Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 6 Cánh Diều Bài 7: Lượm

BÀI 7: LƯỢM

  1. Tìm hiểu chung
  2. Tác giả

Qua việc đọc sách báo, soạn bài ở nhà, em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả Tố Hữu?

- Tên: Tố Hữu

- Năm sinh – năm mất: 1920- 2002

- Quê: Thừa Thiên Huế.

- Ông là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN.

  1. Tác phẩm

- Xuất xứ: Sáng tác 1949 trích trong “ Việt Bắc”

- Thể thơ: 4 chữ

- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

Bố cục

  • Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ.
  • Phần 2 (Tiếp đến Lượm ơi, còn không?): Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm.
  • Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
  1. Đọc hiểu văn bản
  2. Hình ảnh Lượm trong công việc

Lượm và người chú gặp nhau trong hoàn cảnh lịch sử nào của dân tộc?

  1. Hoàn cảnh gặp gỡ

- Xưng hô: chú – cháu, thể hiện tình cảm thân thiết, trìu mến của những người chiến sĩ.

- Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ: Tác giả từ Hà Nội vào Huế công tác.

- Nghệ thuật hoán dụ: "Ngày Huế đổ máu".

→ Gợi sự kiện lịch sử: bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1947).

  1. Chân dung chú bé Lượm

Các chi tiết miêu tả

Từ ngữ hình ảnh

Nhận xét

Trang phục

- Cái xắc xinh xinh. (Từ láy) - Ca lô đội lệch.

Gọn gàng, giống các chiến sĩ vệ quốc.

Hình dáng

- Từ láy: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch, hiếu động.

Cử chỉ

- Huýt sáo, so sánh: như con chim chích.

- Cười híp mí.

Hoạt bát, yêu đời.

Lời nói

- Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà.

Hồn nhiên, chân thật.

  • Hình dáng: loắt choắt, nhỏ nhắn
  • Trang phục: Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch à đặc biệt, tiêu biểu.
  • Tính cách: Nghịch ngợm yêu đời.
  • Cử chỉ: nhanh nhẹn, tinh nghịch.
  • Lời nói: tự nhiên, chân thật
  • Lượm hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia kháng chiến, yêu thích hoạt động cách mạng.
  1. 2. Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

+ Lượm đưa thư trong hoàn cảnh?(cấp bách, nguy hiểm hay bình yên?)

+ Đoạn thơ tái hiện lại hình ảnh nào?

+ Những lời thơ nào miêu tả hình ảnh Lượm đưa thư trong hoàn cảnh ấy?

+ Qua hành động ấy cho biết Lượm là chú bé như thế nào?

- Hoàn cảnh đưa thư: nguy hiểm, cấp bách.

- Mặt trận: nguy hiểm, ác liệt

- Hành động của Lượm:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư để thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo

  • Thể hiện hành động nhanh, dứt khoát, thái độ bất chấp hiểm nguy, đặt nhiệm vụ và đất nước lên trên tính mạng.

? Sự hy sinh của Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

=> Cái chết đến bất ngờ, đột ngột

Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng, đau xót? Nhận xét cấu tạo của các câu thơ và nêu tác dụng trong việc bộc lộ cảm xúc tác giả

Câu thơ tách làm hai dòng như gãy làm đôi à thái độ sững sờ trước tin Lượm hi sinh.

Câu cảm thán làm hai vế.

=> Bộc lộ cảm xúc nghẹn ngào, đau xót, tiếc thương.

Câu hỏi tu từ: bộc lộ cảm xúc đau xót, ngỡ ngàng, không muốn tin rằng Lượm không còn nữa.

  1. Hình ảnh Lượm hi sinh

- Lượm đang đưa thư qua cánh đồng lúa. Chú bé đã hi sinh vẻ vang, oanh liệt.

- Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn vui tươi hồn nhiên yêu đời.

  1. Tình cảm nhà thơ với Lượm

Trong văn bản, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

  • Cháu: Quan hệ gần gũi, ruột thịt
  • Chú bé: Lượm hiện lên như một hình ảnh trong nội tâm của nhà thơ, Điều này rất có ý nghĩa vì nó xuất hiện ở phần đầu và phần cuối bài thơ, do đó góp phần khẳng định sự sống mãi của Lượm trong tâm trí tác giả.
  • Đồng ý: Quan hệ của những người cùng chung đội ngũ: được sử dụng khi tả Lượm trong khi thực hiện nhiệm vụ, khi miêu tả sự hi sinh của Lượm và thể hiện sự vui đùa, thân mật.
  • Lượm: Lúc này tên chú bé được gọi trực tiếp chứ không qua các đại từ xưng hô. Ý nghĩa: nhân mạnh sự hi sinh của Lươm và tâm trạng đau đớn, ngỡ ngàng của nhà thơ (như đang trực tiếp chứng kiến).
  1. Tình cảm nhà thơ với Lượm
  • Thể hiện qua cách xưng hô: tình cảm, thân thiết, ruột thịt.
  • Khi nghe tin Lượm hi sinh: sự xúc động đến nghẹn ngào, sững sờ trước tin hi sinh đột ngột của Lượm.
  • Thân tình, trân trọng, cảm phục, coi Lượm như một người bạn chiến đấu, hình ảnh Lượm như đẹp hơn, lớn lên.

III. Tổng kết

Nội dung

Hình tượng của bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả : Hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời, say mê với công việc kháng chiến và câu chuyện cảm động về sự hi sinh anh dũng của Lượm.

Ý nghĩa

Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thực tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ 4 chữ đậm chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

- Cách ngắt các dòng thơ đặc biệt

- Kết cấu đầu cuối tương ứng.

LUYỆN TẬP

1.Tác giả của bài thơ Lượm là ai?

  1. Tế Hanh
  2. Tô Hoài
  3. Tố Hữu
  4. Xuân Quỳnh
  • B

2.Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời gian nào:

  1. Trước Cách Mạng Tháng Tám
  2. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
  3. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
  4. Khi đất nước hòa bình thống nhất

3.Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào?

  1. Năm chữ
  2. Bốn chữ
  3. Sáu chữ
  4. Bảy chữ

4.Bài thơ Lượm được kể bằng lời của ai?

  1. Nhân vật Lượm
  2. Người bạn
  3. Người chú
  4. Người mẹ của Lượm

5.Vẻ đẹp của chú bé Lượm trong bài thơ thể hiện ở khổ thơ thứ hai và thứ ba :

  1. rắn rỏi, cương nghị
  2. Hiền lành, trong sáng
  3. Hoạt bát, hồn nhiên
  4. khỏe mạnh, cứng cáp

6.Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?

  1. Sự hồi hộp, lo lắng
  2. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
  3. Sự bàng hoàng, xót xa
  4. Sự ngạc nhiên, bất ngờ

VẬN DỤNG

Viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh cao đẹp của Lượm.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Học lại bài cũ
  • Chuẩn bị bài mới: Thực hành tiếng Việt

Hoàn thành phiếu khảo sát sau:

K – Điều đã biết

(Liệt kê các yêu cầu cần có của một bài trình bày về một vấn đề)

W – Điều muốn biết

(Những điều em muốn biết về cách trình bày một vấn đề)

L – Điều học được

(Điều em học được khi làm bài kể về)

……………………………........................................................

……………………………........................................................

…………………………….....................................................

……………………………....................................................

……………………………...............................................

……………………………...............................................

……………………………...............................................

……………………………..............................................

……………………………........................................................

……………………………........................................................

……………………………........................................................

…………………………….....................................................................

Từ khóa » Giáo án Bài Lượm Ngữ Văn 6