Giải đáp: Sỏi Túi Mật Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Giảm Thiểu Triệu Chứng

1. Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị sỏi túi mật

Khi hình thành sỏi túi mật, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Để hạn chế gia tăng kích thước sỏi thì ngoài các biện pháp điều trị, bác sĩ thường nhắc nhở người bệnh chú ý đến chế độ ăn uống.

Đối với người bệnh đã phẫu thuật cắt túi mật thì thói quen ăn uống phù hợp sẽ giúp cơ thể thích nghi với việc không có túi mật. Không chỉ vậy, việc này còn giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng, đồng thời ngăn ngừa tái phát sỏi sau này.

Khi hình thành sỏi túi mật, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Khi hình thành sỏi túi mật, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Xây dựng chế độ ăn uống cho người sỏi mật:

Trước khi trả lời cho câu hỏi sỏi túi mật nên ăn gì thì người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc dưới đây, để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học:

  • Giảm bớt mỡ trong khẩu phần ăn, bởi vì Cholesterol là thành phần cấu tạo nên sỏi mật. Việc ăn quá nhiều mỡ sẽ khiến cơ thể phải tiết ra lượng lớn dịch mật để tiêu hóa. Lúc này túi mật sẽ co bóp mạnh gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu.

  • Bổ sung nhiều xơ và vitamin để hấp thu lượng Cholesterol dư thừa. Nguyên tắc này sẽ giúp người bệnh giảm chứng khó tiêu, táo bón và hạn chế nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra, những loại vitamin tan trong dầu A, D, E, K, C còn có tác dụng tăng cường sức khỏe gan, mật.

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm dễ tiêu để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gan và túi mật. Đồng thời cung cấp protein cho quá trình tái tạo tế bào gan. Một số loại protein còn có tác dụng tiêu mỡ, giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi.

  • Ăn thực phẩm chứa đường bột vừa phải, bởi vì sau khi ăn nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu và gia tăng tình trạng kháng Insulin. Một khi kháng Insulin thì hàm lượng Cholesterol trong cơ thể sẽ tăng lên dẫn đến hình thành sỏi.

Ngoài 4 nguyên tắc trên, người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải chất độc và tăng cường vận động tránh ứ đọng dịch mật. Đồng thời người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm dị ứng, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống để giảm thiểu triệu chứng đau bụng, tiêu chảy làm tổn thương hệ tiêu hóa.

Đồng thời trong quá trình chế biến, người bệnh nên ưu tiên các phương pháp luộc hấp để giữ nguyên chất dinh dưỡng và hạn chế dầu mỡ.

2. Người bị sỏi túi mật nên ăn gì mới tốt?

Vậy, người bị sỏi túi mật nên ăn gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả? Dưới đây là những loại thực phẩm phù hợp, bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

Chất béo tốt:

Người mắc sỏi túi mật không nên loại bỏ hoàn toàn mỡ ra khỏi chế độ ăn. Bởi vì nếu không có mỡ thì dịch mật sẽ bị ứ đọng lại, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.

Do đó, thay vì các loại mỡ động vật khó tiêu người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: bơ, hạt óc chó, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu mè,…

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: bơ, hạt óc chó, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu mè,…

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: bơ, hạt óc chó, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu mè,…

Ngũ cốc nguyên hạt:

Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt đều là những thực phẩm chứa tinh bột nhưng ít làm tăng đường huyết trong máu, từ đó giảm thiểu Cholesterol. Vì vậy những người mắc bệnh sỏi túi mật nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi.

Rau xanh, trái cây:

Các loại rau xanh, trái cây giúp cơ thể hòa tan được Cholesterol lắng đọng, từ đó phòng ngừa được tình trạng sỏi hình thành túi mật. Không chỉ vậy nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn xơ, vitamin giúp người bệnh thoát khỏi chứng táo bón, khó tiêu. Vì vậy, khi được hỏi đến sỏi túi mật nên ăn gì thì người bệnh không nên bỏ qua các loại rau xanh và trái cây như: cải bó xôi, súp lơ xanh, quả mâm xôi, dâu tây, cam, quýt,…

Sỏi túi mật nên ăn gì, người bệnh không nên bỏ qua các loại rau xanh và trái cây như: cải bó xôi, súp lơ xanh, dâu tây, cam, quýt,…

Sỏi túi mật nên ăn gì, người bệnh không nên bỏ qua các loại rau xanh và trái cây như: cải bó xôi, súp lơ xanh, dâu tây, cam, quýt,…

Đạm thực vật:

Protein là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển mô trong cơ thể. Thịt đỏ sữa động vật là những thực phẩm giàu protein, tuy nhiên chúng chứa nhiều chất béo khiến túi mật hoạt động quá mức.

Sỏi túi mật nên ăn gì, bạn nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật như: các loại rau có màu xanh thẫm, các loại hạt, đậu. Hoặc bổ sung vào chế độ ăn loại thực phẩm chứa đạm ít béo như: thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá,…

Sỏi túi mật nên ăn gì, bạn nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật hoặc ít béo như: thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da,…

Sỏi túi mật nên ăn gì, bạn nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật hoặc ít béo như: thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da,…

Sữa ít béo:

Vậy, người bị sỏi túi mật có nên uống sữa không? Tốt nhất người bệnh chỉ nên uống sữa tách béo, sữa làm từ các loại hạt, sữa chua. Bởi vì những sản phẩm này không chỉ giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng mà còn hạn chế lượng Cholesterol.

3. Sỏi túi mật nên kiêng gì?

Ngoài việc chú trọng đến sỏi túi mật nên ăn gì thì người bệnh cũng nên kiêng kỵ những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Điển hình như: thịt đỏ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng,… đều là những thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất béo không tốt. Ngoài ra bia rượu, cà phê, chất kích thích cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến gan, mật. Nếu sử dụng trong thời gian dài thì gan của người bệnh có nguy cơ bị nhiễm mỡ, từ đó giảm thiểu khả năng tiết mật. Vì vậy, người bệnh không nên sử dụng những sản phẩm này.

Bia rượu, cà phê, chất kích thích đều là những sản phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến gan, mật

Bia rượu, cà phê, chất kích thích đều là những sản phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến gan, mật

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời khi bị sỏi túi mật nên ăn gì. Bên cạnh những thực phẩm tốt cho gan bạn cũng nên kiêng kỵ và tránh ăn những loại thực phẩm có nguy cơ hình thành sỏi hay tăng kích thước sỏi.

Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, táo bón, khó tiêu kéo dài, bạn nên đi đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi túi mật. Hiện nay, Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám và chữa bệnh liên quan đến Tiêu hóa - Gan mật hiệu quả tại Hà Nội. Vì vậy, bạn có thể lưu ý và lựa chọn khi cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân.

Để nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng cũng như những lưu ý trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 56 56 56 hoặc truy cập vào website: Medlatec.vn.

Từ khóa » Cắt Bỏ Túi Mật Nên ăn Gì