Giáo án Ngữ Văn 7 Tiết 101: Ôn Tập Văn Nghị Luận

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 7, Giáo Án Lớp 7, Bài Giảng Điện Tử Lớp 7

Trang ChủNgữ Văn Lớp 7 Giáo án Ngữ văn 7 tiết 101: Ôn tập văn nghị luận Giáo án Ngữ văn 7 tiết 101: Ôn tập văn nghị luận

Tiết 101: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 KT:- Hệ thống các bài văn nghị luận đã học., nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số kiến thức liên quan đến đọc- hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

- Sự khác nhau cơ bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản , tự sự, trữ tình.

 KN:- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh,đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội .

 -Nhận diện và phân tích cácluận điểm và phương pháp lập luận trong các văn bản nghị luận đã học.

 - Trình bày, lập luận có lí, có tình.

 TĐ: Tiếp tục bồi dưỡng cho HS những tình cảm tốt đẹp qua văn bản nghị luận đã học.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 9351Lượt tải 5 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 101: Ôn tập văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNS: 5.3.2011 Tiết 101: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN ND: 9.3.2011 I. Mục tiêu: Giúp HS: KT:- Hệ thống các bài văn nghị luận đã học., nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. Một số kiến thức liên quan đến đọc- hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Sự khác nhau cơ bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản , tự sự, trữ tình. KN:- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh,đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội . -Nhận diện và phân tích cácluận điểm và phương pháp lập luận trong các văn bản nghị luận đã học. - Trình bày, lập luận có lí, có tình. TĐ: Tiếp tục bồi dưỡng cho HS những tình cảm tốt đẹp qua văn bản nghị luận đã học. II. Chuẩn bị: GV: Soạn bài, bảng phụ HS: Lập bảng theo mẫu hướng dẫn, điềm đủ các nội dung theo yêu cầu III. Kiểm tra bài cũ: HS kiểm tra chéo - báo cáo. GV kiểm tra, nhận xét, nhắc nhở thêm Bài cũ: Xen kẽ trong quá trình ôn tập IV. Tiến trình dạy học: Nội dung I. Hệ thống các văn bản nghị luận đã học: ( Bảng ở sau) * Tục ngữ cũng là một văn bản nghị luận dân gian đặc biệt. II.a,. Hệ thống các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình, nghị luận: ( Bảng ở sau) b. Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình: III/ Ghi nhớ: (SGK/67) Hoạt động của GV Để giúp các em củng cố, khắc sâu được những nội dung và đặc điểm nghệ thuật nổi bật của các văn bản nghị luận đã học. Đồng thời củng cố những hiểu biết cơ bản về đặc trưng của văn nghị luận qua đó so sánh văn nghị luận với các thể văn tự sự, trữ tình Tiết học hôm nay ta sẽ tiến hành ôn tập HĐ1:Tóm tắt về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các vb nghị luận đã học: - Kẻ bảng theo mẫu ?Thời gian qua các em đã được học những văn bản nghị luận nào? -Hãy điền tên văn bản, tên tác giả của từng văn bản vào cột 1. -Tương tự dựa vào sự chuẩn bị trước,HS điền 2,3,4 Gợi ý: Đề tài nghị luận ở mỗi văn bản là gì? -Nêu luận điểm chính của mỗi văn bản. -Phương pháp lập luận ở mỗi bài là gi? GV ghi nhận kết quả,hỏi lại(Dựa vào đâu mà em ghi nhận phương pháp lập luận của mỗi bài như vậy? -Hãy tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học -Thu nhận kết quả,cho HS nhận xét. Khái quát KT đúng *Liên hệ giáo dục:Văn NL là văn được viết ra nhằmVậy theo em, các văn bản NL vừa học đã bồi dưỡng cho em những tình cảm gì?(Gợi ở từng bài) ? Theo em, tục ngữ có phảilà văn bản nghị luận không? Giải thích? HĐ2: Củng cố hiểu biết về đặc trưng nghị luận qua sự đối sánh với loại hình tự sự và trữ tình: a, Căn cứ vào hiểu biết của mình,em hãy chọn trong cột(phải)những yếu tố,có trong mỗi thể loại ở cột(trái) điền bảng cho phù hợp. -Ghi nhận kết quả đúng b, Dựa vào sự hiểu biết trên,em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình -Ghi nhận kết quả đúng Lưu ý: Sự phân biệt các thể loại là dựa vào những yếu tố chủ yếu,nổi bật còn trong thực tế,thường xuyên có sự thâm nhập đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố đó trong một văn bản. Không có 1 vb nào thuần 1 thể loại. Trong 1 tác phẩm tự sự cũng có các yếu tố trữ tình và nghị luận.(ngược lại) *Tích hợp việc đưa yếu tố BD,TS,MT vào văn bản NL sẽ học ở lớp 8. HĐ3: Tổng kết rút ra KT ghi nhớ -Qua việc hệ thống những nội dung Em rút ra được những kết luận gì về văn nghị luận? Em học tập được gì về cách viết văn NL của các tác giả? Hoạt động của HS HĐ1 Lên bảng điền Nhận xét Tương tự điền tiếp cột 2, 3, 4 Nhận xét, sửa chữa Trình bày Thảo luận nhóm dựa vào bài soạn ghi kết quả lên giấy trong Nhận xét, bổ sung Trả lời theo suy nghĩ cá nhân HĐ2 Đọc (3) SGK/67 Xác định yêu cầu Thảo luận nhóm, trinh bày Nhận xét, bổ sung Thực hiện thảo luận nhóm Trình bày Nhận xét Thực hiện, giải thích HĐ3: Đọc ghi nhớ SGK/67 Trả lời V. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Nắm được các nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học. - Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận với trữ tình, tự sự. 2. Bài sắp học: Dùng cụm C - V để mở rộng câu - Đọc kĩ từng mục, xác định yêu cầu. - Tìm hiểu thế nào là cụm C - V để mở rộng câu? - Các trường hợp dùng cum C - V để mở rộng câu *Bổ sung: I.Hệ thống các VB nghị luận đã học ở lớp 7: Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm PP lập luận Nghệ thuật đặc sắc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Chứng minh Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Chứng minh (kết hợp giải thích) Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ. Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ. Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm, cái nhà, lối sống, cách nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận) Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận; lời văn giản dị, giàu cảm xúc. Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người. Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người , thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người. Giải thích (kết hợp bình luận) Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc; văn giàu hình ảnh. II.Hệ thống các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình, nghị luận: Thể loại Yếu tố Ví dụ 1.Truyện 2.Kí 3.Thơ tự sự 4.Thơ trữ tình 5.Tuỳ bút 6.Nghị luận - Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện - Nhân vật, nhân vật kể chuyện - Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện, vần, nhịp - Vần, nhịp - Vần, nhịp - Luận điểm, luận cứ - Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) - Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) - Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) - Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) - Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) III.Ghi nhớ SGK/ 67 I. Hệ thống các văn bản nghị luận đã học Tên bài Đề tài nghi luận Luận điểm chính PP lập luận Đặc sắc nghệ thuật 1- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Tinh thần yêu nước của dân tộc VN Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý bấu của ta Chứng minh Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí theo thời gian - H/ảnh so sánh đặc sắc 2- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đặng Thai Mai) Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Tiếng Việt có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp,1 thứ tiếng hay Chứng minh kết hợp giải thích -Bố cục mạch lạc kết hợp giải thích với chứng minh; luận cứ xác đáng,toàn diện,chặt chẽ 3- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) Đức tính giản dị của Bác Hồ Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa ăn, nhà ở, lối sống,cách nói,viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận Dẫn chứng cụ thể,xác thực,toàn diện kết hợp giải thích với chứng minhvà bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc 4- Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người -Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm,là lòng vị tha. Văn chương hình dung và sáng tạo ra 1 sự sống,nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm của con người Giải thích kết hợp với bình luận lối văn giàu cảm xúc,giàu hình ảnh,trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, dễ hiểu. II. A/Hệ thống các yếu tố trong các văn bản tự sự,trữ tình và nghị luận Thể loại - Truyện - Kí - Thơ tự sự - Thơ trữ tình - Tuỳ bút - Nghị luận Yếu tố -Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện - Nhân vật,nhân vật kể chuyện -Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện - Vần, nhịp - Đậm chất trữ tình, thường có ytố nghị luận -Luận điểm,luận cứ Ví dụ - Bức tranh của em gái tôi - DMPLKí (Tô Hoài) - Đêm nay Bác không ngủ - Bài ca Côn Sơn - Mùa xuân của tôi, SG tôi yêu - Đức tính giản dị của Bác Hồ B/Sự khác nhau cơ bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự,trữ tình Tự sự Các thể loại tự sự như truyện kí, chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện Trữ tình -Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu. Nghị luận -Văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. NS: 5.3.2011 Tiết 102 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU ND: 9.3.2011 I. Mục tiêu: Giúp HS: KT: - Mục đích của việc dùng cụm từ chủ-vị để mở rộng câu . -Nắm được các trường hợp dùng cụm từ C-V để mở rộng câu. KN: -Luyện kĩ năng nhận biết các cụm từ C-V làm thành phần của câu . -Luyện kĩ năng nhận biết các cụm từ C-V làm thành phần của cụm từ. TĐ( GD KNS): -Ý thức lựa chọn câu mở rộng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu tiếng Việt. II. Chuẩn bị: GV: Soạn bài,bảng phụ HS:Tìm hiểu bài III. Kiểm tra bài cũ: Nêu qui tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Đặt một câu chủ động, chuyển câu chủ động ấy thành câu bị động theo các cách mà em đã học. IV. Tiến trình dạy học: Nội dung I. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: 1. Ví dụ tìm hiểu/sgk-68: -Những tình cảm ta //không có. C V PT TT PS -Những tình cảm ta //sẵn có. C V PT TT PS 2. Bài học: Ghi nhớ (SGK/68) II. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: 1. 1. Ví dụ tìm hiểu/sgk-68: a,Chị Ba /đến // khiến tôi/ rất vui C V ĐT C V C và vững tâm.( 1 cụm C-V làm C V 1 cụm C-V làm PN của cụm động từ) b- Khi bắt đầu kháng chiến,nhân dân ta//tinh thần/ rất hăng hái. C V C V ( Cụm C-V làm VN) c-trời//sinh lá sen để bao bọc C V cốm(cũng như) trời // sinh cốm C V nằm ủ trong lá sen. (2 cụm C-V làm PN của cụm động từ) D ngày Cách mạng tháng C Tám/ / thành công. (1 cụm C-V V làm PN của cụm danh từ) 2 Bài học: Ghi nhớ: SGK /69 II.Luyện tập: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. a,Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn// mới định được, người ta/ gặt mang về. (. (1 cụm C-V làm PN của cụm danh từ) b,Trung đội trưởng Bính/ khuôn mặt đầy đặn. ( Cụm C-V làm VN) c,Khi các cô gái Vòngđỗgánh,giở từng lớp lá sen,chúng ta/ thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. (1 cụm C-V làm PN của cụm danh từ, 1 cụm C-V làm PN của cụm động từ) d,Bỗng một bàn tay/ đập vào vai/ khiến hắn giật mình. .( 1 cụm C-V làm C, 1 cụm C-V làm PN của cụm động từ) Hoạt động của GV GV giới thiệu vào bài mới: GV đưa câu: Ông nội tôi tóc đã bạc -> gv yêu cầu hs xác định C-V, từ đó dẫn dắt vào bài. HĐ1: Tìm hiểu cách dùng cụm C-V để mở rộng câu -Hãy tìm cụm danh từ trong câu -Hãy phân tích cấu tạo của những cụm từ danh từ đó và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cum danh từ -Kết luận: Cấu tạo của phụ ngữ đứng sau Ttâm là 1 cụm từ C-V-> Đó là cách dùng cụm C-V để mở rộng câu ?Vậy em hiểu thế nào là cách dùng cụm C-V để mở rộng câu? Chuyển ý (II) HĐ2: Đưa bảng phụ ghi các ví dụ a,b/68 -Yêu cầu HS tìm cụm từ C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu: -Quan sát từng ví dụ a, - Xác định cụm C-V làm nòng cốt trong câu. ? Tìm cụm C_V dùng để mở rộng câu? ? Cụm C-V đó đóng vai trò gì trong câu? Tương tự thực hiện những câu còn lại ?Qua việc phân tích các ví dụ trên, theo em các trường hợp nào dùng các cụm C-V để mở rộng câu? GV kết luận, yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Qua đó ,em rút ra bài học gì về cách sử dụng câu trong tiếng Việt? Gv liên hệ , gd hs về cách sử dụng câu. HĐ3: Luyện tập, củng cố - Hướng dẫn HS thực hiện bài tập - Ghi nhận kết quả đúng Bài tập thêm: Xác định và gọi tên các cụm từ C-V làm thành phần câu 1-Mẹ/về // khiến cả nhà/đều vui . 2-Tôi nhìn qua khe cửa/ thấy em tôi/đang vẽ những bức tranh . *Củng cố: Nhắc lại thế nào là dùng cụm từ C-V để mở rộng câu. Hoạt động của HS HĐ1 Đọc ví dụ(1) nêu cụm DT Phân tích cấu tạo Rút ra KT Đọc ghi nhớ HĐ2 HS cho ví dụ: - Ông em/ tóc đã bạc. Quan sát -Trả lời Nhận xét Trình bày, đọc ghi nhớ(2)/69 HĐ3 Đọc bài tập, Xác định yêu cầu Thực hiện, nhận xét Làm bài tập thêm -Nhắc lại KT V Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Nắm được cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu - Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu 2. Bài sắp học: Trả bài tập làmvăn, kiểm tra văn, kiểm tra TV - Nhớ lại các kiến thức trong các bài kiểm tra văn, tiếng Việt. - Lập dàn ý cho đề của bài viết số 5. *Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 101.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án Ngữ văn 7 tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh

    Lượt xem Lượt xem: 9063 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 73: Bài 18: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp theo)

    Lượt xem Lượt xem: 1025 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 133: Chương trình địa phương (phần văn, tập làm văn)

    Lượt xem Lượt xem: 854 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Đặt câu

    Lượt xem Lượt xem: 1346 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009-2010 môn : Ngữ văn 7 (thời gian làm bài: 90 phút)

    Lượt xem Lượt xem: 659 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 5)

    Lượt xem Lượt xem: 1067 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 90: Kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt

    Lượt xem Lượt xem: 731 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 130: Hướng dẫn làm bài kiểm tra

    Lượt xem Lượt xem: 1155 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đề Kiểm tra 1 tiết thời gian 45 phút

    Lượt xem Lượt xem: 950 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 66: Trả bài viết số 3

    Lượt xem Lượt xem: 798 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop7.net - Giáo án điện tử lớp 7, Giáo án lớp 7, Luận văn mẫu cho sinh viên

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Bài ôn Tập Văn Nghị Luận