Hệ Giằng Là Gì Trong Nhà Xưởng Tiền Chế - Vietmysteel
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung
Giờ làm việc
07:00 - 17:30
Blog
Tuyển dụng
Liên Hệ
Hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế- Hệ giằng là gì?.
- Hệ giằng mái
- Hệ giằng cột
- Những điểm cần lưu ý khi lắp dựng hệ giằng trong thi công xây dựng nhà xưởng tiền chế
Hệ giằng là gì?. Vai trò và đặc điểm của hệ giằng trong xây dựng nhà khung thép tiền chế nói riêng và nhà khung thép công nghiệp nói chung. Trong bài viết này, Vietmysteel xin giới thiệu tới quý vị những hệ giằng phổ biến trong thi công xây dựng nhà xưởng khung thép tiền chế. Cùng Vietmysteel tìm hiểu chi tiết về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
- Trong thi công nhà xưởng, để đảm bảo công trình được kiên cố, vững chắc và ổn định thì không thể không nhắc đến vai trò của các hệ giằng. Đối với những người có chuyên môn và làm việc trong lĩnh vực xây dựng thì không còn xa lạ gì với các hệ giằng này, tuy nhiên đối với những ngoài ngành và không ít chủ đầu tư xây dựng lần đầu còn khá mơ hồ với khái niệm này.
Hệ giằng được chia làm hai nhóm: Giằng mái và giằng cột. Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu từng loại nhé.Hệ giằng là gì?.
Hệ giằng là một bộ phận trọng yếu của kết cấu nhà, với các tác dụng sau:– Bảo đảm sự bất biến hình và độ cứng không gian của kết cấu chịu lực của nhà.– Chịu các tải trọng tác dụng theo phương dọc nhà, vuông góc với mặt phẳng khung như gió lên tường hồi, lực hãm của cầu trục– Bảo đảm ổn định cho các cấu kiện chịu nén của kết cấu: Thanh dàn, cột,…– Làm cho dựng lắp an toàn, thuận tiện.
Hệ giằng mái
- Hệ giằng mái nhà công nghiệp thường sử dụng loại khung thép nhẹ và được bố trí ở hai gian đầu hồi theo phương ngang, đầu các khối nhiệt độ và ở một số gian giữa nhà tùy theo chiều dài nhà xưởng sao cho đảm bảo khoảng cách giữa các giằng bố trí dưới 5 bước cột.
- Bản bụng của 2 xà ngang cạnh nhau được nối bởi các thanh giằng chéo chữ thập.
- Các thanh giằng chéo có thể bố trí thép góc, thép tròn hoặc cáp thép mạ kẽm có đường kính nhỏ hơn 12mm. Ngoài ra cần bố trí thêm các thanh chống dọc bằng thép hình tại những nơi như đỉnh mái, đầu xà cột, chân mái…
- Đối với các công trình nhà xưởng có cẩu trục thì cần lắp đặt thêm các thanh giằng chéo chữ thập dọc theo đầu cột để tăng độ cứng cho khung ngang theo phương dọc và truyền tải trọng ngang như tải trọng gió, lực hãm cầu trục ra các khung gần đó.
- Hệ giằng mái nhà xưởng khung thép tiền chế thường gồm 3 bộ phận chính là hệ giằng cánh trên, hệ giằng cánh dưới và hệ giằng đứng. Các hệ giằng này phải được thiết kế theo tiêu chuẩn nhất định về khoảng cách.
Hệ giằng cột
- Hệ giằng cột trong nhà công nghiệp đảm bảo sự bất biến hình học và độ cứng của toà nhà theo phương dọc, chịu các tải trọng tác dụng dọc nhà và bảo đảm ổn định của cột.Trong mỗi trục dọc một khối nhiệt độ cần có ít nhất một tấm cứng, các cột khác tựa vào tấm cứng bằng các thanh chống dọc. Tấm cứng gồm có hai cột, dầm cầu trục, các thanh ngang và các thanh chéo chữ thập.
- Trong phạm vi đầu dàn chính là hệ giằng đứng của mái
- Lớp trên từ mặt dầm cầu trục đến nút gối tựa dưới của dàn kèo
- Lớp dưới, bên dưới dầm cầu trục cho đến chân cột
- Các thanh giằng lớp trên đặt trong mặt phẳng trục cột, các thanh giằng lớp dưới đặt trong hai mặt phẳng của hai nhánh
- Tấm cứng phải đặt vào khoảng giữa chiều dài của khối nhiệt độ để không can trở biến dạng nhiệt độ của các kết cấu dọc.
- Chéo chữ thập một tầng – đơn giản nhất – hoặc hai tầng khi cột cao
- Kiểu khung cổng khi bước cột 12m hoặc khi cần làm lối đi thông qua
- Trong các gian đầu và gian cuối của khối nhiệt độ, cũng thường bố trí giằng lớp trên. Giằng này tăng độ cứng dọc chung, truyền tải trọng từ dàn gió đến đĩa cứng
- Các thanh giằng lớp trên này tương đối mảnh nên có thể bố trí ở hai đầu khối mà không gây ứng suất nhiệt độ đáng kể.
Những điểm cần lưu ý khi lắp dựng hệ giằng trong thi công xây dựng nhà xưởng tiền chế
Trên mặt bằng, hệ giằng đứng nên được bố trí theo hai hướng theo nguyên tắc: Không bố trí hệ giằng đứng tại vách ngăn tạm, hệ giằng mặt ngoài kết hợp đúng với kiến trúc mặt đứng; Hệ giằng cần kết hợp với quy hoạch giao thông nội bộ tại từng sàn tầng. Lưu ý thi công hệ giằng ở trong vách và lõi cứng để tạo sự ổn định cho khung sườn. Nhằm gia tăng sức chịu đựng của khung thép nhà xưởng thép tiền chế, khi thi công giằng nên kết hợp đổ bê tông tại chỗ bọc xung quanh khung giằng. Đối với hệ giằng cánh trên của nhà xưởng khung thép tiền chế nên được bố trí theo phương ngang ở hai đầu hồi, ở giữa nhà và ở đầu khối nhiệt độ. Khi thi công nhà xưởng khung thép tiền chế cần bố trí hệ giằng cánh trên sao cho đảm bảo khoảng cách giữa những vị trí không vượt quá 60m. Đối với hệ giằng cánh dưới của nhà xưởng khung thép tiền chế bao gồm các thanh chéo hình chữ thập nằm ở mặt phẳng cánh dưới giàn. Các hệ giằng cánh dưới được thiết kế theo phương dọc và phương ngang của ngôi nhà.- Thông thường, hệ giằng cánh dưới phương ngang thường được bố trí tại vị trí có hệ giằng cánh trên nhằm tạo thành khối cứng không gian bất biến ở hai đầu hồi và đầu khối nhiệt độ. Hệ giằng ngang nằm ở đầu hồi chính là gối tựa cho các cột hồi và chịu tải trọng khi gió thổi lên tường đầu hồi.
- Hệ giằng cánh dưới phương dọc thường được bố trí tại những đầu cọc dọc theo chiều dài của nhà xưởng nhằm tạo cho độ cứng dọc cho nhà xưởng và truyền lực cục bộ đồng đều ra các khu lân cận.
- Hệ giằng đứng của nhà khung thép gồm những thanh chéo hình chữ thập nằm ở mặt phẳng thanh đứng của giàn theo phương dọc. Hệ giằng đứng thường được bố trí ở các vị trí có hệ giằng cánh trên và dưới nhằm tạo nên các khối cứng bất biến.
- Hệ giằng cột kết hợp với dầm cầu trục, hai cột để tạo nên độ vững chắc theo phương dọc cho ngôi nhà.
- Khi có các lực ngoại tác động như động đất, gió, lực hãm cầu trục theo phương dọc thì các lực này sẽ truyền từ cột sang dầm cầu trục đến hệ giằng cột và truyền xuống móng để hạn chế lực tác động vào khung thép nhà xưởng.
- Hệ giằng cột của khung thép nhà xưởng bao gồm các thanh chéo được bố trí ở phạm vi cột trên và cột dưới, nơi có hệ giằng mái.
- Kích thước của thanh giằng chéo cần phải lựa chọn phù hợp với vị trí bố trí giằng cũng như căn cứ vào nhà xưởng có cầu trục hay không.
- Hotline: 0975.725.709
- Website: www.vietmysteel.com
- Email: cskh.vietmysteel@gmail.com
- Factory 1: Số 612, Nguyễn Thị My, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM.
- Factory 2: Đường Thuận Giao 25, Phường Thuận Giao, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
- Factory 3: Đường DT 824, ấp Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.
CÔNG TY CỔ PHẦN VMSTEEL
- Factory 1: 1/9 Đỗ Văn Dậy, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
- Factory 2: Đường số 6. Cụm công nghiệp Hoàng Gia Long An, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An
- Factory 3: Đường Thuận Giao 25, Phường Thuận Giao, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
- Hotline: 0975.725.709
- Email: cskh.vietmysteel@gmail.com
- Website: https://vietmysteel.com/
Từ khóa » Bố Trí Hệ Giằng Mái
-
HỆ GIẰNG TRONG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP
-
Hệ Giằng Mái Nhà Công Nghiệp, Chi Tiết Vai Cột Nhà Công Nghiệp
-
Hệ Giằng Mái Nhà Công Nghiệp Một Tầng Bằng Thép
-
Hệ Giằng Trong Nhà Công Nghiệp
-
Tác Dụng Và Cách Bố Trí Hệ Giằng Mái, Giằng Cột
-
Vẽ Sơ đồ Bố Trí Hệ Giằng Mái Và Hệ Giằng Cột - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giằng Mái Nhà Công Nghiệp - Giấy Phép Xây Dựng
-
HỆ GIẰNG TRONG KẾT CẤU NHÀ CÔNG NGHIỆP
-
[PDF] 18.-Đề-tài-nghiên-cứu-Hệ-giằng-trong-kết-cấu-thép.pdf - AutoCAD
-
Thép Cấu Tạo Và Hệ Giằng Mái Trong Thi Công Nhà Tiền Chế
-
Giằng Xà Gồ Là Gì? Cách Bố Trí Giằng Xà Gồ Đúng Tiêu Chuẩn
-
Hệ Giằng Nhà Công Nghiệp Trong Kết Cấu Thép Khung Nhẹ
-
Hệ Giằng Trong Nhà Thép Tiền Chế