Kiến Thức Cơ Bản Các Thể Loại Văn Học Lớp 12

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài Các thể loại văn học lớp 12 được tổng hợp bởi Đọc Tài Liệu.

Hệ thống các thể loại văn học lớp 12 đầy đủ nhất

I. Một số thể loại văn học

Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ).

1. Loại

Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: tự sự, trữ tình, trào phúng

2. Thể

- Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại. - Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo… - Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận (chính trị xã hội, văn hóa)

3. Kiến thức về các thể loại văn học

Thể văn có thể có nhiều loại khác nhau, theo nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ. Nhưng phần này sẽ tập trung nói về những thể văn thường xuyên xuất hiện trong các đề thi, thuộc các phong cách chức năng: sinh hoat, chính luận, báo chí, nghệ thuật. Còn các thể thuộc phong cách chức năng khoa học và hành chính - công vụ, các em có thể xem lại cụ thể trong phần nội dung Phong cách chức năng ngôn ngữ đã được Đọc tài liệu tổng hợp trước đó.

a. Thể loại tự sự

* Thần thoại

Thần thoại là truyện kể tưởng tượng về các vị thần, cong người hoặc loài vật nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật đều có linh hồn.

* Truyền thuyết

Truyền thuyết là truyện kể về các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nhằm thể thiện thái độ của nhân dân về nhân vật, sự kiện đó. Truyền thuyết thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo nhằm giải thích hiện tượng, sự kiện lịch sử.

* Truyện cổ tích

Truyện cổ tích là truyện kể về các nhân vật quen thuộc: nhân vật mồ côi, bất hanh, người thông minh, dũng si, các con vật.... nhằm thể hiện triết lí nhân sinh: ở hiền gặp lành, ước mơ về sự công bằng, cái thiện luôn thắng cái ác. Truyện cổ tích thường có yếu tố kì ảo nhằm tạo ra tính hấp dẫn, giải quyết được các tình huống bất công, thể hiện mong muốn công bằng trong cuộc sống.

* Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là truyện kể về nhân vật là loài vật, đồ vật hoặc con người. Từ đó phê phán thói hư tât xấu, gửi gắm những bài học luân lí, lời giáo huấn sâu sắc. Thể loại truyện này thường sử dụng lối nói cường điều và hàm ẩn.

*  Truyện cười

Truyện cưới là truyện kể về các nhân vật là loài vật hoặc con người, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phên phán các thói hư tật xấu, đả kích cái xấu xa độc ác hoặc ca ngợi trí tuệ của con người.

* Sử thi

Sử thi là tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là người anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.

* Truyện ngắn

Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi tự sứ có hình thức ngắn gọn, chủ yếu nhằm khắc họa một hiện tượng hoặc một khía cạnh của hiện thực đời sống, thường chỉ xoay quanh một, một vài nhân vật chính. Truyện ngắn có dung lượng ngắn, nên ít khi chia thành các mục. Nhân vật trong truyện thường chỉ khắc họa một phần, một mảnh của cuộc đời. Trong truyện cũng thường chỉ có một tình huống gây chú ý để từ đó nhân vật bộc lộ tính cách, tình cảm.

* Tiểu thuyết

Tiểu thuyết là tác phẩm tái hiện cuộc sống một cách phức tạp, đầy đủ, có thể phân chia nhân vật theo các tuyến hoặc theo sự kiện có quan hệ phức tạp hơn. Tiểu thuyết thường có dung lượng dài, có thể chia bố cục thành các chương, hồi, mục... Nhân vật có thể sẽ được  khắc họa trọn vẹn cả cuộc đời, có nhiều tình huống, sự kiện để tạo những cung bậc thăng trầm hơn cho cốt truyện.

b. Thể loại chính luận

* Hịch

Hịch là một thể văn cổ mà các tướng lĩnh dùng để kêu gọi quân lính, nhân dân hăng hái tham gia vào các phong trào đánh giặc, tiêu diệt kẻ thù hoặc tham gia vào một mục tiêu chung nào đó.

* Cáo

Cáo là thể văn cổ để nhà vua dùng ban bố hoặc thông báo rộng khắp cho toàn thể nhân dân một chủ trương hoặc một kết quả của sự việc.

* Chiếu

Chiếu (chiếu chỉ) là thể văn cổ nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thái tử hoặc nhân dân.

* Biểu

Biểu là thể văn cổ, bề tôi dùng để dâng lên nhà vua, trong đó bày tỏ về một vấn đề nào đó với lời lẽ cung kính.

* Phú

Phú là thể văn cổ miêu tả phong cách, kể về sự việc, bàn chuyện đời, phô diễn tâm tình của tác giả.

* Thư

Thư là một thể loại văn nghị luận có từ lâu đời, viết cho một người nhận hoặc đối tượng xác định nào đó, cung cấp thông tin cho người nhận, trình bày tư tưởng, tình cảm, cách đánh giá cá nhân về vấn đề.

* Bài phên bình

Bài phên bình là thể văn bàn bạc, nhận định ,đánh giá về một tình hình, một vấn đề chính trị, xa hội hoặc tác phẩm văn chương, nghệ thuật.

* Bài xã luận

Bài xã luận là bài báo quan trọng nhất thông tin về lập trường, quan điểm, chủ đề chính, định hướng mang tính tổng quan cho cả một tờ báo, số báo.

* Báo cáo

Báo cáo là thể văn nghị luận nhằm tổng kết, đánh giá về kết quả của một quá trịnh hoặc một hoạt động nào đó.

c.

* Bút kí

Bút kí là ghi chép về con người và sự iện có thật theo trình tự nhất địn nhằm mục đích thể hiện một tư tưởng. Bút kí hạn chế đưa ra các chi tiết hư cấu, đề cao tình chân thực. Để viết được một bài bút kí hấp dẫn, cần dựa vào tài năng, trình độ quan sát và diễn đạt lại của các nhà văn.

* Kí sự

Kí sự là ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện có thật một cách tương đối hoàn chính và có phần ít yếu tố chủ quan của người viết.

* Tùy bút

Tùy bút ghi chép con người và sự kiện cụ thể có thực nhưng chú trọng tới việc bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức của tác giả. Vì vậy tùy bút thường mang đậm yếu tố trữ tình và đánh giá chủ quan của người viết.

* Phóng sự

Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc, nhằm làm sáng tỏ trước công luận những vấn đề liên quan tới nhiều người. Phóng sự thường mang tính thời sự cao, chú trọng tới thông tin và tính cập nhật.

* Nhật kí

Nhật kí là thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, ghi chép theo thứ tự ngày tháng những sự việc hàng ngày mà tác giả là người trực tiếp tham gia, chứng kiến. Nhật kí được coi là thể loại độc thoại.

* Hồi kí

Hồi kí là kể lại những sự kiện, biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham gia hoặc chứng kiến. Hồi kí mang tính chủ quan và có phần phiếm diện.

d. Kịch

* Chính kịch

Chính kịch là thể loại kịch tái hiện cuộc sống riêng của các nhân vật là người được đặt trong các mối quan hệ xã hội, có chứa đựng những mâu thuẫn.

* Bi kịch

Bi kịch là thể loại kịch khắc họa nhân vật thường là anh hùng, có hình tượng cao cả, tân tiến, đấu tranh nhưng thường nhận được các kết cục bi thảm.

* Hài kịch

Hài kịch là thể loại kịch mà nhân vật có tính cách hài hước hoặc được đặt vào các tình huống gây cười, có sự mâu thuẫn về bề ngoài và bản chất, dùng để phê phán cái xấu, cái lỗi thời trái với đạo đức.

II. Các thể loại văn học lớp 12

1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

- Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất.

– Tuyên ngôn Độc lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

– Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng phát xít. Ở Việt Nam nhân cơ hội Nhật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe doạ bởi dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch.

– Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu gọi khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.

2. Kim Lân và  Vợ nhặt

– Kim Lân (1920 – 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn.

– Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)…

Truyện ngắn Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

Nội dung

– Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

– Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

Tác phẩm xây dựng được tình huống truyện độc đáo : Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. 3. Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ

– Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước.

– Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính : Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc

Nội dung

Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

4. Nguyễn Trung Thành và  Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy.

– Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.

– Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

– Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng cây xà nu.

– Qua câu chuyện bi thương của của nhân vật Tnú và cuộc nổ dậy của dân làng Xô Man, nhà văn khẳng định : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranyh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.

5. Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình (trích)

Nguyễn Thi:

Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ. Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

Nội dung

– Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình phản ánh hiện thực đau thương nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước.

– Tình huống truyện : Việt – một chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn ; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

6.  Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa

– Nguyễn Minh Châu ( 1930– 1989), trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.,ông là  1 trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt nam thời kì đổi mới.

– Chiếc thuyền ngoài xa thuộc thể loại tác phẩm văn học Truyện ngắn, được viết 8/1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được sáu năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra.

– Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

Nội dung

– Qua suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; ta thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

– Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

7. Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân : ( 1910-1987).

– Nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có vị trí và đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại, đưa thể tùy bút, bút ký đạt đến trình độ nghệ thuật cao làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, đem đến cho nền văn học hiện đại một phong cách văn học tài hoa, độc đáo.

Người lái đò sông Đà là tác phẩm thuộc thể loại Tùy bút. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.

Nội dung

– Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

8.  Kịch: Hồn Trương Ba da Hàng thịt- Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của LQV sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một LQV với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm chính : Thơ : Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu Kịch : Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta,…

– Đây là tác phẩm thuộc thể loại kịch của Lưu Quang Vũ, một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.

********

Trên đây là hệ thống Các thể loại văn học lớp 12, bao gồm những kiến thức cơ bản về một số thể loại văn học trọng tâm và đối chiếu trong văn bản lớp 12. Cùng với đó là những thể thơ được Đọc Tài Liệu đã sưu tầm trong bài: Khái quát các thể loại văn học - Thể thơ. Hy vọng những tài liệu ngữ văn lớp 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Kiến thức cơ bản các thể loại văn học lớp 12

Từ khóa » Các Tác Phẩm Kí Lớp 12