Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 11 Bài: Ôn Tập Văn Nghị Luận Xã Hội (P1, P2)

BUỔI : ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( P1,P2)
  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Nắm được những kiến thức về các vấn đề xã hội, đời sống, tư tưởng đạo lí; biết được các vấn đề xã hội hoặc tư tưởng đạo lí đang được xã hội quan tâm.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực riêng biệt

Năng lực phân tích các hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí; biết cách làm bài nghị luận về 2 vấn đề nói trên (viết đoạn văn và bài văn nghị luận về hai vấn đề trên)

3.Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Tài liệu tham khảo

- Cho HS tìm hiểu những tư tưởng đạo lí truyền thống ; các vđ xã hội hiện nay đang quan tâm từ đó biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận xh.

  1. Học sinh:

- Sgk, vở soạn, vở ghi.

- Các tài liệu tham khảo khác

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  3. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  4. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  5. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  6. Tổ chức thực hiện:

Dẫn dắt vào bài : Trong chương trình làm văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, nghị luận văn học và xã hội không thể tách rời. Đây là hai dạng bài quan trọng giúp các em rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học và biết nhìn nhận và có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống, các vấn đề xã hội, những truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. Bài học hôm nay, cô và các em sẽ ôn tập dạng đề bài nghị luận xã hội.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu các dạng bài về một tư tưởng đạo lí

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững các dạng bài về một tư tưởng đạo lí
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV lấy ví dụ về một tư tưởng đạo lí và cách làm bài về một tư tưởng đạo lí

- GV cung cấp dàn bài về một tư tưởng đạo lí

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, lấy ví dụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1, Dạng bài về một tư tưởng đạo lí

*Tư tưởng đạo lí : các vđ về nhận thức, lí tưởng mục đích sống; các vđ về tâm hồn tính cách : lòng yêu nước nhân ái vị tha, bao dung độ lượng, tính trung thực chăm chỉ cần cù, thái độ hòa nhã khiêm tốn,thói ích kỉ ba hoa vụ lợi; về các quan hệ gia đình : tình mẫu tử anh em; về các quan hệ xã hội : tình đồng bào, bạn bè, cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.

* Cách làm bài về một tư tưởng đạo lí:

Mở bài

+ Giới thiệu ngắn gọn tư tưởng đạo lí cần nghị luận

+ Dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn

Thân bài:

- Giải thích tư tưởng đạo lí

- Phân tích chứng minh tính đúng sai của vđ (dẫn chứng, lí lẽ)

- Bình luận mở rộng : bác bỏ phê phán những sai lệch nếu có.

Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của vđ hoặc đánh giá lại vđ

- Rút ra bài học về tư tưởng tình cảm hành động.

Hoạt động 2: Bài tập áp dụng ( P1)

  1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức thực tế trong đời sống và cách lập dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí để hoàn thiện bài viết
  2. Nội dung: Viết về một thói hư tật xấu mà anh chị cần phải phê phán
  3. Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV viết đề lên bảng:

Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tự lập dàn ý, ghi ý chính vào vở

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS còn lại nghe và bổ sung ý kiến

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, phân tích và bổ sung thêm

III. Tự lập dàn ý

Đề 1: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

1/ Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: “sống đẹp”

– Trích dẫn câu hỏi của Tố Hữu “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.

2/ Thân bài:

– Giải thích khái niệm “sống đẹp”

– Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học

– Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống

– Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

3/ Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu hỏi nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì?. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Hoạt động 3: Bài tập áp dụng (P2)

  1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức thực tế trong đời sống và cách lập dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí để hoàn thiện bài viết
  2. Nội dung: Viết về một thói hư tật xấu mà anh chị cần phải phê phán
  3. Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV viết đề lên bảng:

"Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công" hãy làm sáng tỏ câu nói trên của Ngô Bảo Châu

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tự lập dàn ý, ghi ý chính vào vở

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS còn lại nghe và bổ sung ý kiến

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, phân tích và bổ sung thêm

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thất bại: cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công.

Câu nói của giáo sư khuyên nhủ con người hãy giữ vững tinh thần, đứng lên sau mỗi thất bại, cố gắng trên con đường mình đã chọn rồi chúng ta sẽ có được thành công.

b. Phân tích

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, cũng như không phải ta cứ cố gắng thì sẽ đạt được thành quả như mong muốn.

Thất bại là điều sẽ luôn xảy ra với mọi người, thất bại chỉ nói lên rằng mình chưa đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc chứ không có nghĩa là bản thân chúng ta yếu kém, không có khả năng.

Ông cha ta thường nói: thất bại là mẹ thành công, có thất bại mới rút ra được bài học, hoàn thiện bản thân và cẩn thận hơn rồi từng bước tiến đến thành công, chính vì thế, mỗi người hãy đối diện với thất bại một cách vững tâm nhất.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người gặp thất bại nhưng cố gắng vươn lên và có được thành công để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Liên hệ bản thân

Mỗi người học sinh cần có ý thức rèn luyện bản thân mình, không nên nản chí sau mỗi lần thất bại, hãy tự rút ra bài học cho mình, phấn đấu vươn lên và hướng về phía trước, hướng đến những điều tích cực, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công và rút ra bài học cho bản thân.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP 1

Viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, gợi ý đáp án:

  1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bạn vĩnh viễn.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

  1. Thân bài
  2. Giải thích

Câu nói khuyên nhủ con người hãy luôn giữ lấy lòng kiên trì, sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

  1. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, lòng kiên trì chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.

Người có lòng kiên trì luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.

  1. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

  1. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

  1. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bạn vĩnh viễn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

PHIẾU BÀI TẬP 2

Viết đoạn văn 200 chữ Nghị luận xã hội về câu nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

.................................................................................................................................

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

  1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

  1. Thân bài
  2. Giải thích

Sự cảm thông: chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

  1. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

  1. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, cảm thông, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

  1. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

  1. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Từ khóa » Giáo án Bài ôn Tập Văn Nghị Luận