HỆ GIẰNG TRONG KẾT CẤU NHÀ CÔNG NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm
Hệ giằng trong kết cấu nhà công nghiệp
Hệ giằng là một bộ phận trọng yếu của kết cấu nhà công nghiệp, với các tác dụng:
- Bảo đảm sự bất biến hình và độ cứng không gian của kết cấu chịu lực của nhà.
- Chịu các tải trọng tác dụng theo phương dọc nhà, vuông góc với mặt phẳng khung như gió lên tường hồi. lực hãm của cầu trục.
- Bảo đảm ổn định cho các cấu kiện chịu nén của kết cấu: thanh dàn, cột,…
- Làm cho dựng lắp an toàn, thuận tiện.
Hệ giằng của nhà xưởng được chia làm hai nhóm:
- Giằng mái.
- Giằng cột.
Hệ giằng mái trong kết cấu nhà công nghiệp
Hệ giằng ở mái bao gồm các thanh giằng bố trí trong phạm vi từ cánh dưới dàn trở lên. Chúng được bố trí nằm trong các mặt phẳng cánh trên dàn, mặt phẳng cánh dưới dàn và mặt phẳng đứng giữa các dàn.
Giằng trong mặt phẳng cánh trên
Giằng trong mặt phẳng cánh trên gồm các thanh chéo chữ thập trong mặt phẳng cánh trên và các thanh chống dọc nhà. Tác dụng chính của chúng là bảo đảm ổn định cho cánh trên chịu nén của dàn, tạo nên những điểm cố kết không chuyển vị ra ngoài mặt phẳng dàn.
Các thanh giằng chữ thập nên bố trí ở hai đầu khối nhiệt độ. Khi khối nhiệt độ quá dài thì thêm ở quãng giữa khối, sao cho khoảng cách giữa chúng không quá 50-60m. Các dàn còn lại được liên kết vào các khối cứng bằng xà gồ hay sườn của tấm mái
Thanh chống dọc nhà dùng để cố định những nút quan trọng của nhà: Nút đỉnh nóc ( bắt buộc ), nút đầu dàn, nút dưới chân cửa trời. Những thanh chống dọc này cần thiết để bảo đảm cho độ mảnh của cánh trên trong quá trình dựng lắp không vượt quá 220.
Giằng trong mặt phẳng cánh dưới
Giằng trong mặt phẳng cánh dưới được đặt tại các vị trí có giằng trên, nghĩa là ở hai đầu của khối nhiệt độ và ở khoảng giữa cách 50-60m. Nó cùng với giằng cánh trên tạo nên các khối cứng không gian bất biến hình.
Hệ giằng cánh dưới tại đầu hồi nhà dùng làm gối tựa cho cột hồi, chịu tải trọng gió thổi lên tường hồi nên còn gọi là dàn gió.
Trong những nhà xưởng có cầu trục Q>=10t hoặc có cầu trục chế độ làm việc nặng, để tăng độ cứng cho nhà, cần có thêm giằng cánh dưới theo phương dọc nhà.
Hệ giằng này bảo đảm sự làm việc cùng nhau của các khung, truyền tải trọng cục bộ tác dụng lên 1 khung sang các khung lân cận.
Bề rộng của hệ giằng thường lấy bằng chiều dài của khoang đầu tiên của cánh dưới dàn. Trong nhà xưởng nhiều nhịp, hệ giằng dọc được bố trí dọc hai hàng cột biên và tại một số hàng cột giữa, cách nhau 60-90m theo phương bề rộng nhà
Hệ giằng đứng
Hệ giằng đứng đặt trong mặt phẳng các thanh đứng có tác dụng cùng với các giằng khác nhằm tạo nên khối cứng bất biến hình, giữ vị trí ;và cố định cho dàn vì kèo khi dựng lắp.
Thông thường hệ giằng đứng được bố trí tai các thanh đứng đầu dàn; thanh đứng giữa dàn (( hoặc dưới chân cửa trời ) cách nhau 12-15m theo phương ngang nhà.
Theo phương dọc nhà chúng được đặt tại những gian có giằng nằm ở cánh trên và cánh dưới.
Kết cấu chịu lực của cửa trời cũng có các hệ giằng cánh trên; hệ giằng đứng như đối với dàn mái.
Hệ giằng cột trong kết cấu nhà công nghiệp
Hệ giằng cột đảm bảo sự bất biến hình học và độ cứng của toàn nhà theo phương dọc; chịu các tải trọng tác dụng dọc nhà và bảo đảm ổn định của cột.
Trong mỗi trục dọc một khối nhiệt độ cần có ít nhất một tấm cứng; các cột khác tựa vào tấm cứng bằng các thanh chống dọc. Tấm cứng gồm có hai cột, dầm cầu trục, các thanh ngang và các thanh chéo chữ thập.
Các thanh giằng cột bố trí suốt chiều cao của hai cột đĩa cứng:
- Trong phạm vi đầu dàn chính là hệ giằng đứng của mái.
- Lớp trên từ mặt dầm cầu trục đến nút gối tựa dưới của dàn kèo.
- Lớp dưới, bên dưới dầm cầu trục cho đến chân cột.
- Các thanh giằng lớp trên đặt trong mặt phẳng trục cột; các thanh giằng lớp dưới đặt trong hai mặt phẳng của hai nhánh.
Tấm cứng phải đặt vào khoảng giữa chiều dài của khối nhiệt độ để không can trở biến dạng nhiệt độ của các kết cấu dọc.
Nếu khối nhiệt độ quá dài; một tấm cứng không đủ đễ giữ ổn định cho toàn bộ các khung thì dùng hai tấm cứng; sao cho khoảng cách từ đầu khối đến trục tấm cứng không quá 75m; và khoảng cách giữa trục hai tấm cứng không lớn quá 50m
Sơ đồ các thanh của tấm cứng có nhiều dạng như:
- Chéo chữ thập một tầng – đơn giản nhất – hoặc hai tầng khi cột cao.
- Kiểu khung cổng ( hình b ở trên ) khi bước cột 12m hoặc khi cần làm lối đi thông qua
- Trong các gian đầu và gian cuối của khối nhiệt độ, cũng thường bố trí giằng lớp trên. Giằng này tăng độ cứng dọc chung, truyền tải trọng từ dàn gió đến đĩa cứng.
- Các thanh giằng lớp trên này tương đối mảnh; nên có thể bố trí ở hai đầu khối mà không gây ứng suất nhiệt độ đáng kể.
Từ khóa » Bố Trí Hệ Giằng Mái
-
HỆ GIẰNG TRONG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP
-
Hệ Giằng Mái Nhà Công Nghiệp, Chi Tiết Vai Cột Nhà Công Nghiệp
-
Hệ Giằng Mái Nhà Công Nghiệp Một Tầng Bằng Thép
-
Hệ Giằng Trong Nhà Công Nghiệp
-
Tác Dụng Và Cách Bố Trí Hệ Giằng Mái, Giằng Cột
-
Vẽ Sơ đồ Bố Trí Hệ Giằng Mái Và Hệ Giằng Cột - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hệ Giằng Là Gì Trong Nhà Xưởng Tiền Chế - Vietmysteel
-
Giằng Mái Nhà Công Nghiệp - Giấy Phép Xây Dựng
-
[PDF] 18.-Đề-tài-nghiên-cứu-Hệ-giằng-trong-kết-cấu-thép.pdf - AutoCAD
-
Thép Cấu Tạo Và Hệ Giằng Mái Trong Thi Công Nhà Tiền Chế
-
Giằng Xà Gồ Là Gì? Cách Bố Trí Giằng Xà Gồ Đúng Tiêu Chuẩn
-
Hệ Giằng Nhà Công Nghiệp Trong Kết Cấu Thép Khung Nhẹ
-
Hệ Giằng Trong Nhà Thép Tiền Chế