GIÁO ÁN KHOA HỌC: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
Có thể bạn quan tâm
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI
(Tiết thực hành môn Khoa học lớp 4)
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Chủ nhiệm: Lớp 4B
Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2018
KHOA HỌC
Nước có những tính chất gì?
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng trong suốt không màu , không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp , chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
Lưu ý: GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp để yêu cầu HSlàm ths nghiệm ở lớp.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
Áp dụng PP “Bàn tay nặn bột"
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
*Hs: chuẩn bị theo nhóm:
+ 3 cốc thủy tinh, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa, …
+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong.
+ Một tấm nhừa mặt phẳng, một khay đựng nước
+ Một khăn bông, miếng mút, đĩa nhựa, xốp, …
+ Một ít đường, muối,cát,…và 3 thìa.
* GV chuẩn bị đồ dùng để hỗ trợ HS:
- Giấy báo, khăn bông, miếng xốp, túi ni lông, chai nhựa, bát sứ, khay đựng nước,1 ít đường, muối, cát, cốc thủy tinh có đánh số, …
- Phiếu nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Khởi động:
Học sinh chơi 1 trò chơi: “Nắm thả”
B. Bài mới
1. Tình huống xuất phát
- GV cầm 1 cốc nước hỏi HS:
+ Trên tay cô có một chiếc cốc. Vậy trong cốc chứa gì?
+ Nước có ở những đâu? HS nêu
+ Hàng ngày các em đã được tiếp xúc với nước, vậy chúng ta sử dụng nước để làm gì? Một số HS nêu, GV giúp đỡ thêm.
GV: Nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống con người trên trái đất. Hằng ngày các em sử dụng nước trong hầu hết mọi sinh hoạt, vậy chúng ta đã hiểu hết về nguồn tài nguyên quý giá này hay chưa? Bài học đầu tiên trong chương “Vật chất và Năng lượng” hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu “ Nước có những tính chất gì?”
GV ghi mục bài lên bảng, HS ghi vào vở ghi chung.
2. Bộc lộ quan điểm ban đầu
- Gv cho học sinh ngồi theo nhóm 6
- Các em hãy suy nghĩ 1 phút những điều em biết về nước.
- Em hãy chia sẻ cùng các bạn về những hiểu biết của em về nước?
(HS có thể nêu : vật sẽ ướt, thấm nước, không thấm
- HS ghi vào phiếu
- HS đại diện nhóm trình bày cho lớp nghe: Chẳng hạn:
+ Nước có màu trắng/ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị/
+ Nước không có hình dạng nhất định/
+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía//
Nước thấm qua vải, giấy, …, hòa tan muối, …
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi, nghiên cứu:
+ GV: Có điều gì các em còn băn khoăn không?
HS có thể nêu, GV ghi bảng:
1. Bạn có chắc rằng nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị không?
2. Vì sao các bạn lại cho rằng nước không có hình dạng nhất định?
3 Nước chảy như thế nào?
4. Nước có thấm qua tất cả các vật không?
5. Không biết nước có hòa tan mọi chất chất không? ….
- GV tổng kết câu hỏi chung: Nước có những tính chất gì?
+ GV:Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gì để giải quyết các thắc mắc trên?
HS suy nghĩ, Cho HS phát biểu: Ví dụ, như: ( Đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, xem thông tin trên mạng, . … )
GV: Vì sao nhóm em lại cho rằng nước không có hình dạng nhất định? ( Em dự đoán là như vậy. )
+ Vậy em nghĩ ra phương án gì để biết nước không có hình dạng nhất định? …
+ Vậy theo em phương án nào là tối ưu nhất?
HS nêu, GV hướng cho HS làm thí nghiệm.
4. Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi:
Chuyển tiếp: Để làm các thí nghiệm các em cần những vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Các nhóm hãy thảo luận trong vòng 2 phút.
Để giải đáp câu hỏi 1, TN cần có vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Cô mời HS nêu ý kiến chẳng hạn:
HS: Thưa cô, để tiến hành thí nghiệm, chúng ta cần chuẩn bị: 2 cốc thủ tinh giống nhau, 2 chiếc thìa, 1 ít nước lọc và 1 ít sữa.
HS 2: Một số dụng cụ chứa nước có hình dạng khác nhau, như: chai, cốc thủy tinh,
HS 3: 1 tấm kính nhỏ, 1 khai đựng nước, 1 ít nước, …
HS 4: 1 khăn bông, 1 miếng xốp, 1 túi ni lông,
HS 5; 3 cốc thủy tinh giống nhau, 1 ít đường, 1 ít cát, 1 ít muối, nước lọc.
- GV phát đồ thí nghiệm cho các nhóm và dặn dò: trong quá trình làm thí nghiệm các em cần ghi chép vào Phiếu nhóm kết luận các em tìm được.
- HS thực hành trong nhóm, nhóm nào xong thì giơ lá cờ báo hiệu.
- Cho HS tự làm, sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày:
5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. Mỗi nhóm trình bày một tính chất.
- Đại diện các nhóm lên trình bày (bằng cách tiến hành lại thí nghiệm)
Để trả lời yêu cầu: Nước có màu gì, mùi gì, vị gì? mời nhóm 1 lên làm thí nghiệm.
Nhóm 1 thực hành, các nhóm khác theo dõi.
( Đặt 2 cốc thủy tinh lên bàn, có đánh số 1 và 2. Đổ 1 ít nước vào cốc số 1 và 1 ít sữa vào cốc số 2; )
+ Làm thế nào em biết cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
( nhìn vào 2 cốc, cốc số 1 trong suốt, không màu và nhìn rõ chiếc thìa; cốc 2 có màu trắng đục và nghe mùi sữa. Em KL cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng sữa.)
Gv: cho HS lần lượt ngửi từng cốc và nếm thử tựng cốc.- KL…
+ Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì?
+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Lưu ý: GV nhắc HS trong cuộc sống rất cần thận trọng, nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không, tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm.
Nhóm 2 trình bày:
- Yêu cầu HS đặt các chai lọ đã chuẩn bị lên bàn:
GV:
+ Khi ta thay đổi vị trí của chai, cốc thì hình dạng của chúng co thay đổi không?
( Không)
+ Như vậy ta có thể nói: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định.
+ Vậy nước có hình dạng nhất định không? Muốn trả lời được câu hỏi này, phương án của nhóm em là gì? ( HS vừa tiến hành làm thí nghiệm vừa nêu)
( Đổ nước vào 1 cái chai, em thấy nước có hình dạng của cái chai đó, đổ nước vào cốc thủy tinh, em thấy nước có hình dạng của cốc thủy tinh, …)
+ Qua thí nghiệm này, em có kết luận gì?
+ Nước không có hình dạng nhất định.
Nhóm 3 trình bày:
+ Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì?
+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
* Liên hệ: Trong thực tế, người ta ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp để làm gì? (làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, sức nước chảy làm quay tua bin sản xuất, làm mương nước trong xản xuất, sản xuất ô, làm nón, … )
Nhóm 4 trình bày
+ Em làm thế nào để biết được nước thấm qua một số vật?
(Nhóm em đổ nước trên chiếc khăn bông, khăn ướt, chứng tỏ nước thấm qua chiếc khăn bông; Em đổ nước trên tấm xốp, tấm xốp ướt và nặng hơn lúc đầu, chứng tỏ nước thấm qua tấm xốp; đổ nước vào tíu ni long, nước không thấm ướt bề ngoài túi ni long, điều đó chững tỏ nước không thấm qua ni long; cốc nhựa, …)
+ Qua thí nghiệm vừa rồi, em có kết luận gì?
+ Nước thấm qua một số vật.
+ Nước có thấm qua giấy không? ( yêu cầu HS thực hành luôn)
Hỏi: Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý điều gì? (Không để các vật dễ
thấm nước như: vải, khăn bông, sách vở,… ở những nơi ẩm ướt)
* Liên hệ: Trong thực tế, người ta vận dụng tính chất nước không thấm qua một số vật để làm gì? (sản xuất các dụng cụ chứa nước như: ấm nhôm, xô, chậu, …các đồ dùng nhà bếp để nấu ăn, để chứa nước, làm áo mưa mặc để tránh mưa, …)
Nhóm khác trình bày tiếp:
+ Mời nhóm 5 thực hành thí nghiệm của nhóm mình.
( Đặt 3 cốc thủy tinh lên bàn, đổ nước vào 3 cốc- lượng nước bằng nhau. Cốc 1, em cho vào một thìa muối, cốc 2 em cho vào 1 thìa đường, cốc 3 em cho vào 1 ít cát. Dùng thìa khuấy đều cả 3 cốc, em thấy cốc 1 không còn muối, cốc 2 không còn đường, cốc số 3 vần còn nhìn thấy cát. Em kết luận nước hòa tan một số chất.)
+ Nước hòa tan một số chất.
+ Nước hòa tan 1số chất ta đã vận dụng để làm gì?
(Hòa tan pha nước ngọt, nước chấm…, lọc nước từ cát…)
Cuối cùng cho HS nhắc lại toàn bộ kết luận.
+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
+ Nước không có hình dạng nhất định.
+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
+ Nước thấm qua một số vật.
+ Nước hòa tan một số chất.
*GV cho HS đối chiếu KL với hiểu biết ban đầu của HS xem có đúng không?
HS đối chiếu, thống nhất tính chất của nước. 2-3 em nhắc lại kết luạn.
*Em còn có thắc mắc gì nữa không?
C. Tổng kết, nhận xét, dặn dò:
- Nêu các tính chất của nước ?
- GV nhận xét tiết học, khen tinh thần phối hợp học tập của HS.
HD học ở nhà:
Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau: Ba thể của nước
+ HD làm trước thí nghiệm với nước nóng ở nhà
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------
Từ khóa » Giáo án Bài Nước Có Những Tính Chất Gì
-
Giáo án Lớp 4 Môn Khoa Học - Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì?
-
Giáo án Khoa Học 4 Bài 20
-
Giáo án Lớp 4 Môn Khoa Học - Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì?
-
Giáo án Khoa Học 4 Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì - TaiLieu.VN
-
Giáo án Lớp 4 Môn Khoa Học - Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì
-
Giáo án Nước Có Những Tính Chất Gì Bàn Tay Nặn Bột - TopLoigiai
-
Giáo án Khoa Học 4 Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì.doc (Giáo ...
-
Giáo án Khoa Học - Lớp 4 Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì
-
Bài 20. Nước Có Những Tính Chất Gì? - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Giáo án Môn Khoa Học Lớp 4 Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì
-
Giáo án Khoa Học Lớp 4 - Bài 20: Nước Có Những Tính Chất Gì?
-
BÀI 20. NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (ÁP DỤNG PPBTNB)
-
Khoa Học 4. Nước Có Những Tính Chất Gì - Đinh Thị Mai Thy
-
Bài 20. Nước Có Những Tính Chất Gì? Theo PPBTNB - Nslide