Giáo án Ngữ Văn 12 Theo Chủ đề : Kí Hiện đại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng chủ đề dạy học, soạn bài Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích)Đọc thêm: – Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới
Tuần theo chủ đề | Số tiết | Chủ đề | Tiết PPCT | Tiết theo chủ đề | Tên bài |
16 | 4 | Chủ đề 16 Kí hiện đại Việt Nam | 46-47 | 48-49 | Người lái đò sông Đà |
17 | 49-50 | 50-51 | Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích) Đọc thêm: – Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới |
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ
a.Kiến thức Sau bài học, người học hiểu được: -Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích tác phẩm kí (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông ? – Hoàng Phủ Ngọc Tường ; bài đọc thêm Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp) : vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con người và quê hương qua những trang viết chân thực, đa dạng, hấp dẫn. -Hiểu một số đặc điểm và sự đóng góp của thể loại kí Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. -Hiểu đặc trưng phản ánh hiện thực đời sống của thể loại kí : chân thực, đa dạng, phong phú. Kĩ năng Sau bài học, người học có thể: -Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm kí hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thê loại. -Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc làm bài văn nghị luận văn học. -Nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mĩ, vẻ đẹp hình tượng, các biện pháp nghệ thuật của các trích đoạn kí. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức: – Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và ca ngợi người lao động. – Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước – Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Hình thành năng lực:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến kí hiện đại Việt Nam. – Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm kí hiện đại Việt Nam. – Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về kí văn học. – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm kí văn học . – Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các thể loại tuỳ bút-bút kí-hồi kí – Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
- Phát triển phẩm chất:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của kí hiện đại Việt Nam trong lích sử văn học dân tộc -Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà kí hiện đại đem lại -Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong kí hiện đại Việt Nam . B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
- Thời gian thực hiện
-Thực hiện trong 02 tuần: 16, 17 -Số tiết thực hiện trên lớp: 04 + 2 tiết: Người lái đò sông Đà + 2 tiết: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích)-Đọc thêm: – Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a/Chuẩn bị của giáo viên -Giáo án -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Sông Đà, Sông Hương, về Cách mạng tháng Tám. -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà b/Chuẩn bị của học sinh -Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước) -Đồ dùng học tập
- Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |||
1- Về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm | – HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. | – HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. | – Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm. | – Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí. – So sánh phong cách của các tác giả. |
2- Thể loại | – HS nhận biết đặc điểm chung thể loại kí | – HS hiểu bản chất thể kí | HS biết nhận diện sự việc chính trong kí. | – Biết vận dụng đặc điểm thể loại kí ghi chép lại các sự việc đã chứng kiến hoặc trải qua. |
3- Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo | HS nhận biết được đề tài các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại đã học. | – HS hiểu được chủ đề, và cảm nhận được cảm xúc chủ đạo của các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại đã học | – HS vận dụng, lựa chọn được các đề tài gần gũi trong cuộc sống để ghi chép | – HS biết hệ thống, xâu chuỗi các tác phẩm cùng đề tài chủ đề để khái quát nên một vấn đề chung |
4- Ý nghĩa nội dung các tác phẩm | – HS nhận biết và ghi nhớ được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại đã học. | – HS hiểu được ý nghĩa, sự lô-gic giữa các sự việc. – HS hiểu được ý nghĩa các chi tiết, các hình ảnh, tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại đã học. | – HS cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại đã học. | – HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh bộc lộ cảm nhận của bản thân về ý nghĩa một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại đã học. – Từ ý nghĩa nội dung các tác phẩm, HS biết liên hệ, rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân, biết điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi của bản thân để hoàn thiện mình. – HS biết so sánh ý nghĩa nội dung, tư tưởng của các tác phẩm. |
5- Giá trị nghệ thuật (Những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ…) | – HS nhận diện được trình tự ghi chép sự việc trong kí. – HS nhận ra được những biện pháp tu từ được sử dụng trong các tác phẩm. | – HS hiểu được tác dụng, hiệu quả nghệ thuật của trình tự ghi chép các sự việc trong kí. – HS hiểu được tác dụng của các BPTT. | HS biết trình bày cảm nhận về giá trị nghệ thuật của những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ… | – HS biết vận dụng ghi chép dạng thể kí, hồi kí trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ, kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, vận dụng các hình ảnh chi tiết của các nhà văn một cách hợp lí. |
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GV trình chiếu hoặc treo lên bảng những tranh ảnh liên quan đến sông Đà, sông Hương. Chiếu một đoạn phim liên quan đến các tác giả Nguyễn Tuân, Võ Nguyên Giáp… Từ đó, giáo viên giới thiệu vào chủ đề: KÍ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Tuần 16-17 : Tiết 48, 49 – Đọc văn
Nội dung | Mô tả hoạt động của thầy và trò | ||
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | ||
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG THỂ KÍ(10 phút). | |||
A/TÌM HIỂU CHUNG THỂ KÍ 1. Kí là một loại hình văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh … Kí bao gồm nhiều thể như: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút, … 2. TUỲ BÚT: – Thuộc thể kí. – Nét nổi bật ở tuỳ bút là tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm. Nhân vật chính là “cái tôi” của nhà văn. Qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể, có thực, nhà văn chú trọng bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. -Một số tuỳ bút tiêu biểu: Sông Đà ( Nguyễn Tuân); Đường chúng ta đi ( Nguyễn Trung Thành)… 3. BÚT KÍ: – Là một thể kí có quy mô tương ứng với truyện ngắn, không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực. – Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. 4.HỒI KÍ: – Thuộc thể kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. – Về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu, hồi kí gần với văn xuôi lịch sử… -Một số hồi kí tiêu biểu: Những năm tháng không thể nào quên( Võ Nguyên Giáp); Ngục Kon tum ( Lê Văn Hiến)… | * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về thể kí – GV tổ chức cho HS nhớ lại những tác phẩm kí đã học ở chương trình THCS *GV Tích hợp kiến thứ lí luận văn học để thuyết giảng, hệ thống lại khái niệm, đặc điểm của thể kí. | -HS kể tên các tác phẩm kí đã học ở THCS.. – HS lắng nghe, ghi chép. |
CÁC TÁC PHẨM: Người lái đò sông Đà ( Trích ) – Nguyễn Tuân –
Nội dung | Mô tả hoạt động của thầy và trò | Tư liệu, phương tiện, đồ dùng | ||||
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | |||||
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG (10 phút). | ||||||
I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả NT: (Xem lại phần TD bài Chữ người tử tù, SGK Ngữ văn 11, tập I, tr 107). 2. Tuỳ bút “Sông Đà” a. Hoàn cảnh sáng tác: ra đời năm 1960, gồm 15 tuỳ bút, là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958 ở vùng Tây Bắc. b. Xuất xứ: Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960). c. Thể loại Tuỳ bút: – Tuỳ bút thuộc thể kí -Thể hiện tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm. Nhân vật chính là cái tôi của nhà văn; -Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ. d. Nội dung: – Phông cảnh Tây Bắc vừa hung bạo hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình. – Con người Tây Bắc dũng cảm, cần cù. | * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm – GV tổ chức cho HS nhớ lại và trình bày những nét cơ bản về tác giả NT (đã được học ở CTNV 11) – Gọi 1 HS đọc phần TD. *GV Tích hợp kiến thức Địa lí, Lịch sử Việt Nam những năm 60 hướng dẫn học sinh tìm hiểu tên gọi Sông Đà và hoàn cảnh ra đời tuỳ bút của Nguyễn Tuân – Cho biết thể loại và xuất xứ tác phẩm? – Người lái đò sông Đà được sáng tác trong hoàn cảnh nào? *GV Tích hợp kiến thức Lí luận văn học hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm thể loại tuỳ bút của Nguyễn Tuân – Tuỳ bút là gì? | HS Tái hiện kiến thức và trình bày. – Nguyễn Tuân( 1910-1987) là người trí thức, giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc – Ông là nhà văn tài hoa và uyên bác -Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng. Với cá tính của mình, ông tìm đến thể tuỳ bút như một thể tất yếu. Tích hợp kiến thức địa lí: – Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc – đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Tích hợp kiến thức lịch sử: – Năm 1960 là thời kì miền Bắc xây dựng CNXH. Vì thế, nhà văn rất quan tâm đến người lao động Tích hợp kiến thức Lí luận văn học: Tuỳ bút – Vừa giàu tư liệu thực tế – Vừa mang tính chủ quan, tự do, phóng túng, biến hoá linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng… – Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình. | Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Sông Đà | |||
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 65 PHÚT) | ||||||
II/ Đọc – hiểu văn bản: A. Nội dung: 1. Hình tượng con sông Đà: a. Lai lịch con sông: – “Chung thuỷ giai Đông tẩu; Đà giang độc Bắc lưu” (mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc) – Thơ Ba Lan: Đẹp vậy thay tiếng hát dòng sông – Ý nghĩa: Sông Đà như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo. b. Một con sông hung bạo, dữ dằn: – Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ: + Trong phạm vi 1 lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng. + Trong khung cảnh mênh mông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa đòi nợ xuýt( từ độc đáo) + Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu. + Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái. + Âm thanh luôn thay đổi: oán trách nỉ non à khiêu khích, chế nhạo à rống lên. – Vận dụng ngôn ngữ , kiến thức của các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ. + Hình dung một cảnh tượng rất đỗi hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, có hè phố, có khung cửa sổ trên “cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. + Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát: – nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. – ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. ( âm thanh-âm nhạc độc đáo) + Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền … + Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nướcà cảm thấy có một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày. ( ngôn ngữ điện ảnh) + Dùng lửa để tả nước. ->Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. ->Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ (sự phá cách mà ngoại trừ các tay bút thực sự tài hoa, không ai làm nổi) c. Một con sông Đà trữ tình: – Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,… – Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo. + Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại. + Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt” + Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ. + Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời. + Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích. Ø Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút. Ø Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây. 2. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo: a/ Lai lịch và ngoại hình -Quê hương: ngã tư sông sát tỉnh Lai Châu. -Ngoại hình: Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng. → nghệ thuật so sánh, hệ thống từ láy gợi hình thể hiện tình cảm trân trọng của Nguyễn Tuân đối với người lao động. Chính nghề sông nước đã tạo ra vẻ đẹp ngoại hình như vậy. b/ Ông lái đò anh hùng – ông đò có vẻ đẹp là người giàu trải nghiệm – Ông đò thông minh, dũng cảm +Tính chất cuộc chiến: không cân sức * Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm à dữ dội, hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh. * Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi. *Kết quả: Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên. + Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông. + Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè. – Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh. c/ Ông lái đò nghệ sĩ – Ông đó là tay lái ra hoa – Ông chọn lối sống bình dị -Ông có đức tính khiêm tốn àĐoạn viết về đêm hang đá tràn ngập chất trữ tình bên lửa cháy và có cả những câu chuyện đời thường ở quá khứ ở phía trước nhưng tuyệt nhiên không có hồi ức về hiểm nguy mà tất cả đều lãng mạn ngọt ngào. * Nhận xét: + Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười à trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả. + Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh. + Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người. Ø Nét độc đáo trong cách khắc hoạ: – Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ. – Tạo tình huống đầy thử thách để – nhân vật bộc lộ phẩm chất. – Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình. =>Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung. B. Nghệ thuật: – Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. – Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. – Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình… C. Ý nghĩa văn bản: – Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc. – Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam. | * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản –Gv hướng dẫn HS cần đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm và cảm nhận mạch văn, giọng điệu, ngôn ngữ cực kì biến hoá của Nguyễn Tuân – Sau khâu đọc, GV gọi 1 vài HS phát biểu cảm nhận chung về các hình tượng nổi bật trong đoạn trích, về văn phong Nguyễn Tuân. *GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt ( từ Hán Việt), làm văn ( thao tác so sánh) hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm độc đáo của con sông Đà. Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà hung bạo: Gọi HS đọc các đoạn văn ở trang 186,187. Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Tìm những dẫn chứng tiêu biểu liên quan đến hình ảnh con sông Đà hung bạo? Nhóm 2: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo? *GV Tích hợp kiến thức âm nhạc, hội họa, quân sự, Tiếng Việt ( biện pháp tu từ về từ), hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm độc đáo trong tài năng nghệ thuật của tác giả qua một đoạn văn tiêu biểu: …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. …hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà trữ tình: Gọi 1 HS đọc các đoạn văn ở trang 190, 191. Nhóm 3: Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình? Dẫn chứng minh hoạ? (Câu 3, SGK) *GV Tích hợp kiến thức thơ Đường( bài Hoàng hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên của Lí Bạch đã học ở Văn 10) để hướng dẫn HS tìm hiểu về cái nắng Đường thi của sông Đà; tích hợp kiến thức Lịch sử 10 để nói về đời Lí đời Trần đời Lê liên quan đến con sông * GV chốt lại : Trong đoạn này, tác giả đã khéo dùng cái động để tả cái tĩnh và mỗi câu văn viết ra nghe có âm hưởng như thơ. Sự ví von ở đoạn này cũng có những nét đặc biệt. Tác giả ví một cái vốn đã trừu tượng với một cái còn trừu tượng hơn nữa (hoang dại – bờ tiền sử; hồn nhiên – nỗi niềm cổ tích tuổi xưa) khiến đoạn văn có sức hấp dẫn của một bài thơ siêu thực. Nhóm 4: Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình cảm gì đối với thiên nhiên đất nước ? Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo: * Gọi HS đọc đoạn miêu tả 1 quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. * Tổ chức cho HS thảo luận câu 4 SGK: Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông Đà hung bạo? GV bổ sung cho HS kiến thức liên quan đế lai lịch và ngoại hình ông đò, tích hợp kiến thức Tiếng Việt ( so sánh tu từ, từ láy, liệt kê,…) +Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng” +những dấu tích trên thân thể và mỗi dấu tích là một thành tích, một sự kiện lịch sử của cuộc đời ông lão đã thầm lặng lập lên. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” – một “thứ Huân chương lao động siêu hạng”. GV tổ chức thảo luận nhóm Nhóm 1: Tìm những dẫn chứng tiêu biểu liên quan đến hình ảnh ông đò có vẻ đẹp là người giàu trải nghiệm? GV tích hợp kiến thức Tiếng Việt (so sánh tu từ, nhân hoá), ngôn ngữ quân sự (binh pháp, phục kích). GV chốt lại ý nghĩa: những dòng văn của Nguyễn Tuân đã khắc họa thật sinh động hình ảnh của một con người gắn bó với lao động, yêu nghề sông nước, từng trải và giàu kinh nghiệm. Nhóm 2: Tìm và phân tích dẫn chứng tiêu biểu diễn tả cuộc chiến giữa người và sông qua 3 vòng trùng vi? GV tích hợp kiến thức Tiếng Việt (so sánh tu từ, nhân hoá, tương phản, dùng hàng loạt động từ mạnh), ngôn ngữ thể thao (đô vật, đánh miếng đòn độc), quân sự( chiến thuật, trận địa). GV bình thêm: Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng. Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân ngôn ngữ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo thần kì với liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động : so sánh ngầm , nhân hóa , cường điệu … Câu chữ tuôn chảy ào ạt , điệp điệp trùng trùng tạo ra một bức tranh chién trận hòanh tráng về không gian, ấn tượng về hình ảnh hiểm nguy, gay cấn về tình huống… Kết hợp với phong cách sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật, trong đoạn viết này Nguyễn Tuân đã cho thấy cách viết của ông như kịch bản phim và qua bàn tay đạo diễn, nó tạo ra sự sống động hồi hộp âu lo, thán phục… Nhóm 3: Tìm những dẫn chứng tiêu biểu liên quan đến hình ảnh ông đò có vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ? Nhóm 4: Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta? Hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh Người lái đò sông Đà với Chữ người tử tù viết trước cách mạng ở phương diện khắc họa con người. GV tích hợp kiến thức làm văn ( thao tác phân tích, bình luận, so sánh) để hướng dẫn HS phát hiện nét giống và khác nhau giữa nhân vật Huấn Cao và ông đò. GV chốt lại: Anh hùng và nghệ sĩ là cái Đẹp ở ông đò mà nhà văn đã tìm kiếm được, không cần phải đi tìm ở một thời vang bóng xa xôi ( như nhân vật Huấn Cao) mà phát hiện cái đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại, trong con người bình thường và trong cái nghề bình thường. Thao tác 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài học GV: Nêu thành công nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của đoạn trích tuỳ bút?Người lái đò sông Đà ngợi ca điều gì? Qua tác phẩm, em có thể rút ra được điều gì về tác giả Nguyễn Tuân? | * 1-2 HS đọc, cả lớp theo dõi. HS phát biểu cảm nhận chung: – Con sông Đà hung bạo và trữ tình – Người lái đò tài trí, dũng cảm -Văn NT đa dạng, biến hoá… HS phát biểu -Giải thích câu thơ chữ Hán của Nguyễn Quang Bích ( tích hợp TV) -Ngay trong câu thơ, ta đã nhận ra con sông Đà có dòng chảy khác-dòng chảy nghịch ngược- những con sông trên đất Việt( thao tác so sánh) * HS thảo luận theo 4 nhóm; 2 nhóm thực hiện 1 câu hỏi gợi ý của GV. * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: – Tả vách thành -Tả ghềnh Hát Loóng -Tả cái hút nước -Tả thác -Tả thạch thuỷ trận Cụ thể : Cảnh đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dòng sông như cái yết hầu; cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò;… * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: – Tác giả vận dụng ngôn ngữ , kiến thức của các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ. -Chứng minh: Trong đoạn văn Còn xa lắm…, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Đó là : – So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.. – Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.., rống lên , mai phục ,nhổm cả dậy ,ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó … Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Không còn là con sông bình thường, Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. – Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của nhiều ngành . Cụ thể : – âm nhạc : tả âm thanh tiếng thác : nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên… – Hội hoạ : vẽ bộ mặt của Đá : nhăn nhúm méo mó – Quân sự: mai phục Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là : thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân khi tả dòng sông Đà. Con sông được nhìn ở nhiều góc độ, trở nên sống động, mạnh mẽ, ấn tượng, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của nhà văn. – Trong đoạn văn tả thạch thuỷ trận : + Ngôn ngữ bóng đá : đá xếp hàng tiền vệ… + Ngôn ngữ quân sự : đánh vu hồi, đánh hồi lùng, pháo đài đá * Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận: -Tác giả viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài + Sông Đà nhìn từ trên cao + Sau chuyến đi dài ngày + Khi đi thuyền trên sông Đà Cụ thể : -Dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều (Câu văn “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”khá dài, chỉ có một dấu phẩy, đòi hỏi người đọc phải đọc một hơi. Bằng lối viết này, phải chăng tác giả muốn nói với người đọc rằng dù ông có nói đến cạn hơi cũng không hết những nỗi niềm cảm xúc mà con sông Đà đã gợi lên. ; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; – Cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích, vừa trù phú, tràn trề nhựa sống * Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận: -Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. -Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà làm phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới. * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. * Thảo luận theo nhóm nhỏ (2 HS) dựa trên sự gợi ý của GV và trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Đại diện nhóm 1 trả lời: -“trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than chấm câu và những đọan xuống dòng ”. – “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá”. Đại diện nhóm 2 trả lời: + Ở trùng vi thứ nhất, vừa vào trận, sóng nước, đá sông hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí, đá trái thúc vào bụng, vào hông thuyền. Nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh vào chỗ hiểm. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi. Trên con thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái, ông đò thực là một chiễn sĩ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù. +Sang trùng vi thứ hai, không một phút ngừng tay nghỉ mắt, ông đò thay đổi chiến thuật. Rất nham hiểm, xảo quyệt, sông Đà tăng thêm cửa tử, bố trí cửa sinh lệch sang bên phải để đánh lừa ông lái. Như thú dữ, dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh. Bọn thủy quân xô ra định kéo thuyền vào tập đoàn cửa tử. Với khí thế cưỡi đến cùng như cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ông đò ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng, phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo. Hành động của ông lão thành thạo, chính xác, dũng mãnh trong từng động tác, đúng là tay lái ra hoa, điêu luyện của người nghệ sĩ. Bằng trí dũng, nghị lực kiên cường, người lái đò đã đánh bại dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh. +Trùng vi thứ ba ít cửa hơn, nhưng bên phải bên trái đều là cửa tử. Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Như một lão tướng, dày dạn kinh nghiệm, dũng cảm, nhanh gọn, dứt khoát, ông đò bình tĩnh tiến vào trận địa, rồi bất ngờ phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa. Con thuyền như một mũi tên lao vút xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được, lượn được qua cổng đá cánh mở cánh khép. Thế là qua luồng chết, thế là hết cửa tử, ra đến cửa sinh,… dòng sông vặn mình vào một bến cát có hang lạnh. Ông đò uy nghi rạng rỡ trở về từ cõi chết. Ông đã chiến thắng thiên nhiên làm chủ cuộc đời. Cuối cùng thiên nhiên phải khuất phục dưới sự tài ba và lòng dũng cảm tuyệt vời của con người. Đại diện nhóm 3 trả lời: – Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá , nướng ống cơm lam , và tòan bàn tán về cá anh vũ , cá dầm xanh … Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua ”. Ông đò bộc lộ 2 phẩm chất của người nghệ sĩ: lối sống giản dị và đức tính khiêm tốn Đại diện nhóm 4 trả lời: – Thiên nhiên:vàng vì sông Đà vừa có vẻ đẹp hùng vĩ, vừa có vẻ đẹp thơ mộng – Cong người: vàng mười vì con người đẹp hơn tất cả, đẹp nhất từ trong lao động, trở thành anh hùng và nghệ sĩ. HS trả lời: -Họ có nhiều nét khác nhau vì họ xuất hiện trong hai thời kỳ khác nhau của lịch sử đất nước. Song cả hai đều giống nhau ở chất nghệ sĩ, chất chiến sĩ vẻ đẹp thăng hoa của con người trong vị trí xã hội, trong công việc cụ thể khi làm người và một nét chung nữa, ông đò cũng như ông Huấn đều rạng ngời phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác đầy sáng tạo bất ngờ trong dùng từ, viết câu và nồng ấm một tình yêu con người. -Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: nhưng con người đáng trân trọng, ngợi ca, khong thuộc tầng lớp đài các vang bóng một thời mà là những người lao động bình thường-chất vàng mười của Tây Bắc. Qua đây, nhà văn mốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày. * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. | ||||
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT) | ||||||
– Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và hình tượng sông Đà hung bạo, trữ tình ; ông đò anh hùng và nghệ sĩ. – Dặn dò: Chuẩn bị bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận | + Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Người lái đò sông Đà; + Liệt kê dẫn chứng và phân tích hiệu quả vài biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để khắc họa hình tượng sông Đà; + Phân tích hình ảnh người lái đò trong cảnh vượt thác./. |
TIẾT THỨ: 58-59 / Tuần: 21 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Trích- Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Nội dung | Mô tả hoạt động của thầy và trò | Tư liệu, phương tiện, đồ dùng | |
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | ||
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG (10 phút). | |||
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả – Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, là nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế nên tâm hồn, tình cảm thấm đẫm văn hoá của mảnh đất này. – Chuyên về bút kí với đề tài khá rộng lớn, đó là cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước nhất là những bài viết về Huế. – Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT 2. Tác phẩm: – Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986) – Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích gồm phần thứ nhất và đoạn kết. | * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm – GV gọi 1 HS đọc lại phần Tiểu dẫn và trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? và vị trí đoạn trích. GV cũng nên khuyến khích HS trình bày những kiến thức vể tác giả, tác phẩm mà các em đọc được ngoài SGK. GV nhấn mạnh: – Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT: có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duy tả đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, xúc tích, mê đắm và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đóng góp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại – Trên lớp, GV kiểm tra việc đọc tác phẩm ở nhà của HS. Có thể tiến hành bằng cách yêu cầu HS cho biết bố cục đoạn trích, xác định thuỷ trình của dòng sông qua sự miêu tả của nhà văn và nêu cảm nhận của bản thân về đoạn văn mà anh (chị) thích nhất. – Sau khi gọi một số HS trình bày, GV chốt lại bố cục đoạn trích và các ý chính. | HS đọc và trình bày. -Cuộc đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn bó sâu sắc với xứ Huế (sinh ra tại thành phố Huế, học Đại học Huế, dạy học tại Trường Quốc học Huế, tham gia phong trào cách mạng tại Huế và trở thành một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ — Nguỵ ở Thừa Thiên – Huế). – Hoàng Phủ Ngọc Tường là người có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hoá Huế. – Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà vãn chuyên vẻ thể loại bút kí. | – SGK, SGV, Tài liệu tham khảo . – Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Sông Hương |
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 75 PHÚT) | |||
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN A/ Nội dung: 1. Thủy trình của Hương giang: a) Sông hương nơi khởi nguồn: – là “bản trường ca của rừng già” – là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” – là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” – “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. -> Sự tài hoa của ngòi bút HPNT: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc + động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già b) Đến ngoại vi thành phố Huế: – sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. – Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi – Nghệ thuật: -> Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước. c) Đến giữa thành phố Huế: – Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. – Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”. – “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. – Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. d) Trước khi từ biệt Huế: – Sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”. – Con sông dùng dằng như “nàng Kiều trong đêm tình tự” trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa. 2. Dòng sông của lịch sử và thi ca: – Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc “…”. – Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”. – Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. * Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Tên của dòng sông được lí giải bằng một huyền thoại mĩ lệ: đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lý quê hương mình. B. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nghệ thuật bài kí): – Thể loại bút kí – Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. – Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân – Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, … – Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả – dòng sông Hương. C) Ý nghĩa văn bản: Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. | * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản -GV yêu cầu HS đọc (đọc thầm) lại một lần nữa đoạn văn đầu tiên rồi tìm hiểu xem nhà văn đã miêu tả sông Hương ở thượng nguồn như thế nào. * Thao tác 2 : Thảo luận nhóm Nhóm 1: Nhà văn đã gọi sông Hương bằng tên gọi nào ? Đã ví nó với ai ? Đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp và đặc tính của con sông ?) Nhóm 2: -GV dẫn dắt và nêu câu hỏi : Nhà văn đã hình dung vể sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đổng Châu Hoá đầy hoa dại” ? Từ đó, hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông khi nó bắt đầu vể xuôi? -GV lưu ý HS phân tích những đặc sắc trong cách miêu tả của nhà văn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cách hành vần và các biện pháp nghệ thuật khác… Nhóm 3: -GV gợi ý thảo luận, tìm hiểu : Cuối cùng thì sông Hương cũng đã đến được thành phố thân yêu của mình. So với trước khi vào thành phố, sông Hương đã có thêm những vẻ đẹp mới, độc đáo và hiếm thấy ở các dòng sông khác trên thế giới. Ai có thể chứng minh điểu đó qua việc phân tích các góc độ cảm nhận và miêu tả sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường ? Nhóm 4: Vẻ đẹp của sông Hương trước khi từ biệt Huế thể hiện như thế nào? Thao tác 3: GV: Trong lịch sử và trong đời thường, thi ca, sông Hương đã hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến. Nhà văn đã phát hiện và lí giải về những vẻ đẹp đó của Hương giang như thế nào ? – GV nêu vấn để : Vì sao sông Hương lại có thể trở thành dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ ? Thao tác 4: ? Tác giả đã lí giải về tên của dòng sông như thế nào? Cách lí giải ấy cho hiểu thêm điều gì về tính cách và tâm hồn người Huế? Thao tác 5: -GV : Về phương diện nghệ thuật, những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bài bút kí đặc sắc này ? -Từ đoạn văn anh (chị) hiểu thêm điều gì về thể loại bút kí ? Thể loại này có gì giống và khác với thể loại tuỳ bút ? (So sánh với tuỳ bút của Nguyễn Tuân) GV: Nêu ý nghĩa văn bản? GV : Tóm lại, một bài kí đặc sắc như vậy chỉ có thể là kết quả, là tổng hoà của những tình cảm và phẩm chất nào ở Hoàng Phủ Ngọc Tường ? | HS đọc, phát hiện và lí giải . Đại diện nhóm 1 trả lời: – Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, được thể hiện qua những so sánh và những hình ảnh đầy ấn tượng: – là “bản trường ca của rừng già” -> Nhấn mạnh Sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên; – là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” -> nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ của dòng sông. Tác giả nhân hoá con sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn; – là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” -> sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá.. + “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Đại diện nhóm 2 trả lời: – Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường: + Sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: vóc dáng mới, sức sống mới đầy khát khao và lãng mạn. – Nghệ thuật: + Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tg đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương + Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng. Đại diện nhóm 3 trả lời: +Sông Hương — ”điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” Miêu tả dòng sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn cho mình kênh tiếp cận là âm nhạc. Ở góc độ này, sông Hương chính là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Đại diện nhóm 4 trả lời: – Sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”. – Con sông dùng dằng như “nàng Kiều trong đêm tình tự” trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa. HS phát hiện và lí giải: => lịch sử: hùng tráng và đời thường: giản dị, sông Hương tự biết thích ứng với từng hoàn cảnh, không gian và thời gian khác nhau -> dòng sông trở nên mới mẻ trong càm nhận của mọi người và có thêm vẻ đẹp mới – Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Tác giả cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại mình: + “Dòng sông trắng – lá cây xanh”(Chơi xuân-Tản Đà) + “Như kiếm dựng trời xanh”( Trường giang như kiếm lập thanh thiên-Cao Bá Quát). + “Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”(Thơ của Thu Bồn) HS trả lời: HS trả lời: – Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. – Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân – Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, … – Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả – dòng sông Hương. HS trả lời | |
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT) | |||
1/Củng cố: Trắc nghiệm (tại lớp) Xét đến cùng, điều cốt lõi nào đã làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ? a/Vì tình yêu, sự gắn bó thiết tha và thái độ trân trọng của nhà văn đối với sông Hương, với nền văn hoá Huế. b/Vì đặc điểm hết sức tự do, phóng khoáng và đậm màu sắc trữ tình của một bài bút kí văn học. c/Vì cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo, ỉãng mạn của tác giả. d/Vì sự hiểu biết tường tận, sâu rộng của nhà văn về sông Hương và cảnh sắc thiên nhiên cũng nhự con người xứ Huế. (Đáp án : C) 3/Hướng dẫn tự học: + Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm,. Viết cảm nghĩ đoạn văn yêu thích nhất ; + Tìm và phân tích những cách ví von, so sánh độc đáo của HPNT trong đoạn trích./. |
ĐỌC THÊM: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI (Trích Những năm tháng không thể nào quên) Võ Nguyên Giáp
Nội dung | Mô tả hoạt động của thầy và trò | Tư liệu, phương tiện, đồ dùng | |
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | ||
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG (5 phút). | |||
I/ Giới thiệu chung: 1/ Tác giả: – Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, quê Quảng Bình. Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng việt nam, đảm đương nhiều chức trách quan trọng. – Các tác phẩm hồi kí: Những năm tháng không thể nào quên( 1970), Chiến đấu trong vòng vây( 1978), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử(1994),… 2/ Vài nét về tập hồi kí “ TKTNQ”” a)Thể loại hồi kí: +Ghi chép những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng + Tác giả: nổi tiếng +Hình thức: tự kể hoặc có người khác ghi lại và thể hiện. + Nội dung: cuộc đời mình, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những biến động xã hội rộng lớn. + nghệ thuật: tính xác thực cao. => có giá trị văn học và xã hội, lịch sử. b) Nội dung của “ NNTKTNQ”: – Hướng tới tái hiện những sự kiện trọng yếu, những biến cố có tính chất bước ngoặt trong lịch sử việt nam từ những ngày sục sôi trước cách mạng tháng tám đến những ngày gay go ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khắc hoạ hình ảnh những con người tiêu biểu của thời đại. – Nhân vật : người bình thường vô danh và những người lãnh đạo đất nước => Tái hiện lịch sử ở những nét lớn, những bức tranh toàn cảnh, có sự đánh giá, bình luận ở tầm khái quát c) Đoạn trích “ Những ngày đầu của nước việt nam mới” – Vị trí: Thuộc chương 12 do nhà văn Hữu Mai thể hiện. – Bố cục: 4 đoạn * Đoạn 1: Từ đầu -> ập vào miền bắc. Tư thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước việt nam mới. * Đoạn 2: Tiếp theo->thêm trầm trọng. Những khó khăn của đất nước-“ ngàn cân treo sợi tóc” * Đoạn 3: Tiếp theo -> ba trăm bảy mươi kí lô gam vàng. Những biện pháp của chính quyền mới và tinh thần quyết tâm vượt khó khăn của toàn Đảng toàn dân ta. * Đoạn 4 : còn lại. hình ảnh Bác Hồ – Điểm nhìn trần thuật: bối cảnh đất nước ta năm 1970- cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt | * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm – Gọi hs đọc phần tiểu dẫn và thực hiện yêu cầu sau: đôi nét về VNG, kể tên những tập hồi kí của tác giả. – giới thiệu đôi nét về thể loại hồi kí – Tóm tắt nội dung của “NNTKTNQ” – Gọi học sinh đọc đoạn trích NNĐCNVNM và phân chia bố cục nêu nội dung của từng đoạn – Theo em điểm nhìn của tác giả là bối cảnh của Đất nước ta năm nào?, tình hình Đát nước lúc đó như thế nào? | – HS đọc tiểu dẫn tóm tắt đôi nét về tác giả – Nghe GV thuyết giảng về thể loại hồi kí – Thực hành nhóm( 2 người) về nội dung của tập hồi kí NNTKTNQ – Đọc đoạn trích NNĐNVNM – Tìm hiểu bố cục(làm việc cá nhân) | – SGK, SGV, Tài liệu tham khảo . – Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Võ Nguyên Giáp |
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 10 PHÚT) | |||
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1)Cảm nghĩ của tác giả: – Năm 1945 là thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc; còn bây giờ mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền nam đều hoài công vô ích. – Năm 1945 nước việt nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả đông dương chỉ mang tên Indo – China thuộc Pháp; còn bây giờ là nước Nước Việt nam dân chủ cộng hòa => qua lối so sánh thể hiện tình cảm tự hào ngợi ca dân tộc tổ quốc 2)Hình ảnh nước Việt nam mới: a) Những khó khăn khi nước Việt nam mới ra đời: – Nhận định: “ nằm giữa bốn bể hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn” – cụ thể: * Đảng hoạt động bí mật, đảng viên công tác dưới danh nghĩa Việt minh. Chính quyền mới “ chưa được nước nào công nhận” * Kinh tế:ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài đình trệ, kho bạc chỉ còn có 1 triệu bạc rách. * Chính trị: nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả phát sinh và thực dân Pháp xâm lược => khó khăn “ càng thêm trầm trọng”, là thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng còn non trẻ b)Những quyết sách đúng đắn và sáng suốt của Đảng và chính phủ: – Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng – Giải tán chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở như HĐND, UB hành chính đến TW là quốc dân Đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án hiến pơhaps – Thi hành một số chính sách mới như : địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, tòa dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cữ đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “tuần lễ vàng” => Nội lực của Nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng. c) Hình ảnh Bác Hồ-Người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn: – Toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước : “Ở Người, …trong tình cảm” – Chủ trương xây dựng mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân. – Đề ra 3 mục tiêu quan trọng : Diệt giặc đói, diệt giặc dôt, diệt giặc ngoại xâm(dựa vào lực lượng và tinh thần của dân). – Lý tưởng và tấm lòng của Người được tác giả khái quát : + Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lý gì. + Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền ấy. => tác giả kết luận : “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của Nước, của cách mạng III/ Tổng kết : 1) Về nội dung : Những nỗ lực lớn của Đảng, các quyết sách kịp thời, thông minh và đầy hiệu quả. Lý tưởng và lòng yêu nước lớn lao của Bác. 2) Về nghệ thuật : Diểm nhìn trần thuật của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể lại mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phát họa những nét lớn, tạo án tượng sâu sắc vớ nhiều người, làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc. | Thao tác 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản: – Câu hỏi 1 : Cảm nghĩ cụ thể của tác giả về NNĐCNVNM như thế nào? Được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật gì? – Câu hỏi 2 : NVNM vừa mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn, nguy nan nào? – Câu hỏi 3 : Để đưa Đất nước vượt qua những khó khăn nguy nan ấy Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách đub\ngs đắn và sáng suốt như thế nào?(những dẫn chứng cụ thể nào là tiêu biểu) – Câu hỏi 4 : Hình ảnh Bác Hồ được tác giả ghi lại trong đoạn trích này đã giúp em hiểu thêm gì về Bác trong những ngày mới khai sinh ra Nước VNDCCH? HĐ 4 : Tổng kết củng cố : – Qua đoạn trích em nhận xét gì về vai trò của Đảng và Bác Hồ đối với cvon thuyền CM Việt Nam – Nét đặc sắc của thể hồi kí từ đoạn trích HĐ 5 : Bài tập về nhà: – Tìm đọc thêm tập hồi kí NTNKTNQ – Thử so sánh hình ảnh Bác Hồ ở Tuyên ngôn độc lập và NNĐVNM | – Thảo luận nhóm câu hỏi 1 – Trả lời theo yêu cầu – Thảo luận câu hỏi 2 – Thảo luận câu hỏi 3 – Trả lời cá nhân câu hỏi 4 – Rút ra giá trị về nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích – Rút ra ghi nhớ- Nghe hướng dẫn bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới./. | |
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT) | |||
1/Củng cố: Bài tập về nhà: – Tìm đọc thêm tập hồi kí NTNKTNQ – Thử so sánh hình ảnh Bác Hồ ở Tuyên ngôn độc lập và NNĐVNM 2/Hướng dẫn tự học: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân qua đoạn trích. |
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các bài tập sau tại lớp:
- Điền vào ô trống:
Tên tác phẩm/đoạn trích | Đề tài | Chủ đề | Giá trị nội dung | Giá trị nghệ thuật |
Người lái đò sông Đà | ||||
Ai đã đặt tên cho dòng sông | ||||
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới |
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1/ Bài tập ứng dụng: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…) ( Trích Tuỳ bút Sông Đà-Nguyễn Tuân)
- Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính là gì? Phương thức đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của đoạn trích ?
- Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên ?
- Câu văn Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân sử dụng biện pháp tu từ về từ như thế nào ? Việc phối thanh có gì đặc biệt ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ và việc phối thanh đó ?
- Phân tích ngắn gọn ý nghĩa từ láy lừ lừ được sử dụng trong đoạn văn bản trên ?
Trả lời:
- Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính. Tác dụng : tạo nên hình ảnh một sông Đà với nhiều sắc vẻ độc đáo vào hai thời điểm là mùa xuân và mùa thu, giúp cho bức tranh về dòng sông trở nên sống động và chân thật.
- Nội dung chính của đoạn văn bản trên: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà khi nhìn từ trên cao.
- Câu văn Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân :
– Biện pháp tu từ so sánh : Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình – Phối thanh : đa số là thanh Bằng ( B) Hiệu quả nghệ thuật: So sánh sông Đà với áng tóc trữ tình và phối thanh nhiều thanh bằng, Nguyễn Tuân đã gợi vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông, tràn đầy sức sống của một thiếu nữ đang độ xuân thì, vừa kiều diễm, vừa hoang dại, man sơ. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn yêu mến tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
- Ý nghĩa từ láy được sử dụng trong đoạn văn bản : Từ láy lừ lừ mang sắc thái của một con người trầm mặc, tính cách tĩnh lặng, được nhà văn miêu tả như mặt một người đang bầm đi vì rượu bữa hay giận dữ, bực bội khi thu về. Cách dùng từ như vậy khiến dòng sông không chỉ là vật thể tĩnh lặng mà còn có sắc thái cảm xúc như con người.
- Bài tập ứng dụng:
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy. Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?… (Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?…Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
- Nêu ý chính của văn bản?
- Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt như thế nào?.
Trả lời:
- Ý chính của văn bản: Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
- Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt : vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca, đồng thời phát hiện ra phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương
+ Bài tập viết đoạn văn: Viết đoạn văn ngắn trả lời câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông?… Trả lời : Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông?…có ý nghĩa : không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thông thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương. Tác giả gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân. Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông”. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Bài tập viết đoạn văn:
Từ vẻ đẹp của sông Đà, viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với dòng sông quê hương, trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay ?
- Bài tập viết văn bản:
Trong bút kí Ai đã đạt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường có đoạn: Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hưong vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 198 – 199) Theo anh (chị), những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn văn trên? Bài viết có thể triển khai các ý chính sau: – Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một tặng phẩm xứng đáng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho sông Hương, cho Huế. Bút kí được viết bằng một bút pháp tỉnh táo mà đắm say, chặt chẽ mà bay bổng. Tính trữ tình, tính triết lí, tính khoa học thống nhất với nhau, tạo nên một áng văn dễ làm mê đắm lòng người. Chỉ qua đoạn trích từ “Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi…” đến “giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, ta đã có thể cảm nhận được điều này. – Nếu cả thiên bút kí kể về toàn bộ hành trình của sông Hương từ đại ngàn về châu thổ rồi xuôi ra biển cả thì riêng đoạn văn này chỉ nói về một chặng đường mà sông Hương đã đi qua – chặng nó uốn lượn giữa miền trung du “lô xô” những “đám quần sơn”. Đây cũng là chặng đường rất đáng nhớ, chuẩn bị tiền đề cho một thay đổi lớn: sông Hương, từ “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. – Trước hết, bằng cái nhìn của một người biết rõ sự tồn tại về phương diện địa lí của đối tượng, nhà văn đã vẽ ra một “bản đồ” thật chi tiết, miêu tả đường đi của sông Hương với những đợt “chuyển dòng”, “uốn mình” liên tục theo các hướng khi nam bắc, khi tây bắc, khi đông bắc… Bằng cách đó, ông đưa lại một cái nhìn bao quát về sông Hương tại “toạ độ” trung du với các điểm xác định: ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, bãi Nguyệt Biều, Lương Quán, chùa Thiên Mụ, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo… Tất cả như muốn làm rõ “một cuộc tìm kiếm có ý thức” của sông Hương sau khi đã ròi bỏ đại ngàn. Hoá ra, sự tỉ mỉ, khoa học trong cách đánh dấu các vị trí trên bản đồ lại phục vụ rất đắc lực cho việc miêu tả tính cách hay khí chất đang định hình của sông Hương. Việc làm này tương tự việc các nhà văn khác đi tìm những chi tiết thật đắt để miêu tả hành trình số phận của nhân vật. Theo từng dòng văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã thực sự ám ảnh độc giả như một con người đích thực, với những “chuyển”, “vòng”, “uốn”, “vấp”, “vẽ”, “ôm”… đầy xúc cảm. – Kiến thức khoa học nếu sử dụng không chắc tay dễ khiến bài bút kí khô khan, nhưng trong trường hợp này, nó đã được đưa vào hết sức nghệ thuật, làm cho mạch văn mềm mại, trữ tình mà không hề dễ dãi. “Sắc nước trở nên xanh thẳm” của Hương giang đoạn qua Ngọc Trản được lí giải là do con sông đang vượt qua một vực sâu. Sự đổi sắc của nền trời “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” phía tây nam thành phố Huế được cắt nghĩa bằng lí do phản quang ánh nắng của những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo. Đọc đoạn văn, ta không chỉ được thấy mà còn được hiểu, nhờ sự giải thích khéo léo, tự nhiên nhưng rất thuyết phục của tác giả. – Trong lí luận hội hoạ cổ phương Đông, khi khái quát về cách diễn tả xa gần, người ta thường dùng các thuật ngữ: bình viễn, thâm viễn, cao viễn, về bức tranh mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ ra trước độc giả trong đoạn văn này, ta hoàn toàn có thể nói nhà văn đã rất thành thục trong việc làm nổi bật các khía cạnh cao, sâu, xa ấy của cảnh. Từ chữ nghĩa trên mặt giấy, một hình tượng hiện lên sống động, đầy cảm giác. – Trong đoạn trích, câu văn rất dài sau đây có ý vị thật đặc biệt, đã dồn nén được nhiều ấn tượng: “Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Hàng loạt ấn tượng về “đám quần sơn”, về “những lăng tẩm đồ sộ”, “những rừng thông u tịch” quyện vào nhau. Từ ngữ chỉ đặc điểm của đối tượng này cũng đồng thời ám gợi đặc điểm của đối tượng khác, tạo nên một vùng cảm giác phức hợp soi chiếu vào nhau. Đây là một kiểu biểu đạt rất thơ: trùng điệp, luyến láy và biến hoá; vừa tô đậm, xoáy sâu, vừa tạo ra những vùng nhoè, mờ, mở rộng không gian và khả năng liên tưởng cho người đọc. – Câu cuối của đoạn văn vô cùng gợi cảm: “Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”. Câu văn gợi nhớ những kiểu kết thúc các khổ thơ, đoạn thơ trong một bài thơ: xoa dịu tâm trí vốn chật căng những ấn tượng, tạo phút giây chùng lắng để người đọc chuẩn bị tâm thế tiếp nhận một đợt sóng mới của cảm xúc.
- Bài tập viết văn bản:
Phân tích hình tượng ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục – 2009) A/ Lập dàn ý : I/ Mở bài : Giới thiệu Nguyễn Tuân, bài tuỳ bút, nêu vấn đề theo đề bài II/ Thân bài : 1/ Khái quát về bài tuỳ bút : Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt nội dung bài tuỳ bút 2/ Phân tích hình tượng ông đò: a/ Ông lái đò có những ngoại hình và tố chất khá đặc biệt: tay “lêu nghêu”, chân “khuỳnh khuỳnh”, “giọng ào ào như tiếng nước trên mặt ghềnh”, “nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó”… Đặc điểm ngoại hình và những tố chất này đợc tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động trên sông nước. b/ Ông lái đò là người tài trí, dũng cảm trong chuyến vượt thác đầy nguy hiểm c/ Ông lái đò là người tài hoa nghệ sĩ Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày. Ông lái đò chính là một người anh hùng như thế.
- Những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật ông lái đò của Nguyễn Tuân:
– Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sỹ của ông lái đò. Đây là cách viết phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, phù hợp với cái nhìn rộng mở của ông về phẩm chất tài hoa, nghệ sỹ. – Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình. Nhà văn phải huy động tới vốn hiểu biết khá uyên bác của mình về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quân sự và võ thuật… – Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng. Tác phẩm có rất nhiều từ dùng mới mẻ cùng lối nhân hoá độc đáo và ví von bất ngờ mà vô cùng chính xác . III/ Kết bài : Tóm lược về hình tượng, ý nghĩa của hình tượng, mở rộng : liên hệ thực tế. – Cảm nghĩ về tác giả. (Tài liệu sưu tầm ) Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá Giáo án ngữ văn 10 Giáo án ngữ văn 11 Giáo án ngữ văn 12 Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Người lái đò sông Đà Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Ai đã đặt tên cho dòng sông
Từ khóa » Các Tác Phẩm Kí Lớp 12
-
Tổng Hợp đầy đủ Kiến Thức Văn Bản Truyện Kí Ngữ Văn 12
-
Giảng Dạy Tác Phẩm Ký Trong Ngữ Văn 12 - Giáo Án
-
Các Tác Phẩm Văn Học Trọng Tâm Lớp 12 (Phần 1) - .vn
-
Ngữ Văn Lớp 12: Kinh Nghiệm Dạy Thể Loại Ký | Diễn đàn BigSchool
-
[PDF] THỂ KÍ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
-
Tổng Hợp Kiến Thức Ngữ Văn Lớp 12 - Hệ Thống Kiến Thức Văn 12
-
Dạy Học Tác Phẩm Ký Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 12, Trung Học ...
-
Dạy Học Tác Phẩm Ký Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 12 ... - 123doc
-
Các Tác Phẩm Trọng Tâm Trong Chương Trình Ngữ Văn 12 Kì 2 - Tech12h
-
Tác Giả - Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 12 Hay Nhất - Haylamdo
-
Bảng Thống Kê Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 12
-
Tóm Tắt Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 12
-
Tác Giả, Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 12 | Nội Dung Tác Phẩm, Dàn ý Phân ...
-
Kiến Thức Cơ Bản Các Thể Loại Văn Học Lớp 12