Giằng Mái Nhà Công Nghiệp - Giấy Phép Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- Vai trò của hệ giằng
- Hệ giằng mái: gồm 03 bộ phận chính:
- Hệ giằng cánh trên:
- Hệ giằng cánh dưới:
- Hệ giằng đứng:
- Hệ giằng cột nhà công nghiệp
- Với nhà mái nặng
- Với nhà mái nhẹ
Vai trò của hệ giằng
- Đảm bảo độ chịu lực, không bị biến dạng theo phương dọc nhà.
- Truyền tải trọng theo phương dọc nhà xưởng.
- Tăng sự ổn định hay giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng cho các cấu kiện chịu nén như thanh giàn, cột.
- Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn trong quá trình thi công lắp dựng nhà xưởng.
Hệ giằng mái: gồm 03 bộ phận chính:
- Hệ giằng cánh trên;
- Hệ giằng cánh dưới;
- Hệ giằng đứng
Hệ giằng cánh trên:
- Mái lợp bằng các tấm nhẹ (tôn); mái lợp bằng panen nhưng có sử dụng cầu tục nâng lớn, làm việc ở chế độ nặng.
- Nhà có cửa mái suốt cả đoạn nhiệt độ.
- Nhà lợp bằng panen nhưng có cầu trục nhẹ, panen sẽ đóng vài trò như một hệ giằng.
- Giằng được làm bằng thép hình giấu nhân và được bố trí ở hai đoạn giới hạn khối nhiệt độ. Nếu khi đoạn khối nhiệt độ quá dài có thể bố trí thêm 1 giằng ở giữa.
- Hệ giằng cánh trên gồm các thanh chéo chữ thập nằm và thanh chống dọc nằm trong mặt phẳng thanh cánh trên giàn.
- Có tác dụng là giảm chiều dài tính toán cho thanh cánh trên của giàn.
- Được bố trí theo phương ngang nhà tại hai đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và tại giữa nhà, sao cho khoảng cách giữa chúng không quá 60m.
Hệ giằng cánh dưới:
- Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặtphẳng cánh dưới của giàn theo phương dọc và ngang nhà;
- Hệ giằng ngang cánh dưới: được bố trí tại những khoang có hệ giằng cánh trên, cùng với hệ giằng cánh trên tạo thành khối cứng ở hai đầu hồi và đầu khối nhiệt độ. Hệ giằng ngang nhà ở đầu hồi là gối tựa cho cột hồi, chịu tải trọng gió thổi lên tường đầu hồi nên còn gọi là hệ giằng gió.
- Hệ giằng dọc cánh dưới: được bố trí tại các đầu cột dọc theo chiều dài nhà, tạo nên độ cứng dọc nhà, hệ giằng này có tác dụng truyền lực cục bộ (lực hãm của cầu trục) phân phối ra các khung lân cận.
- Để đảm bảo sự ổn định chung của mái, tăng cường độ cứng thanh cánh dưới và độ cứng chúng của nhà khi có sử dụng cẩu trục làm việc nặng.
- Khi giàn mái bằng bê tông cốt thép (BTCT), hệ giằng được bố trí ở hai đoạn giới hạn khối nhiệt độ.
- Khi giàn bằng thép, hệ giằng được bố trí theo chu vi khối nhiệt độ. Khi nhà có nhiều nhịp, có thể bỏ bớt một hệ giằng dọc của hai nhịp liền kề.
Hệ giằng đứng:
Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặt phẳng các thanh đứng của giàn, theo phương dọc nhà được bố trí tại những vị trí có hệ giằng cánh trên và hệ giằng cánh dưới để tạo nên khối cứng bất biến hình.Được sử dụng để tăng cường độ ổn định dọc của hệ giàn mái. Chúng có thể được bố trí ở đầu hay ở giữa kết cấu mang lực mái. Nếu chiều cao đầu dầm hay giàn mái lớn hơn 0,8m thì cần có giằng đầu dầm dạng liên tục hay gián đoạn (khi sử dụng kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái thì không cần).
Khi nhịp nhà L >=24m cần thêm hệ giằng mái đứng giữa các giàn (hay một vài ba giằng tùy theo nhịp gian), có dạng liên tục hay bán liên tục (giằng chéo kết hợp thanh chống).
Từ khóa » Bố Trí Hệ Giằng Mái
-
HỆ GIẰNG TRONG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP
-
Hệ Giằng Mái Nhà Công Nghiệp, Chi Tiết Vai Cột Nhà Công Nghiệp
-
Hệ Giằng Mái Nhà Công Nghiệp Một Tầng Bằng Thép
-
Hệ Giằng Trong Nhà Công Nghiệp
-
Tác Dụng Và Cách Bố Trí Hệ Giằng Mái, Giằng Cột
-
Vẽ Sơ đồ Bố Trí Hệ Giằng Mái Và Hệ Giằng Cột - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hệ Giằng Là Gì Trong Nhà Xưởng Tiền Chế - Vietmysteel
-
HỆ GIẰNG TRONG KẾT CẤU NHÀ CÔNG NGHIỆP
-
[PDF] 18.-Đề-tài-nghiên-cứu-Hệ-giằng-trong-kết-cấu-thép.pdf - AutoCAD
-
Thép Cấu Tạo Và Hệ Giằng Mái Trong Thi Công Nhà Tiền Chế
-
Giằng Xà Gồ Là Gì? Cách Bố Trí Giằng Xà Gồ Đúng Tiêu Chuẩn
-
Hệ Giằng Nhà Công Nghiệp Trong Kết Cấu Thép Khung Nhẹ
-
Hệ Giằng Trong Nhà Thép Tiền Chế