Giáo án Ngữ Văn 7 Bài: Ôn Tập Văn Nghị Luận Theo CV 5512

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Giáo Án - Bài Giảng Giáo án lớp 7 Giáo án Ngữ văn lớp 7 Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ôn tập văn nghị luận theo CV 5512Giáo án điện tử môn Ngữ văn 7Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 77: Ôn tập văn nghị luận được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 75

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 76

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 78

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.

- Trình bày, lập luận có lí, có tình.

3. Phẩm chất: Chăm học, vận dụng vào thực tế bài làm tập làm văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về nội dung bài học.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của Hs trước lớp

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá Học sinh

- Giáo viên đánh giá học sinh.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Những văn bản nghị luận em đã học có điểm gì giống và khác nhau?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Giáo viên gợi ý cho học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

+ Giống: Sử dụng phép lập luận chứng minh

+ Khác: Đề tài, nội dung, cách lập luận

*Báo cáo kết quả

Gọi Hs trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV giới thiệu vào bài học: Để so sánh các văn bản nghị luận chúng ta cùng đi ôn tập lại các văn bản đó.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

HĐ1: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7 (câu 1, 2):

Mục tiêu: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

Phương thức thực hiện: Phương pháp dự án

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của nhóm học sinh trên giấy khổ lớn

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá Học sinh

- Giáo viên đánh giá học sinh.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học theo bảng hệ thống sgk?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện hoạt động nhóm ở nhà hoàn thiện sản phẩm

- Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm, nhắc nhở học sinh hoàn thiện sản phẩm trước tiết học

- Dự kiến sản phẩm: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản

*Báo cáo kết quả

Gọi 2 nhóm Hs trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, đưa sản phẩm hoàn chỉnh:

Stt

Tên bài

Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm

Phương pháp lập luận

Nghệ thuật

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Chứng minh

Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, hình ảnh so sánh đặc sắc.

2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng Thai Mai

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Chứng minh (kết hợp giải thích).

Bố cục mạch lạc, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận)

Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, lời văn giản dị, giàu cảm xúc.

4

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.

Giải thích (kết hợp bình luận)

Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh.

Các yếu tố cơ bản của thể loại:

Thể loại

Yếu tố

Truyện

Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện

Nhân vật, nhân vật kể chuyện

Thơ tự sự

Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện, vần, nhịp

Thơ trữ tình

Vần, nhịp

Tùy bút

(Nhân vật), nhân vật kể chuyện

Nghị luận

Luận đề, luận điểm, luận cứ

Những yếu tố nêu trong câu hỏi này chỉ là 1 phần trong những yếu tố đặc trưng của mỗi thể loại. Mặt khác, trong thực tế, mỗi văn bản có thể không chứa đựng đầy đủ các yếu tố chung của thể loại. Các thể loại cũng có sự thâm nhập lẫn nhau, thậm chí có những thể loại ranh giới giữa 2 thể loại. Sự phân biệt các loại hình tự sự, trữ tình, nghị luận cũng không thể là tuyệt đối. Trong các thể tự sự cũng không hiếm các yếu tố trữ tình và cả nghị luận nữa. Ngược lại, trong văn nghị luận cũng thường thấy có sử dụng phương thức biểu cảm và có khi cả miêu tả, kể chuyện. Xác định 1 văn bản thuộc loại hình nào là dựa vào phương thức được sử dụng trong đó.

HĐ2: So sánh, nhận xét các thể loại văn bản

Mục tiêu:Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của cặp học sinh trước lớp

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá học sinh

- Giáo viên đánh giá học sinh.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi:

(a) Phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình?

(b)Tại sao tụcngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện hoạt động cặp đôi trao đổi thống nhất nội dung, trình bày trên giấy nháp

- Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm, nhắc nhở, gợi ý để học sinh hoàn thiện yêu cầu

- Dự kiến sản phẩm: Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

*Báo cáo kết quả

Gọi một số cặp Hs trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, đưa sản phẩm hoàn chỉnh

3. So sánh, nhận xét các thể loại văn bản:

a. Phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình:

- Các thể loại tự sự như truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.

- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tùy bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần. Các thể tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng NT với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hiện tượng thiên nhiên, đồ vật,...

- Khác với các thể loại tự sự, trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc, nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ, xác đáng.

b. Tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt.

- Tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt. Là văn bản nghị luận vì nó là một luận đề đã được chứng minh (khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của dân gian về tự nhiên, xã hội, con người.)

Ví dụ: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, đã hàm chứa :

- luận đề: hậu quả của nói dối.

- luận đề trên bao gồm hai luận điểm chính:

+ Đường đi hay tối;

+ Nói dối hay cùng.

Cấu trúc câu C1, V1; C2, V2, đã bao chứa sự lập luận, tranh biện giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động, hoạt động, việc làm, thực tiễn và lời nói, ngôn ngữ, ứng xử.

* Ghi nhớ (sgk)

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh

- Gv đánh giá học sinh

Tiến trình hoạt động

Gv nêu nhiệm vụ:

Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là chính xác

1. Một bài thơ trữ tình

Không có cốt truyện và nhân vật (X)

Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật

Chỉ biểu hiện trực tiếp của nhân vật, tác giả

Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc.(X)

2. Trong văn bản nghị luận

Không có cốt truyện và nhân vật (X)

Không có yếu tố miêu tả, tự sự

Có thể biểu hiện tình cảm, cảm xúc (X)

Không sử dụng phương thức biểu cảm

*Báo cáo kết quả

Gọi một số cặp Hs trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Xác định hệ thống luận điểm, tìm các dẫn chứng, lập dàn ý dựa trên một đề bài văn nghị luận, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

- Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ vị để....”

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh
  • Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu bài mới

Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của các bài văn nghị luận đã học

1. Em hãy điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây:

STT

Tên bài

Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm chính

Phương pháp lập luận

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của dân tộc VN

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta

Chứng minh

2

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Đặng Thai Mai

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

Chứng minh (kết hợp giải thích)

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bác giản dị trong mọi phương diện:bữa cơm (ăn) cái nhà (ở) lối sống, nói viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn, về đời sống tinh thần của Bác.

Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận)

4

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người

Nguồn gốc của văn chương là tình thương người, muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng làm giàu cho tình cảm con người

Giải thích kết hợp với bình luận

Học sinh trình bày chuẩn bị của mình cho câu 2 (SGK trang 67) GV bổ sung

2. Những nét đặc sắc của mỗi bài văn nghị luận.

_ Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh đặc sắc.

_ Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện.Kết hợp chứng minh giải thích bình luận, lời văn giản dị và giàu cảm xúc.

_ Bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh. Luận cứ xác đáng, toàn diện , chặt chẽ.

_ Bài “Ý nghĩa văn chương” trình bày vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị, sáng sủa. Kết hợp cảm xúc văn giàu hình ảnh

Em hãy phân biệt các loại hình tự sự, trữ tình, nghị luận.

3. a. Các yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận

_ Truyện: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện

_ Kí: Nhân vật, nhân vật kể chuyện

_ Thơ tự sự: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện, vần nhịp.

_ Thơ trữ tình: vần nhịp (nhân vật)

_ Nghị luận: luận điểm, luận cứ.

b. Đặc trưng của văn nghị luận.

+ Các thể loại tự sự như truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng con người câu chuyện.

+ Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tùy bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu đạt hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

+ Văn nghị luận chủ yếu dùng phương pháp lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ xác đáng.

Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là văn bản nghị luận không?Vì sao?

Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ôn tập văn nghị luận theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết 1 675 Bài viết đã được lưu Bài trướcMục lụcBài sau
  • Chia sẻ bởi: Nguyễn Nam Hoài
  • Nhóm: Sưu tầm
  • Ngày: 12/10/2021
Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: giáo án môn ngữ văn lớp 7 giáo án môn ngữ văn 7 soạn sẵn bài giảng ngữ vănSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để Gửi Tải xuống

Tham khảo thêm

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ôn tập phần văn theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Văn bản đề nghị theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức (Cả năm)

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Liệt kê theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều (Cả năm)

🖼️

Gợi ý cho bạn

  • Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1

  • Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online

  • Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?

  • Tổng hợp từ vựng tiếng Anh lớp 9 chương trình mới

Xem thêm
  • Giáo Án - Bài Giảng Giáo Án - Bài Giảng

  • Giáo án lớp 7 Giáo án lớp 7

  • Giáo án Ngữ văn lớp 7 Giáo án Ngữ văn lớp 7

  • Giáo án Toán lớp 7 Giáo án Toán lớp 7

  • Giáo án Tiếng anh lớp 7 Giáo án Tiếng anh lớp 7

  • Giáo án Vật lý lớp 7 Giáo án Vật lý lớp 7

  • Giáo án Sinh học lớp 7 Giáo án Sinh học lớp 7

  • Giáo án Lịch sử lớp 7 Giáo án Lịch sử lớp 7

  • Giáo án Địa lý lớp 7 Giáo án Địa lý lớp 7

  • Giáo án Công nghệ lớp 7 Giáo án Công nghệ lớp 7

  • Giáo án tin học 7 Giáo án tin học 7

  • Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7

  • Bài giảng Trực tuyến lớp 7 Bài giảng Trực tuyến lớp 7

🖼️

Giáo án Ngữ văn lớp 7

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Văn bản đề nghị theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều (Cả năm)

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ôn tập phần văn theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

  • Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy theo CV 5512

  • Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức (Cả năm)

Xem thêm

Từ khóa » Giáo án Bài ôn Tập Văn Nghị Luận