toán 11: Ôn tập chương 3 (Đại số) đầy đủ nhất file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Từ khóa » Giải ôn Tập Chương 3 đại Số 11 Trang 107