Giáo án Khoa Học 4: Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách Nhiệt (tiết 52)
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Tài liệu - Ebook
Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên
Giáo án Khoa học 4: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt (tiết 52)
- Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
- GV gọi HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV nêu: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,. dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len, bông,. dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
- Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi:
+ Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? vì sao lại dùng những chất liệu đó?
+ Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3458 | Lượt tải: 0 Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt (tiết 52), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgười dạy: Huỳnh Thị Anh Thư Ngày dự: 15/3/2018 Ngày soạn: 10/3/2018 Người dự: Nguyễn Thị Thanh Hằng. GVHD: Dương Thị Thu Hằng. Môn: Khoa học Bài: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT (Tiết 52) I. MỤC TIÊU: Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém : + Các kim loại (đồng, nhôm,) dẫn nhiệt tốt. + Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém. * KNS: - Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt. - Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt. II- CHUẨN BỊ: - GV: SGK, chuẩn bị chung:phích nước nóng; xoong, nồi, ấm, cái lót tay - Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế. - HS: SGK. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Giáo viên Học sinh 1.Ổn định lớp: - GV cho lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS trả lời: - Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi? Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm? - Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh? - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Học bài: “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt”. * Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém - Gọi HS đọc thí nghiệm SGK/104 và dự đoán kết quả thí nghiệm - Ghi nhanh phần dự đoán của hs lên bảng. - Để biết dự đoán của các em có đúng không, các em tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 5 (rót nước nóng vào cốc cho hs) - các em cẩn thận với nước nóng để đảm bảo an toàn - Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. - Tại sao thìa nhôm lại nóng lên? - GV gọi HS trả lời. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV nêu: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,... dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len, bông,.. dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt. - Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi: + Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? vì sao lại dùng những chất liệu đó? + Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh? + Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? Kết luận: Những hôm trời rét, khi chạm vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ hoặc ghế nhựa thì tay ta cũng truyền nhiệt cho ghế nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém hơn sắt nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt, ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí . - Yêu cầu HS đọc phần đối thoại của 2 HS hình 3 trang 105 SGK. Và tiến hành thí nghiệm để làm rõ hơn. -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như SGK. - GV lưu ý khi quấn báo: Ø Với cốc quấn lỏng: ta vò tờ báo lại cho nhăn và quấn lỏng sao cho các ô chứa không khí giữa các lớp báo. Ø Với cốc quấn chặt: ta để thẳng tờ báo và quấn buộc chặt bằng dây. GD KNS: Trong thực tế, chúng ta cần hiểu các vật kim loại: đồng, nhôm, là những vật dẫn nhiệt tốt còn gỗ, nhựa,là những vật dẫn nhiệt kém, để chế tạo ra các vật thường dùng hằng ngày (nêu ra). Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt. - Có thể chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu các nhóm lần lượt kể tên và nói công dụng của các vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt? 4. Củng cố - dặn dò: - GV hỏi HS hôm nay chúng ta đã học gì? - GV gọi HS nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học. -GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Các nguồn nhiệt. -HS hát. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện. - Rót nước vào cốc rồi cho đá vào, hoặc rót nước vào cốc sau đó đặt cốc nước vào chậu nước lạnh. - HS nhận xét. - Đọc. - Nêu dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn. - Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 5 - Đại diện nhóm trình bày: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa. - Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa. - HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. HS trả lời: + Xoong được làm bằng nhôm, inox là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng. + Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh. + Vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. - HS lắng nghe. - Cho HS đo nhiệt độ 2 lần: sau khoảng 10 phút. - HS nêu nhận xét: Nước trong cốc quấn lỏng còn nóng hơn. -Vì không khí cách nhiệt giữa các lớp giấy báo quấn lỏng ở trên. - Thảo luận nhóm 4. - Sau đó các nhóm lần lượt kể tên (không được trùng lặp) đồng thời nêu chất liệu là vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt; nêu công dụng, việc giữ gìn đồ vật ( ví dụ: không nhảy trên chăn bông, bật lại chăn). -HS trả lời. -HS lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12307765.doc
- Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 13 - Chủ đề nhánh: Ai khám bệnh cho bé
19 trang | Lượt xem: 5607 | Lượt tải: 1
- Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 24 - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không
20 trang | Lượt xem: 12428 | Lượt tải: 1
- Giáo án Lớp 4 Tuần 21 - Buổi 2
4 trang | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
- Giáo án ôn tập hè lớp 3
41 trang | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0
- Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2017 - 2018 - Tuần 17
22 trang | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
- Giáo án Tổng hợp khối lớp 5 - Tuần 4 năm 2018
26 trang | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
- Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 11
8 trang | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0
- Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động chiều tạo hình: Nặn một số loại rau, quả
3 trang | Lượt xem: 4458 | Lượt tải: 0
- Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Năm 2016 - 2017 - Tuần 6
24 trang | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 2
- Giáo án lớp 3 - Trường TH Phú Đa - Tuần 26
18 trang | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay
Từ khóa » Khoa Học 4 Bài 52 Giáo án
-
Giáo án Môn Khoa Học Lớp 4 Bài 52
-
Giáo án Khoa Học 4 Bài 52 Vật Dẫn Nhiệt, Cách Nhiệt - Tài Liệu Text
-
Giáo án Khoa Học 4 Bài 52 Vật Dẫn Nhiệt, Cách Nhiệt - 123doc
-
Bài 52. Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách Nhiệt - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Giáo án Môn: Khoa Học 4 -Tuần: 26 - Bài: Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách ...
-
Giáo án Môn Khoa Học Lớp 4 Bài 52 | .vn
-
Bài Giảng Môn Khoa Học Khối 4 - Bài 52: Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách ...
-
Giáo án Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách Nhiệt Khoa Học Lớp 4 - Học Tốt
-
Bài 52: Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách Nhiệt - Khoa Học Lớp 4
-
Giáo án Khoa Học Lớp 4 - Bài 52: Vật Dẫn Nhiệt, Vật Cách Nhiệt
-
Bài Giảng Khoa Học Lớp 4 - Bài 52: Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách Nhiệt
-
Bài 52. Vật Dẫn Nhiệt Và Vật Cách Nhiệt - Nslide
-
Giáo Án Tiểu Học Khoa Học 4