Giáo án Tin Học 8 Bài 5: Từ Bài Toán đến Chương Trình (Tiết 3)

Giáo án Tin học 8 bài 5: Từ bài toán đến chương trình (Tiết 3)Giáo án điện tử Tin học lớp 8 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án Tin học 8 bài 5

Giáo án Tin học 8 bài 5: Từ bài toán đến chương trình (Tiết 3) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Giáo án Tin học 8 bài 5: Từ bài toán đến chương trình (Tiết 2)

Giáo án Tin học 8: Bài tập (bài 5)

Tuần: 12

Tiết: 23

BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể
  • Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
  • Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.

2. Kĩ năng: Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.

3. Thái độ: Học tập tích cực, nghiêm túc, có tinh thần tự giác, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu ví dụ 4.

+ GV: Bài toán: Đổi giá trị của hai biến x và y.

+ GV: Yêu cầu HS xác định Input và Output.

+ GV: Cho các nhóm thực hiện thảo luận và trình bày.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các em.

+ GV: Ta có thể đổi trược tiếp hai phép gán x và y hay không?

+ GV: Làm thế nào để đổi giá trị của hai biến x và y?

+ GV: Như vậy chúng ta cần có một biến trung gian, do đó thuật toán sẽ như thế nào?

+ GV: Hướng dẫn HS mô tả thuật toán, yêu cầu các nhóm thực hiện viết thuật toán.

+ GV: Rút ra nhận xét, đánh giá kết quả các ví dụ để kết luận cho các em biết chương trình là thể hiện của thuật toán.

+ GV: Cho HS ghi bài.

+ HS: Tìm hiểu nội dung yêu cầu về bài toán đưa ra.

+ HS: Xác định:

- Input: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.

- Output: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.

+ HS: Ta không thể thực hiện trực tiếp hai phép gán.

+ HS: Sử dụng một biến trung gian.

+ HS: Đưa ra thuật toán. (GV gợi mở thuật toán hoán đổi ly nước).

+ HS: Thực hiện viết thuật toán dưới sự hướng dẫn của GV, tìm hiểu nội dung của thuật toán.

+ HS: Dựa trên ví dụ minh họa đưa ra các ví dụ khác kiểm chứng tính đúng đắn của thuật toán đưa ra xem đã tối ưu hay chưa.

+ HS: Thực hiện ghi bài.

4. Một số ví dụ về thuật toán.

* Ví dụ 4: Đổi giá trị của hai biến x và y.

* Bài giải:

- Input: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.

- Output: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.

* Thuật toán:

- Bước 1: z ← x {Sau bước này giá trị của z sẽ bằng a}.

- Bước 2: x ← y {Sau bước này giá trị của x sẽ bằng b}.

- Bước 3: y ← z {Sau bước này giá trị của y sẽ bằng giá trị của z, chính là a, giá trị ban đầu của biến x}.

Hoạt động 2: (13’) Tìm hiểu ví dụ 5.

+ GV: Phân nhóm cho HS thực hiện thảo luận tìm hiểu nội dung bài học.

+ GV: Xác định Input và Output.

+ GV: Cho các nhóm thực hiện thảo luận và trình bày.

+ GV: Hai số thực a và b đã có giá trị cụ thể hay chưa

+ GV: Nhận xét và bổ sung.

+ GV: Yêu cầu các nhóm trình bày thuật toán theo yêu cầu.

+ GV: Các nhóm khác quan sát, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm bạn.

+ GV: Nhận xét nội dung.

+ GV: Yêu cầu HS làm một số ví dụ để kiểm chứng thuật toán.

+ GV: Đưa ra ví dụ kiểm chứng thuật toán với a = 6 và b = 5.

+ GV: Qua ví dụ trên em nhận ra điều gì?

+ GV: Yêu cầu HS khắc phục nhược điểm trên của thuật toán.

+ HS: Thực hiện thảo luận theo nhóm lớn, tìm hiểu ví dụ.

+ HS: Trả lời.

- Input: Hai số thực a và b.

- Output: Kết quả so sánh.

+ HS: Hai số thực a và b này chưa có giá trị cụ thể.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

+ HS: Thuật toán:

Bước 1. Nếu a > b, kết quả là “a lớn hơn b”.

Bước 2. Nếu a < b, kết quả là “a lớn hơn b”. Ngược lại, kết quả là “a bằng b” và kết thúc thuật toán.

+ HS: Suy nghĩ trả lời, đưa ra một số ví dụ.

+ HS: Quan sát tìm ra vấn đề trong ví dụ trên.

+ HS: Có 2 kết quả được trả về là “a lớn hơn b” và “a bằng b”.

+ HS: Ta cần mô tả chính xác hơn điều kiện kết thúc thuật toán.

* Ví dụ 5: Cho hai số thực a và b. hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a > b”, “a < b”, hoặc “a = b”.

* Bài giải:

- Input: Hai số thực a và b

- Output: Kết quả so sánh.

* Thuật toán:

- Bước 1: Nếu a>b, kết quả là a>b. Chuyển bước 3

- Bước 2: Nếu a<b, kết quả là a<b, ngược lại a=b.

- Bước 3: Kết thúc thuật toán.

Hoạt động 3: (13’) Tìm hiểu ví dụ 6.

+ GV: Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2,… an cho trước.

+ GV: Yêu cầu HS xác định Input và Output.

+ GV: Cho các nhóm thực hiện thảo luận và trình bày.

+ GV: Muốn so sánh giá trị lớn nhất của một dãy số ta làm thế nào?

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu để hiện thuật toán này.

+ HS: Yêu cầu các nhóm trình bày thuật toán sau khi thảo luận.

+ GV: Các nhóm khác quan sát, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm bạn.

+ GV: Nhận xét hướng dẫn giúp đỡ các nhóm.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ GV: Yêu cầu HS áp dụng lấy ví dụ dẫn chứng.

+ HS: Thực hiện các bước như với bài toán 1.

+ HS: Xác định:

- Input: Dãy A các số a1,a2,…an (n>=1).

- Output: Giá trị lớn nhất.

+ GV: Đầu tiên gán giá trị a1 là MAX. Lần lượt so sánh các số a2, a3,…an . Nếu ai > Max, ta gán ai cho Max.

+ HS: Thuật toán:

Bước 1. Max ← a1; i ← 1;

Bước 2. i ← i + 1;

Bước 3. Nếu i > n, chuyển đến bước 5.

Bước 4. Nếu ai > Max, Max ← ai. Quay lại bước 2.

Bước 5. Kết thúc thuật toán.

+ HS: Thực hiện lấy ví dụ dẫn chứng.

* Ví dụ 6: Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, …, an cho trước.

* Bài giải:

- Input: dãy A các số a1, a2, … an (n>=1).

- Output: Giá trị lớn nhất.

* Thuật toán

- Bước 1: Max.

- Bước 2: i ← i + 1.

- Bước 3: Nếu i>n, chuyển đến bước 5.

- Bước 4: Nếu ai > Max, Max ← ai. Quay lại bước 2

- Bước 5: Kết thúc thuật toán.

4. Củng cố: (4’)

  • Củng cố các bước giải bài toán trên máy tính ví dụ 4, 5, 6 SGK.

5. Dặn dò: (1’)

  • Tìm hiểu các bài toán khác, tập cách xác bài toán và mô tả thuật toán. Xem trước bài mới.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

..................................................................................................................................................................

Từ khóa » Giáo án điện Tử Tin 8 Bài 5