Giáo Trình Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ Mầm Non - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.06 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNHKHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON========= o0o ========GIÁO TRÌNH(Lưu hành nội bộ)TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON(Dành cho Cao đẳng giáo dục mầm non hệ chính quy)Tác giả: Lê Thị VânNăm 20171MỤC LỤCMỤC LỤC.......................................................................................................................1LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................5Chương 1.........................................................................................................................6HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON .................................61.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.............................................................61.1.1. Vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non ................................ 61.1.2. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em lứa tuổi mầm non ................................ 71.2. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ...................111.2.1. Sự xuất hiện của trò chơi ..................................................................................... 111.2.2. Sự phát triển của trò chơi ..................................................................................... 121.2.3. Bản chất của hoạt động vui chơi ......................................................................... 141.3. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂNCỦA TRẺ EM ...........................................................................................................141.3.1. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em ......................................... 141.3.2. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em.................... 151.3.3. Chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường mầm non ......................... 191.4. PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM .........................................................191.4.1. Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển .................................. 191.4.2. Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc của trò chơi................................... 201.4.3. Phân loại trò chơi của hệ thống giáo dục học Xô viết cũ................................... 201.4.4. Cách phân loại trò chơi ở nước ta ....................................................................... 21Chương 2.......................................................................................................................24PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺ ..........................................24TỪ 0 - 3 TUỔI...............................................................................................................242.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 0 - 3TUỔI..........................................................................................................................242.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGVỚI ĐỒ VẬT CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI .........................................................252.2.1. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong năm đầu....... 252.2.2. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong nămthứ ba (từ 2 đến 3 tuổi) ................................................................................................... 262.2.3. Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở nhóm không cùng độ tuổi .................. 28Chương 3.......................................................................................................................31PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺ ..........................................31TỪ 3 - 6 TUỔI...............................................................................................................313.1. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ..313.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 313.1.2. Đặc điểm ............................................................................................................... 3123.1.3. Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................................... 323.2. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI XÂY DỰNG ............................353.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 353.2.2. Đặc điểm ............................................................................................................... 363.2.3. Phương pháp tổ chức ............................................................................................ 373.3. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH ..........................383.3.1. Khái niệm .............................................................................................................. 383.3.2. Đặc điểm ............................................................................................................... 393.3.3. Phương pháp tổ chức ............................................................................................ 403.4. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ (TRÒ CHƠI HỌCTẬP)...........................................................................................................................503.4.1. Khái niệm .............................................................................................................. 503.4.2. Đặc điểm............................................................................................................... 503.4.3. Phương pháp tổ chức ............................................................................................ 513.5. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG ............................523.5.1. Khái niệm .............................................................................................................. 523.5.2. Đặc điểm ............................................................................................................... 523.5.3. Phương pháp tổ chức ............................................................................................ 523.6. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI DÂN GIAN ..............................553.6.1. Khái niệm3.6.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam .............................................. 553.6.3. Hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ ở trường mầm non ................................... 553.7. TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ ........................................................................................583.7.1. Khái niệm3.7.2. Đặc điểm và ý nghĩa của trò chơi điện tử ........................................................... 583.7.3. Hướng dẫn trò chơi điện tử cho trẻ ở trường mầm non ..................................... 583.9. ĐỒ CHƠI............................................................................................................593.9.1. Khái niệm .............................................................................................................. 593.9.2. Ý nghĩa của đồ chơi.............................................................................................. 593.9.3. Các loại đồ chơi .................................................................................................... 60Chương 4.......................................................................................................................64TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT...................64CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON ...........................................................................644.1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ỞTRƯỜNG MẦM NON..............................................................................................644.1.1. Vị trí của hoạt động vui chơi trong chương trình giáo dục mầm non ............... 644.1.2. Vai trò của giáo viên trong hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non. ..... 6434.1.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non ................. 654.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI THEO CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦATRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON .................................................................................684.2.1. Tổ chức chơi trong giờ đón trẻ ............................................................................ 684.2.2. Chơi trong thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày. .................... 684.2.3. Chơi trong giờ đi dạo ........................................................................................... 694.2.4. Chơi trong giờ học và hoạt động ở các góc ........................................................ 694.2.5. Chơi trong giờ sinh hoạt chiều ............................................................................ 694.2.6. Chơi trong thời gian trả trẻ .................................................................................. 704.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG VUICHƠI .........................................................................................................................704.3.1.Mục đính đánh giá ................................................................................................. 704.3.2. Nội dung đánh giá ................................................................................................ 714.3.3. Phương pháp đánh giá .......................................................................................... 724.3.4. Hình thức đánh giá ............................................................................................... 734.4. THỰC HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ VÀOCÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON .....734.4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề giáo dục (bảnthân) cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) ............................................................................ 734.4.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi vào các thời điểm khác nhautrong ngày về chủ đề gia đình cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) ................................. 734.4.3. Dự giờ tổ chức hoạt động vui chơi tại trường mầm non, quan sát, đánh giásự phát triển của trẻ được biểu hiện qua hoạt động vui chơi. ...................................... 734LỜI NÓI ĐẦUChơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của mọi người, nó đặcbiệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không thể pháttriển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là mộtthực tế mang tính quy luật.Chúng ta không chỉ biết lo lắng đến kết quả học tập của trẻ hoặc chỉ xemtrẻ có hoàn thành các công việc được giao không mà rất cần phải chú ý xemtrong lúc nhàn rỗi trẻ làm gì?Thực ra nhân cách của trẻ không chỉ được hình thành trong học tập,trong lao động mà còn được hình thành trong hoạt động vui chơi. Đối với trẻ emthì vui chơi lại là một hoạt động tích cực nhất, nhiều khi còn ảnh hưởng mạnhmẽ đến sự hình thành nhân cách hơn cả việc học tập hay lao động. Nhưngkhông phải bất cứ trò chơi nào và chơi như thế nào đều có tác động tích cựcđến trẻ em.Muốn cho hoạt động vui chơi thực sự phát huy được tác dụng tích cực củanó người lớn cần giúp trẻ lựa chọn những trò chơi tốt, lại phải biết cách hướngdẫn tổ chức hoạt động chơi một cách khoa học giúp cho trẻ chơi vừa được hàohứng, vui thích lại vừa bổ ích cho sự phát triển của chúng.Giáo trình “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ” giúp cho sinh viên cóđược sự hiểu biết khoa học về vui chơi và cách hướng dẫn tổ chức hoạt động vuichơi cho trẻ. Tài liệu cũng giới thiệu cho sinh viên một số trò chơi thông thườngtừ những trò chơi phát triển thể lực đến những trò chơi phát triển trí tuệ, đạođức, thẩm mỹ, từ những trò chơi cho một người hay cho nhóm ít người đếnnhững trò chơi cho đông đảo trẻ em mang tính tập thể…Tài liệu được biên soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếusót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc.Tác giả5Chương 1HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI1.1.1. Vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm nonNếu hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động đặc trưng củangười lớn; hoạt động học tập là hoạt động đặc trưng của học sinh phổ thông, thìhoạt động vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em lứa tuổi mầm non. Chơichính là cuộc sống của trẻ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủđạo. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc sống của trẻ ở trường mầm non.Trong khi chơi, trẻ hoạt động sôi nổi, thật hết mình và thật chủ động nhưchính cuộc sống của mình vậy. Hãy thử quan sát các cháu bé đang chơi. Ở gócnày, một cháu bé đang nựng búp bê như người mẹ nựng em bé, cũng âu yếm,cũng vuốt ve nồng thắm như thật. Góc kia, một tốp đang chơi dạy học mà “côgiáo” cũng chỉ bé như học trò nhưng cũng chủ động trong vai của mình, cũngnhận xét khen thưởng, quở phạt, dặn dò học sinh...Trong khi chơi, trẻ thỏa sức suy nghĩ, tìm tòi, mơ ước, tưởng tượng.Chính sự tưởng tưởng ngây thơ của trẻ đã đem lại niềm vui vô bờ bến và đó thựcsự là những giây phút hạnh phúc nhất của tuổi thơ. Người lớn hãy nuôi trí tưởngtượng ngây thơ này cho trẻ bằng những trò chơi hấp dẫn và truyện cổ tích. Thiếutrò chơi và truyện cổ tích thì đời sống tâm lý của trẻ trở nên khô cằn, khó màphát triển bình thường được.Các nhà tâm lý học, giáo dục học macxit coi trò chơi như là một hoạtđộng đặc trưng của xã hội loài người, phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạtcủa con người. Trò chơi của trẻ em không có nguồn gốc sinh học mà có nguồngốc xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đườnggiáo dục.Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chủ tâm nhằm vào một lợiích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiênvà với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng tháitinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu. Do đó, chơi vẫn thường được gọi là vuichơi.Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trườngmầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng6dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằmgiáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.1.1.2. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em lứa tuổi mầm nonChơi là cuộc sống của trẻ em lứa tuổi mầm non. Ngay từ tuổi hài nhi,những hành động của trẻ với đồ vật dù chỉ là vu vơ, tình cờ nhưng mang lạiniềm vui, sự ngạc nhiên và khiến trẻ quan tâm một cách hứng thú. Trẻ túm đượcsợi dây, giật giật thấy đồ chơi mẹ treo trên cao xoay chuyển; bóp con chút chítthấy phát ra tiếng kêu...trẻ thích thú lặp lại mãi. Bước vào tuổi ấu nhi, mối quanhệ của trẻ với thế giới xung quanh thay đổi đáng kể. Trẻ hành động với đồ vậtmang tính chủ tâm, tích cực hơn. Hoạt động với đồ vật không chỉ thỏa mãn trí tòmò của trẻ mà còn mang lại niềm vui vô tận cho trẻ. Trẻ say sưa lắp vào tháo ra;xây rồi lại phá, phá rồi lại xây mãi không biế chán; trẻ nói chuyện với đồ vậtnhư nói chuyện với người bạn, người thân của mình. Lúc này đồ chơi trở thànhmột phương tiện quan trọng để giáo dục trẻ em. Bước sang tuổi mẫu giáo, vốnsống của trẻ phong phú hơn, trò chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ. Hoạtđộng này không chỉ chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của trẻ mà quantrọng hơn là nó quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ, tạo nên những cấu trúctâm lý mới trong đời sống tinh thần của trẻ, đồng thời nó chi phối các hoạt độngkhác của trẻ.Hoạt động vui chơi của trẻ em có những đặc điểm cơ bản sau:- Hoạt động vui chơi mang tính chất hồn nhiên, vô tưTrong học tập, người học chủ tâm nắm vững tri thức khoa học và nhữngkĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Trong lao động, người lao động chủ tâm tạo ra nhữnggiá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Còn nguyên cơ thúc đẩy đứa trẻ tham giavào trò chơi chính là sự hấp dẫn của đồ chơi và bản thân quá trình chơi chứkhông phải là kết quả đạt được của hoạt động vui chơi. Nói cách khác, khi chơiđứa trẻ không chú tâm nhằm vào một lợi ích nào cả. Trẻ chơi chỉ cốt cho vui, cóvui thì mới chơi và đã chơi thì phải vui. Chơi mà không có niềm vui sướng thìchẳng còn gì là chơi nữa! Chính vì vậy, hoạt động chơi của trẻ thường được gọilà hoạt động vui chơi. Điều đó có nghĩa là chơi chỉ để mà chơi, chúng ta có thểdễ dàng nhận ra điều đó khi quan sát trẻ chơi.Những hoạt động chơi đích thực động cơ chơi bao giờ cũng nằm ở trongquá trình chơi, ở những hành động chơi, kể cả những trò chơi của người lớn.Nhưng khi người chơi có chủ đích nhằm vào một lợi ích thiết thực nào đó thì7chơi không còn là chơi nữa mà đã biến thành một hoạt động nhằm tới những lợiích thiết thực rõ ràng.- Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động không mang tính bắtbuộc mà mang tính tự do, tự nguyện, tự lậpKhác với lao động, vui chơi là hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm,nên hành động chơi không buộc phải tuân thủ theo một phương thức chặt chẽcủa hoạt động thực tiễn. Điều đó giúp đứa trẻ có được những hành động tự dotrong khi chơi và do đó sẽ không còn là chơi nữa nếu hành động chơi của đứa trẻquá bị phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực.Tính tự do của hoạt động vui chơi còn được thể hiện ở chỗ hành độngchơi hoàn toàn xuất phát từ nguyện vọng và hứng thú cá nhân, chứ không thể từmột sự áp đặt nào ở phía bên ngoài. Đứa trẻ chơi là vì thích chứ không thể do aiép buộc được. Trong trò chơi đứa trẻ có quyền được chơi và có quyền được thôichơi khi đã chán; có quyền lựa chọn trò chơi, bạn chơi. Người lớn khi tổ chứccho đứa trẻ chơi chỉ có thể hướng dẫn, gợi ý chứ không thể bắt buộc. Chơi mà bịbắt buộc, bị cưỡng bức thì không còn là chơi nữa.Ngay cả trong trò chơi có luật là loại trò chơi mà mọi hành động chơi củangười chơi đều bị buộc phải tuân thủ theo luật của trò chơi, thì đứa trẻ vẫn cóquyền tự do. Bởi vì một khi đứa trẻ đã tự nguyện tham gia vào trò chơi cũng tứclà nó đã tự nguyện tuân thủ luật chơi. Một hành động tự nguyện như vậy chínhlà hành động tự do. Tính tự do, tự nguyện đã giúp trẻ có được sự thoải mái, vuivẻ trong khi chơi. Đây chính là điều kiện để trẻ hăng say tìm tòi, khám phá vàlàm nảy sinh nhiều sáng kiến.- Hoạt động vui chơi là hoạt động mang màu sắc cảm xúc chân thựcmạnh mẽĐứa trẻ tham gia vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốncó của nó. Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ chính là vì nó thâmnhập dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, mà tình cảm đối với trẻ làđộng cơ mạnh mẽ nhất. Dẫu biết rằng trong trò chơi, mọi cái đều mang ý nghĩatưởng tượng, đều là không có thật (chỉ là giả vờ nhưng mang tính chất thật)nhưng tình cảm mà các em biểu hiện trong đó là tình cảm chân thực, hồn nhiênvà thẳng thắn không mang tính giả tạo. Khi mô phỏng cuộc sống con người vàotrò chơi, đứa trẻ lúc thì vui vẻ, lúc thì buồn rầu, điều đó là tuỳ thuộc vào hoàncảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng mà trí tưởng tượng của trẻ trong khi chơibao giờ cũng hoạt động rất tích cực tạo ra nhiều hoàn cảnh chơi, nhờ vậy mà xúccảm của trẻ được biểu hiện với nhiều sắc thái muôn màu muôn vẻ.8Trong khi chơi, đứa trẻ phải cố hình dung lại được những gì đã xảy ratrong cuộc sống xung quanh để không chỉ thực hiện đúng luật chơi mà còn tuânthủ theo lôgíc nội tâm của nhân vật mà chính mình đóng vai. Có lúc nó tỏ ra âncần, chu đáo khi chăm sóc “người bệnh”, có lúc thì phải đề cao cảnh giác khiđang tấn công “kẻ tội phạm”. Những biểu hiện tình cảm đó vừa sống động, vừachân thực.Những cảm xúc, tình cảm chân thực của trẻ được thể hiện rõ nét nhấttrong trò chơi đóng vai theo chủ đề: đó là sự quan tâm, âu yếm của người mẹ; đólà tinh thần trách nhiệm của chú lái xe, của cô bác sĩ; đó là sự cởi mở chân tìnhcủa bác bán hàng...Xúc cảm, tình cảm chân thực ấy còn được thể hiện ở nhữngtrò chơi mang tính tập thể - xã hội rộng lớn: đó là tinh thần đoàn kết, niềm vuisướng khi cùng nhau tích cực vượt qua khó khăn để đạt được kết quả chơi. Quansát niềm vui vô bờ bến của nhóm trẻ khi chiến thắng trong trò chơi vận động tathấy điều đó. Mặt khác trong nhiều trò chơi, ở trẻ xuất hiện những xúc cảm thẩmmỹ trước vẻ đẹp của đồ chơi và hoạt động chơi, trước những yếu tố của sự sángtạo nghệ thuật. Chính vì lẽ đó, M. X. Macarenco đánh giá niềm vui trong tròchơi là niềm vui của sự sáng tạo, niềm vui chiến thắng, niềm vui đẹp đẽ, niềmvui của những phẩm giá. Hơn nữa, khi chơi, trẻ không chỉ trải nghiệm nhữngcảm xúc tình cảm cảm tích cực mà cả những xúc cảm, tình cảm tiêu cực: nỗibuồn khi thất bại, sự giận nhờn, chưa thỏa mãn trước kết quả chơi...Tuy nhiên,trong phần lớn các trường hợp, trò chơi thường mang lại cho trẻ niềm vui, sựthoải mái, mãn nguyện.- Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động mô phỏng lại cuộc sống củangười lớn, mô phỏng lại những mối quan hệ giữa con người với con người vàgiữa con người với tự nhiên và xã hộiĐây không phải là hoạt động đích thực như lao động hay các sinh hoạtkhác mà chỉ là hoạt động giả bộ, hoạt động mô phỏng. Đặc điểm này được cácnhà tâm lý học gọi là tính chất tượng trưng.Chính sự mô phỏng lại là điều kiện cần thiết để có thể tạo cho trẻ nhữnghành động được tự do, thoải mái trong khi chơi và thúc đẩy chúng đạt tới niềmsay mê đến tận cùng với bao ước mơ ngộ nghĩnh và thú vị. Chơi mà giống y nhưthật thì không còn là trò chơi nữa.Sự mô phỏng hay nói chính xác hơn là tính tượng trưng là đặc tính của tròchơi trẻ em, nhờ đó trí tưởng tượng của chúng được nảy sinh và phát triển thuận9lợi. Như vậy, trò chơi đã làm nảy sinh trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích chotrí tưởng tượng phát triển.Tính chất tượng trưng của trò chơi được thể hiện rõ ở chỗ khi chơi trẻ thửướm mình vào một nhân vật nào đó trong cuộc sống và hành động ngụ ý vàonhững vật thay thế. Tất cả những cái đó đều chỉ là giả bộ, là kí hiệu, nhưng lạimang ý nghĩa rất thực, vì nó đã mô phỏng được những điều có thực đã xảy ranhư vậy trong cuộc sống. Từ đó, ở trẻ em đã ra đời một chức năng tâm lý mớichức năng kí hiệu - tượng trưng. Sự ra đời của chức năng này chứng tỏ trẻ đãbước sang một bước mới của việc nhận thức thế giới, nhờ một loại hình đặctrưng của con người, đó là nhận thức thế giới thông qua các hệ thống kí hiệu.- Hoạt động vui chơi của trẻ em mang tính sáng tạoTính sáng tạo trong hoạt động vui chơi của trẻ thể hiện rất đa dạng: Trongviệc lựa chọn trong việc lựa chọn trò chơi, đồ chơi, nội dung chơi, hoàn cảnhchơi, cách chơi...Dù là mô phỏng, bắt chước cuộc sống, hoạt động nghề nghiệpcủa người lớn, song trẻ không bắt chước một cách nguyên xi mà trẻ hành động,tỏ thái độ...theo hứng thú, ý muốn và cảm nhận của mình. Tính sáng tạo tronghoạt động vui chơi còn được thể hiện rất rõ trong việc sử dụng vật thay thế khichơi. Cùng một mẫu gỗ, trong trò chơi này, trẻ tưởng tượng là cái giường chobúp bê nằm, trong trò chơi khác là cái mâm ăn cơm; một chiếc ghế khi là đầutàu hỏa, khi thì là nhà của búp bê, khi thì là tàu vượt sóng đại dương...- Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động độc lập và tự điềukhiểnHơn bất cứ một hoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi đứa trẻ thể hiệnrõ nhất tính độc lập, chủ động của mình. Trong khi chơi trẻ hoạt động thật tíchcực và bộc lộ thật hết mình. Trong khi chơi chúng tự lực làm mọi việc: chọn tròchơi, chọn vai chơi, tìm kiếm đồ chơi, chọn bạn chơi, đặc biệt là độc lập suynghĩ để khắc phục những trở ngại và tìm kiếm các cách chơi tốt hơn.Tính độc lập là một phẩm chất của trẻ được phát triển khá nhanh và khárõ nét trong hoạt động vui chơi. Một biểu hiện độc đáo của tính độc lập là sự tựđiều khiển hành vi trong khi chơi. Ở bất cứ một trò chơi nào, để đảm bảo chocuộc chơi thành công, mỗi thành viên khi tham gia đều có trách nhiệm làm tròncông việc mà mình được phân, nếu không trò chơi sẽ không thành và có nguy cơbị đuổi ra khỏi cuộc chơi hay bị “vô hiệu hoá”. Do đó, tham gia vào trò chơi trẻlại phải tự điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của trò chơi,đặc biệt là điều chỉnh hành vi của mình sao cho không phạm phải luật chơi.10Chính tính độc lập và sự tự điều chỉnh hành vi đó không những kích thíchở trẻ niềm say mê, hào hứng và lòng tự tin mà còn giúp chúng phát huy khảnăng tự lập của mình trong cuộc sống.- Trò chơi của trẻ em thay đổi theo lứa tuổiNếu ở tuổi hài nhi, hành động chơi của trẻ chưa thể hiện rõ và thườngxuất hiện sau những hành động mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, thì sang tuổi ấunhi, hành động chơi của trẻ được thể hiện rõ hơn khi xuất hiện những hành độngmang tính chủ động, trẻ hành động nhằm khám phá đối tượng đồ vật, bắt chướchành động chơi của người lớn...Sau đó là mô phỏng những hành động ấy trongkhi chơi. Cuối tuổi ấu nhi, trò chơi thao tác, giả bộ xuất hiện thu hút tâm trí trẻ.Đến tuổi mẫu giáo, trò chơi ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. Sự thay đổihoạt động vui chơi của trẻ được thể hiện ở chủ đề chơi, nội dung chơi, hànhđộng chơi, luật chơi, bạn chơi. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong trò chơi củatrẻ mẫu giáo. Ở trẻ mẫu giáo bé, chủ đề chơi, nội dung chơi còn rất ngèo nàn,xoay quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ: trò chơi bế em, trò chơi bác sĩ...vớinhững hành động ít ỏi: cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ, rửa mặt cho búp bê (tròchơi mẹ con); khám bệnh cho búp bê, tiêm cho búp bê (trò chơi bác sĩ), nếukhông có sự hướng dẫn của người lớn trẻ thường chơi một mình (như hoạt độngvới đồ vật của trẻ ấu nhi). Song đến tuổi mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn, chủ đềchơi, nội dung chơi, hành động chơi phong phú hơn, đa dạng hơn. Trẻ đã biếtphối hợp giữa các bạn chơi trong nhóm chơi, giữa các nhóm chơi với nhau làmcho giờ chơi trở nên sôi nổi hơn, hứng thú hơn.1.2. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI1.2.1. Sự xuất hiện của trò chơiBuổi đầu của xã hội loài người, việc sinh sống của người thượng cổ cònhết sức đơn giản, chỉ là hái lượm, đào bới bằng những công cụ hết sức đơn giản,thô sơ. Trẻ em sinh ra lẫm chẫm biết đi là phải theo cha mẹ kiếm ăn. Phươngthức kiếm ăn của người lớn và trẻ em lúc này không khác biệt nhau lắm, chỉkhác về kích cỡ, về lượng chứ không phải về chất. Bởi vì hoạt động của ngườilớn không cao hơn hẳn trẻ em. Do đó, tuy còn bé nhưng trẻ em đã biết kiếm ănthực sự, khiến cho sự khác biết giữa trẻ em và người lớn coi như không đáng kể.Lúc này hoạt động vui chơi chưa xuất hiện, do đó tuổi thơ cũng chưa xuất hiện ởxã hội loài người.Xã hội càng văn minh, công cụ lao động càng trở nên phức tạp đòi hỏicon người cần có một trình độ hiểu biết và nắm một số kĩ năng nhất định mới11thực hiện các thao tác sử dụng công cụ lao động. Do vậy, lúc này đứa trẻ chưathể lao động như người lớn, nó cần được tập dượt, làm thử trên những đồ vậtthay thế cho công cụ sản xuất, tức là đồ chơi. Đó chính là đứa trẻ đang chơi chứkhông phải là làm việc thực sự. Hoạt động vui chơi xuất hiện, điều đó cũng cónghĩa là con người đã bắt đầu có tuổi thơi.Như vậy, hoạt động vui chơi không xuất hiện cùng một thời điểm khiloài người xuất hiện, phải chờ cho đến khi có một nền văn minh được đánhdấu bởi công cụ sản xuất phức tạp mà trẻ em chưa thể sử dụng được, lúc đómới xuất hiện hoạt động vui chơi và đồng thời với nó là tuổi thơ. Do đónhiều người cho rằng tuổi thơ và vui chơi là hai người bạn đồng hành vớinhau trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.1.2.2. Sự phát triển của trò chơiTrong những tuần lễ đầu tiên, trẻ ngủ gần như suốt ngày, lúc thức tỉnhngoài “công việc” chủ yếu là khóc la, còn lại một thời gian ít ỏi là nhìn vô địnhra xung quanh, đôi khi nhìn chằm chằm vào một vật đang di động hay đang phátra ánh sáng như ngọn đèn. Có người cho rằng trẻ đang chơi.Khoảng 4 - 5 tháng tuổi trở đi, trong vòng một năm, trẻ có thể cầm nắm,sờ mó một số đồ vật hay một đồ chơi nào đó với những động tác vu vơ, loạn xạvà mang tính ngẫu nhiên.Lớn hơn một chút, trẻ bắt đầu tập sử dụng đồ dùng sinh hoạt hàng ngàynhư: bát, thìa, ca… và người ta cũng xem như là trẻ đang “chơi”.Thực ra trong ba trường hợp nói trên chưa phải là hoạt động chơi, khi màđứa trẻ chưa phân biệt được đâu là thực, đâu là chơi, trẻ làm những việc đó mộtcách thực sự với khả năng của mình. Như vậy, chưa phải là chơi theo đúngnghĩa của nó.Thường là lên ba hoặc sớm hơn một chút, khi đứa trẻ muốn làm việc nhưngười lớn, nhưng thực tế trẻ không làm được. Ở đây xuất hiện một mâu thuẫn:trẻ thì muốn làm được mọi việc như người lớn nhưng khả năng của chúng cònquá yếu ớt không làm được. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ tìm đến những đồvật tương tự để giả vờ làm như người lớn: cầm dao giả vờ thái thịt, giả vờ xâynhà, lái xe ô tô… lúc này trẻ đã biết dùng các “Vật thay thế” để giả vờ làm việcnhư người lớn và người lớn cũng giúp tạo cho trẻ nhiều đồ vật khác nhau giốngnhư các vật dụng hàng ngày. Như vậy là trò chơi và đồ chơi xuất hiện.Hoạt động vui chơi xuất hiện với nhiều dạng trò chơi khác nhau. Lúc đầuchỉ là những hành động mô phỏng hành động của người lớn trong sinh hoạt hàng12ngày gần gũi như: cho em ăn, ru em ngủ, đi chợ, nấu ăn… được gọi là trò chơimô phỏng (có ở trẻ 2 - 3 tuổi).Sau đó, trẻ mô phỏng cả một mảng cuộc sống của người lớn trong xã hộivới những mối quan hệ và công việc của họ. Lúc này mỗi đứa trẻ không thể chơiriêng lẻ một mình được mà phải chơi theo nhóm để có thể phân nhau đóng vaicác vai như người lớn trong xã hội. Chơi như thế gọi là chơi đóng vai theo chủđề (có ở trẻ lên 3). Đây là trò chơi mang đầy đủ đặc tính của hoạt động ở dạngchính thức và là dạng hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.Bên cạnh trò chơi đóng vai theo chủ đề, các dạng trò chơi khác lần lượtxuất hiện như trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch, nhiều nhất là trò chơi cóluật.Ở trò chơi đóng vai theo chủ đề, vai chơi là yếu tố chủ yếu, yếu tố nổi lênhàng đầu, còn luật chơi là yếu tố phụ, bị chìm xuống hàng thứ yếu. Bởi khi chơitrò chơi này trẻ chỉ chú ý đến vai mình đóng để hành động sao cho đúng vớinhân vật mà mình thể hiện, đặc biệt là trẻ cố bắt chước cho giống người lớntrong giao tiếp và ứng xử với các vai khác. Nhưng ở trò chơi có luật thì ngườichơi lại chỉ chú ý đến luật chơi để khỏi phải phạm luật. Ở đây luật chơi lại là yếutố chủ yếu, nổi lên hàng đầu còn vai chơi thì chìm xuống thứ yếu.Nắm được luật chơi đối với trẻ nhỏ không phải là một việc dễ dàng mà làcả một quá trình hình thành trong hoạt động vui chơi. Nắm luật chơi tức là hiểuđược những điều quy định mà khi chơi phải biết tuân thủ quy định đó thì đứa trẻ3 tuổi khó có thể nắm được luật chơi. Ví dụ: khi trẻ chơi “Trốn tìm” với mẹ, đứabé lên 3 tuổi còn một đứa lên 6. Trong khi hai anh em đang nấp sau cánh cửa thìngười mẹ đi tìm, nhưng một lúc chưa thấy mẹ tìm thấy. Cậu bé sốt ruột liềnnhảy ra ngoài kêu toáng lên “Mẹ ơi! con đây”, trong khi đó đứa anh thì kéo emvào và nói “trốn ngay, em im lặng đi…”.Nắm được luật chơi là một bước phát triển mới của hoạt động vui chơi vàđứa trẻ phải ở một trình độ phát triển nhất định mới có. Vì nắm được luật chơicũng tức là nắm được một tri thức và điều quan trọng hơn là phải có ý chí để tựđiều khiển hành vi của mình cho đúng luật.Rõ ràng, xét trong tiến trình phát triển của một đứa trẻ thì trò chơi có luậtxuất hiện chậm hơn và bản thân trò chơi này cũng được phân chia thành nhiềuloại, tuỳ theo tác dụng và tuỳ theo cung cách chơi của trẻ. Ở mỗi loại trò chơi lạicó nhiều mức độ khác nhau để người chơi tuỳ theo sở thích và khả năng củamình mà lựa chọn..13Như vậy, hoạt động vui chơi cũng giống như mọi hiện tượng khác, đều cóquá trình phát triển của nó, có nảy sinh, có phát triển để hoàn thiện tới dạngchính thức, rồi sau đó sẽ bị tan ra hay biến dạng.1.2.3. Bản chất của hoạt động vui chơiTrong lịch sử mỗi dân tộc đều có kho tàng lớn trò chơi trẻ em được tíchlũy và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó, trẻ em một mặt được giảitrí, mặt khác lại được hiểu thêm về thế giới xung quanh và hoàn thiện những khảnăng của mình, làm quen với phương thức hoạt động của laoif người. Mỗi giaiđoạn xã hội đều có ảnh hưởng đến nội dung của trò chơi bằng con đường tự pháthoặc tự giác. Hơn thé nữa, trò chơi còn được sử dụng như một phương tiệntruyền đạt những kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.Bản chất xã hội của hoạt động chơi cũng được biểu hiện bởi điều kiện màmỗi xã hội tạo ra cho trẻ chơi. Nhưng không phải xã hội nào cũng tạo ra đượcđiều kiện đó. Trong một số xã hội, trẻ em ở các gia đình đã tham gia rất sớm vàocông việc nặng nhọc làm tước mất tuổi thơ và người bạn đồng hành - đó là tròchơi của trẻ em.Bản chất xã hội của hoạt động vui chơi còn được thể hiện trong nội dungchơi, đặc biệt là trong nội dung trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi đóng vaitheo chủ đề là loại trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn. Trongđó, các nhân vật là con người cụ thể, có tư tưởng, tình cảm, đạo đức...phản ánhlối sống, nghề nghiệp của một xã hội nhất định. Qua trò chơi của trẻ em ta thấydấu vết của xã hội - thời đại.Như vậy, các trò chơi của trẻ em ở các dân tộc và ở mọi thời đaị đềumang trong mình dấu ấn sâu sắc về sự phát triển của xã hội. Khẳng định bảnchất xã hội trò chơi trẻ em cũng là khẳng định tác động tích cực của người lớnđến trò chơi trẻ em. Trong khi cần để trẻ em chơi một cách tự nhiên, chủ động,người lớn cũng cần hướng dẫn trẻ em chơi một cách có mục đích, có phươnghướng và có kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạt động chơi.1.3. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦATRẺ EM1.3.1. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ emChơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em lứa tuổi mầm non. Mỗi lứa tuổi,nội dung chơi, tính chất chơi khác nhau. Thoạt đầu, chơi chỉ mang tính ngẫunhiên, tình cờ, dần dần mang tính chủ tâm hơn, đến tuổi mẫu giáo, chơi trởthành hoạt động chủ đạo, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển mọi mặt trong đời14sống tâm lý nhân cách của trẻ. Chính vì lẽ đó, các nhà giáo dục sử dụng trò chơinhư là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em.Trẻ 3 tuổi bắt đầu có ý thức về mình, bắt đầu chú ý và bắt chước ngườilớn về hành vi, cách ứng xử, nói năng, ăn mặc...Trẻ muốn khẳng định mình bằngcách “Tập làm người lớn”, nhưng thực tế, trẻ chưa đủ sức lực và tri thức để làmnhững công việc của người lớn. Vì thế, trẻ ở 3 tuổi diễn ra mâu thuẫn gay gắtgiữa nhu cầu và khả năng của trẻ.Hoạt động vui chơi, trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề đã giúp trẻ giảiquyết mâu thuẫn trên. Trẻ thể hiện được tính độc lập và tập khẳng định “cái tôi”thông qua “xã hội trẻ em” trong hoạt động vui chơi.Ví dụ: trẻ đóng vai: bác sĩ, y tá, bệnh nhân, cô giáo, mẹ, chú công nhân,...Lúcđóng vai trẻ tích cực hoạt động như đi lại, trao đổi, nói năng, giãy bày tìnhcảm,...Hoạt động vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ và chi phối tất cảcác hoạt động khác của trẻ, có ảnh hưởng lớn đến các mặt phát triển của trẻ, gópphần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo, chuẩnbị cơ sở tâm lý cần thiết cho hoạt động học tập ở trường tiểu học.1.3.2. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em1.3.2.1.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻemChơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa những biểu tượngcủa trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thếgiới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt động này, trẻ càng hiểu sâu hơnvề cuộc sôngs xung quanh. Tất cả những điều trẻ lĩnh hội được trước lúc chơidưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phúhơn.Ví dụ: Trẻ có biểu tượng chính xác hơn về chức năng sử dụng một số mộtsố đồ dùng sinh hoạt quen thuộc: cái thìa là để xúc cơm, múc canh, cái cốc là đểuống nước; người bác sĩ thì phải làm gì, bế em thế nào...Trong quá trình chơi,những tri thức mà trẻ nắm được trước đây bắt đầu tham gia vào một số liên hệmới và được điều khiển, vận dụng những tri thức ấy trong những hành độngchơi, thao tác chơi.Chơi là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới. Trong một số trườnghợp, khi tham gia trò chơi, dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ khám phá ranhiều điều mới lạ, thú vị ở thế giới xung quanh. Trong quá trình thực hiện hành15động chơi, thao tác chơi, trẻ nhận ra được một vài thuộc tính, mối quan hệ củacác sự vật hiện tượng.Ví dụ, trẻ hình dung ra được thế nào là to hơn, nhỏ hơn; thế nào là caohơn, thấp hơn; thế nào là gần hơn, xa hơn...Chính nhờ phát hiện ra những trithức mới đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực nhận thức của trẻ, thôithúc trẻ tham gia một cách chủ động, sáng tạo trong khi chơi.Chơi là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức của trẻ.Chơi không chỉ là phương tiện củng cố, mở rộng, chính xác hóa biểu tượng đãcó; cung cấp những tri thức mới cho trẻ mà còn là phương tiện phát triển các quátrình tâm lý nhận thức cho trẻ như: cảm giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng vàngôn ngữ.Khi tham gia vào trò chơi, các chuẩn cảm giác về hình dạng, kích thước,màu sắc của trẻ được củng cố và chính xác hóa, nhờ đó trẻ dễ dàng thực hiệnhành động chơi, nội dung chơi (xếp được ngôi nhà hợp lí; phân loại đồ vật theomàu sắc,...). Đặc biệt là khi tham gia vào trò chơi, có tính chủ định trong quátrình tri giác, chú ý, trí nhớ của trẻ được hình thành.Ví dụ, trẻ phải chú ý lắng nghe xem tiếng kêu đó là tiếng của con gì (trongtrò chơi “tai ai tinh”) để giải quyết nhiệm vụ chơi.Khi Tham gia vào trò chơi, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển mạnhmẽ. Trong quá trình chơi, đứa trẻ học thay thế đề vật này bằng đồ vật khác; nhậnđóng vai này , vai kia; nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng;...để thực hiện hànhđộng chơi, nội dung chơi. Đó là cơ sở quan trọng để nảy sinh và phát triển trítưởng tượng của trẻ. Thật vây, trong khi chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai theochủ đề) trẻ có thể làm bất cứ việc gì (nào là lái xe, chữa bênh, bán hàng, côgiáo...), có bất cứ cái gì mình muốn (muốn có ngựa thì dùng chiếc gậy hay dùngtàu lá cau, muốn có ô tô, đầu tàu hỏa thì chỉ cần một cái ghế hai tay bám vào vaighế là có...); trẻ hình dung sàn nhà lớp học khi thì là con đường từ đồng về làngmà con ngựa đang “nhông nhông nhông ngựa ông đã về” , khi thì là đường tàuhỏa “tu tu tu, xình xình xịch”; khi thì là sân bay “ù ù ù”. Khi đang tham gia vàotrò chơi, trẻ suy nghĩ về hành động chơi, thao tác chơi (làm bác sĩ thì phải làmgì, làm như thế nào); sử dụng vật thay thế như thế nào? Trẻ học cách giải quyếtnhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp nhất để thực hiện dự định đã đề ra.Qua đó tư duy của trẻ được phát triển mạnh mẽ.Vui chơi còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết khitham gia trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi suy nghĩcủa mình với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏa thuận trong khi16chơi; sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về thao tác, hành động chơi, thực hiện hànhđộng chơi, giao lưu với trẻ khác trong nhóm và các nhóm chơi khác; đánh giálẫn nhau...qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển (vốn từ được phong phú, kỹnăng giao tiếp được phát triển...)1.3.2.2.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ em.Chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đứccủa trẻ.Trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề ảnh hưởng mạnh mẽđến nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi,đứa trẻ trải nghiệm được những thái độ, tình cảm đạo đức và tập được hành viứng xử với người xung quanh bằng cách nhập vai của mình, qua đó trẻ học làmngười.Trong khi chơi, trẻ được thử sức hành động như người lớn, qua đó, dầndần hình thành hành vi, thái độ cho bản thân; thực hiện hành động chơi phù hợpvới nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội của vai chơi. Ví dụ, bác sĩ thì phải âncần niềm nở với bệnh nhân, phải thông cảm và chia sẻ với bệnh nhân; người bánhàng phải vui vẻ lịch thiệp với khách hàng; làm mẹ phải dịu dàng, ân cần vỗ vềem bé...Những tri thức về biểu tượng hành vi đạo đức được lĩnh hội trong cácmối quan hệ chơi ấy dần dần được trẻ vận dụng vào trong các mối quan hệ thựccủa đời sống: biết ân cần yêu thương giúp đỡ em nhỏ, biết lễ phép với người lớn,biết quan tâm chăm sóc người thân, biết vâng lời cô giáo.Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ biết đối xử nhẹ nhàng, yêuthương, che chở các em nhỏ hơn, biết nhăm sóc, lo lắng cho người thân khingười thân bị ốm đau...Nghĩa là các quy tắc ứng xử “bên ngoài” do động cơ chơiđã trở thành các quy tắc ứng xử “bên trong” của trẻ như cảm thông, chia sẻ,quan tâm, thật thà, dũng cảm, lòng nhân ái...Có thể nói rằng, vui chơi là mắt xích nối liền trẻ với quy tắc chuẩn mựcđạo đức xã hội, nó giúp cho quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức diễn ratự nhiên, hiệu quả và bền vững hơn mặc dù chơi chỉ là giả vờ nhưng hiệu giáodục lại rất thật, rất lớn lao.1.3.2.3.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ em.Chơi mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần của trẻ được sảng khoái– một yếu tố quan trọng để phát triển thể chất cho trẻ, vì tinh thần sảng khoái,thỏa mãn sẽ làm cho thể lực được phát triển tốt hơn.17Khi tham gia vào trò chơi, các cơ quan trong cơ thể được vận động mộtcách tích cực, thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoànmáu...góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻCác trò chơi vận động phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi giúp đẩymạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triển thểchất và hoàn thiện các vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, leo, trèo, ném, bắt vàgóp phần rèn luyện tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sựkhéo léo nhưng cần có sự hướng dẫn của giáo viên.1.3.2.4.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em.Chơi là hoạt động phản ánh cuộc sống của xã hội. Khi tham gia trò chơi,trẻ cảm nhận được cái đẹp ở sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kíchthước, âm thanh của đồ vật, đồ chơi. Đặc biệt trong khi chơi, nhất là trò chơiđóng vai theo chủ đề, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong hành vi, trong giao tiếp,ứng xử của các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thế giới hiệnthực. Vấn đề đặt ra là, khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, tổ chức cáchoạt động vui cho trẻ, cô giáo cần tạo ra môi trường tiện lợi để hấp dẫn, lôi cuốntrẻ tích cực hoạt động. Trong đó yếu tố thẩm mỹ cần được đặc biệt quan tâm, từviệc trang trí lớp học, lựa chọn đồ chơi, đến cách cư xử trong quan hệ chơi cũngnhư quan hệ thực. Cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử lời nói khitrẻ thực hiện vai chơi. Ngoài ra trẻ còn có cơ hội, điều kiện để tạo ra cái đẹpthông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, xây dựng lắp ghép.1.3.2.5.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục lao động cho trẻ em.Khi tham gia chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mốiquan hệ giữa những người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận được những biểutượng về lao động, về ý nghĩa xã hội và tính hợp tác của nó, một số kỹ năng laođộng đơn giản được hình thành ở trẻ: kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng laođộng trực nhật.Trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ sẽ hình thành đượcmột số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đứccủa người lao động trong tương lai như tính mục đích, sáng tạo, kiên trì, yêu laođộng.Như vậy có thể nói, chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhàgiáo dục vần khai thác thế mạnh của hoạt động vui chơi trong quá trình chămsóc giáo dục trẻ em. Hãy tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ em được chơi mộtcách chủ động sáng tạo và chơi hết mình. Đối với trẻ thơ, chơi là cuộc sống của18trẻ. Tổ chức cho trẻ chơi là mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ, tạo điều kiện chotrẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.1.3.3. Chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường mầm nonTrước hết có thể giải thích rằng, chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ, nó cómặt trong các hoạt động khác của trẻ, như hoạt động học tập, hoạt động laođộng, trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Do vậy, việc tổ chức chotrẻ chơi vừa là nhiệm vụ, vừa là con đường giáo dục có hiệu quả cho trẻ em.Chơi là phương thức thỏa mãn nhu cầu được sống và được làm việc nhưngười lớn. Trong một giờ chơi phản ánh một mảng của hiện thực đời sống xãhội: bệnh viện, trường học, cửa hàng bách hóa, công viên...mỗi trẻ có vị trí nhấtđịnh trong nhóm chơi. Trong khi chơi trẻ không chỉ phối hợp với nhau trongnhóm chơi mà còn phối hợp với nhau giữa các nhóm chơi, sự phối hợp giữa trẻvới nhau như vậy đã hình thành một “xã hội trẻ em” trong khi chơi. Trong xãhội ấy, trẻ thỏa sức hành động, được sống trong xã hội của người lớn thu nhỏ,được làm việc, được nói năng, được xưng hô như người lớn...vì thế trẻ luôn làchủ thể tích cực. Ở đây, trẻ tìm thấy vị trí của mình trong nhóm bạn bè và cũngở đây, trẻ cảm thấy mình được tự do thoải mái và tự tin vào bản thân mình hơn.Chính vì thế có thể nói “xã hội trẻ em” là hình thức đầu tiên giúp trẻ được sốngvà làm việc cùng nhau, được sống cuộc sống của người lớn.Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ. Dođó, người lớn cầntổ chức tốt các hoạt động của “xã hội trẻ em”, tạo ra môitrường lành mạnh, có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với trẻ. Muốn vậy, ngườilớn phải chú ý tổ chức cho trẻ được chơi thoải mái, tạo môi trường, tình huốngcho trẻ phối hợp – liên kết với nhau trong các nhóm chơi và làm cho hoạt độngchơi của trẻ thực sự là một hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường mầmnon.1.4. PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM1.4.1. Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triểnĐại diện cho kiểu phân loại này là hai nhà giáo dục học Ph. Phriben (Đức)và MOoontexori (Ý) các tác giẻ chia trò chơi thành ba nhóm:Nhóm 1: Gồm các trò chơi nhằm rèn luyện và phát triển các giác quan chotrẻ.Nhóm 2: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển và tập luyện vậnđộng cho trẻ.Nhóm 3: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.19Ưu điểm của cách phân loại trò chơi này là tập trung giáo dục và pháttriển từng mặt cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi, tập có hệ thống từ dễ đến khó.Hạn chế: cách phân loại này loại bỏ mất nhóm trò chơi sáng tạo, phủ nhậnmầm móng sáng tạo của trẻ. Khi chơi các trò chơi này, trẻ hoàn toàn bị áp đặttheo ý của người lớn. Hơn nữa cách phân loại này mâu thuẫn với tính chất vàđặc điểm của chơi, vì khi trẻ chơi bất cứ trò nào thì các mặt đức, trí, thể lực cũngđược phát triển và giáo dục một cách đồng bộ trong một khối thống nhất chứkhông chỉ riêng rẽ từng mặt nào đó được phát triển.Cách phân loại này đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới như:Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nga, Việt Nam.1.4.2. Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc của trò chơiTác giả của cách phân loại này là G. Piagie. Ông cho rằng, hoạt động vuichơi của trẻ là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ và sự pháttriển ấy chính là sự thích nghi (thiết lập mối cân bằng giữa cơ thể và môitrường). Trong quá trình thích nghi, ông phân biệt hai khái niệm “đồng hóa” và“điều ứng”. Theo ông, chơi chính là sự “đồng hóa”, “điều ứng” trước, song ởđây ông nhìn nhận và chỉ xem xét chơi như là một hoạt động thuần túy. Từ đó,ông phân loại trò chơi theo cấu trúc của nó. Trong cấu trúc của chơi, ông tách ralàm hai bộ phận chính: Là luyện tập, ký hiệu và quy tắc. Trên cơ sở đó ông phântrò chơi thành ba nhóm tương ứng với ba bộ phận trong cấu trúc của chơi.- Nhóm 1: Gồm các trò chơi luyện tập dành cho trẻ 2 tuổi- Nhóm 2: Gồm các trò chơi ký hiệu dành cho trẻ từ 2 - 4 tuổi- Nhóm 3: Gồm các trò chơi có quy tắc (có luật) dành cho trẻ từ 7 - 12tuổi.Ưu điểm: Ông đã phân loại trò chơi theo sự phát triển của đứa trẻ. Nhómtrò chơi luyện tập xuất hiện ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc sống trẻ.Những trò chơi luyện tập này có tác dụng giáo dục và phát triển khả năng cảmnhận và vận động của trẻ.Hạn chế: Ông phủ nhận tính bắt chước của trẻ và cho rằng, trò chơi “kíhiệu” là do trẻ tự tưởng tượng ra, tự nghĩ ra trong đầuTheo ông, các trò chơi có luật xuất hiện ở lứa tuổi học sinh phổ thông (7 –12 tuổi). Song trong thực tế, nhiều trò chơi có luật đã được trẻ chơi nhiều ngaytừ lứa tuổi mầm non.Ứng dụng: Sự phân loại của ông được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.1.4.3. Phân loại trò chơi của hệ thống giáo dục học Xô viết cũ20Nhóm giáo dục học Xô viết trước đây đã chia trò chơi trẻ em thành hainhóm:Nhóm 1: Nhóm trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi như sau:- Trò chơi đóng vai theo chủ đề- Trò chơi lắp ghép – xây dựng- Trò chơi đóng kịchNhóm 2: Nhóm trò chơi có luật bao gồm các trò chơi như sau:- Trò chơi học tập- Trò chơi vận độngƯu điểm: thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khi chơi. Coi chơi làhoạt động tự lập của trẻ (chúng tự nghĩ ra ý định, chủ đề, nội dung, tự thảo luậnvới nhau và tìm các phương tiện cần thiết để thực hiện trò chơi của chúng...).Chơi mang lại sự thỏa mãn nhu cầu đươc chơi của trẻ, chơi tạo điều kiện cho trẻđược tích cực hoạt động trong nhóm bạn bè. Trong khi chơi, trẻ cố gắng hếtmình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết thiết lập các mối quan hệ với bạnbè và điều chỉnh hành vi phù hợp với nhóm chơi.Hạn chế: Cách chia này mang tính ước lệ, các tiêu chí đưa ra chỉ mangtính tương đối. Bởi lẽ, trò chơi nào cũng mang tính sáng tạo, cũng có luật củanó.Ứng dụng: được ứng dụng ở Liên Xô trước đây, các nước Đông Âu, Việt Nam.1.4.4. Cách phân loại trò chơi ở nước taTrước những năm 60 của thế kỷ XX, Các nhà giáo dục Việt Nam áp dụnghệ thống phân loại của Ph. Phreben nhưng không đầy đủ. Tiêu chí phân loại tròchơi không có, nên biến chơi thành tiết học (đưa vào thời khóa biểu những tiếtluyện giác quan, những tiết lắp ghép...) không coi chơi là hoạt động chủ đạo củatrẻ mầu giáo.Trong những năm 60, người ta phân trò chơi trẻ em thành hai nhóm:Nhóm 1: Trò chơi phản ánh sinh hoạtNhóm 2: Trò chơi vận động bao gồm:- Trò chơi vận động tự do với dụng cụ thể dục (vòng, gậy) gắn với thaotác chơi.- Trò chơi vận động có luật lấy từ trò chơi dân gian và bắt chước một sốtrò chơi của nước ngoài (cướp quân, cuớp cờ).Trong những năm 70, người ta phân trò chơi trẻ em trhanhf hai nhóm:21- Nhóm trò chơi đóng vai theo củ đề- Nhóm trò chơi vận động (chơi tập thể, chơi cá nhân) kèm theo có chủđềTừ những năm 80, của thế ký XX, trong các trường mẫu giáo ở Việt Namáp dụng hệ thống phân loại của các nhà giáo dục Xô viết. Nhưng cũng chưahoàn toàn thống nhất về cách phân loại trò chơi này.Trong những năm gần đây nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học mầm nonViệt Nam đã có cái nhìn khoa học hơn về trò chơi trẻ em. Họ cho trằng, hoạtđộng vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em lứa tuổi mầm non. Ngay từ đầutuổi ấu nhi trò chơi đã có ý nghĩa lớn trong đời sống của trẻ em. Theo họ, tròchơi giả bộ là trò chơi đặc trưng - trò chơi trung tâm của trẻ em lứa tuổi mầmnon. Sự phát triển của trò chơi này có hai giai đoạn rõ rết. Giai đoạn đầu: Tròchơi phản ánh sinh hoạt ở lứa tuổi ấu nhi; giai đoạn sau (giai đoạn phát triểnhoàn chỉnh): Trò chơi đóng vai có chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo.Gồm các loại trò chơi như sau:- Trò chơi đóng vai theo chủ đề- Trò chơi xây dựng- Trò chơi đóng kịch- Trò chơi học tập- Trò chơi vận động- Trò chơi dân gian- Trò chơi hiện đại22CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP1. Tại sao nói chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non.2. Phân tích những đạc điểm đặc trưng của hoạt động vui chơi của trẻem lứa tuổi mầm non. Cho ví dụ minh họa.3. Chứng minh rằng chơi là một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻem lứa tuổi mầm non. Từ đó bạn có suy nghĩ gì về việc tổ chức hoạtđộng vui chơi cho trẻ em?4. Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động vui chơi với hoạt động học tập,hoạt động lao động và hoạt động nhệ thuật của trẻ ở trường mầm non.5. Phân tích những đặc điểm chủ yếu của đồ chơi trẻ em. Cho ví dụminh họa.6. Nêu những yêu càu cơ bản khi sưu tầm, lựa chọn, làm đồ chơi cho trẻem.23Chương 2PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺTỪ 0 - 3 TUỔI2.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 0 - 3TUỔIHoạt động với đồ vật là con đường đầu tiên giúp trẻ nhận thức thế giớixung quanh, lĩnh hội kinh nhiệm xã hội loài người.Trong quá trình tổ chức cho trẻ trực tiếp thao tác với đồ vật, cô giáo hướngdẫn trẻ nhận thức và khám phá thế giới đồ vật đó. Nhờ quá trình cảm giác và trigiác, các biểu tượng sơ đẳng, đơn giản đầu tiên dần dần được hình thành trong trínão non nớt của trẻ. Nhờ sự hướng dẫn của người lớn, đứa trẻ đã hướng hoạt độngcủa mình vào việc nắm chức năng và phương thức sử dụng đồ vật. Cứ như vậy,trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội lịch sử được ẩn tàng trong thế giới đồ vật,làm cho đời sống tâm lý của trẻ phát triển mạnh mẽ. Hoạt động với đồ vật trởthành hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi hài nhi.Nhờ có hoạt động với đồ vật mà chức năng của đồ vật lần đầu tiên đượcbộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý củatrẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, lôi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ, bậnrộn suốt ngày. Chính nhờ vậy, tâm lý của trẻ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trítuệ.Thông qua hoạt động với đồ vật mà các giác quan của trẻ, đặc biệt là thịgiác và xúc giác phát triển, khả năng phối hợp giữa thị giác và thính giác của trẻngày càng tốt hơn. Sự phong phú về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanhcủa đồ vật, đồ chơi là đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ gẫn gũi,ngắm nghía, sờ mó, thao tác...với đồ vật. Được sự hướng dẫn của người lớn,những chuẩn cảm giác ở trẻ được hình thành trong quá trình hoạt động với đồvật.Thông qua hoạt động với đồ vật, được sự hướng dẫn của người lớn, trẻnắm tên gọi của đồ vật, màu sắc, kích thước, âm thanh, vật liệu... nắm đượccông dụng, cách thức sử dụng đồ vật và tiếp nhận được những quy tắc hành vixã hội gắn liền với đồ vật đó. Trên cơ sở đó, trẻ biết so sánh, phân biệt đồ vậtnày với đồ vật khác, biết xếp lại những vật giống nhau... Nghĩa là tư duy của trẻđược phát triển. Mặt khác, nhờ sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng,kích thước, âm thanh và đặc biệt là sự khám phá ra chức năng và phương thức24sử dụng đồ vật làm cho xúc cảm nói chung và xúc cảm trí tuệ của trẻ nói riêngđược hình thành.Hoạt động với đồ vật còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển vận động,đặc biệt là sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay và ngón tay của trẻ. Từ chỗ trẻ nắmđồ vật bằng cả bàn tay còn rất vụng về đến chỗ trẻ biết thao tác với đồ vật mộtcách khéo léo, linh hoạt. Có thể nói, hoạt động với đồ vật là con đường cơ bảnđể rèn luyện sự khéo léo tinh tế của đôi bàn tay và các ngón tay của trẻ.2.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚIĐỒ VẬT CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔIHoạt động với đồ vật là hoạt động lôi cuốn tâm trí của trẻ mạnh mẽ, ngoàinhững giờ chơi - tập có chủ đích, cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi vào nhữngthời điểm khác nhau trong ngày: chơi vào đầu giờ đón trẻ, chơi sau khi thứctỉnh, chơi vào giờ chơi tự do. Tuy nhiên, mục đích chơi - tập, nội dung chơi tập, yêu cầu chơi - tập có thể khác nhau, nhưng để nâng cao hiệu quả của cáchoạt động chơi - tập nói trên, phương pháp, biện pháp tổ chức, hướng dẫn của côgiáo giữ vai trò quan trọng.Để lôi cuốn trẻ vào hoạt động với đồ vật, trước hết cô giáo cần tạo ra tìnhhuống hấp dẫn và khéo léo đề ra nhiệm vụ cho trẻ khi tham gia vào hoạt động.Ví dụ: xếp gara ôtô, xâu hạt tặng mẹ...Sau đó, cô làm mẫu kèm theo lời hướng dẫn để trẻ quan sát và có thể bắtchước. Khi làm mẫu xong, cô khuyến khích trẻ cùng làm theo cô. Đối với trẻnhỏ “chậm hiểu” chơi - tập lần đầu, cô thao tác một cách từ từ, vừa làm vừahướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác. Còn đối với những trẻ lớn “nhanh hiểu”,cô có thể hướng dẫn bằng lời và khuyến khích trẻ tự làm. Trong quá trình hướngdẫn trẻ hoạt động với đồ vật, cô cần động viên, khuyến khích kịp thời những trẻcó thao tác, hành động đúng và uốn nắn những trẻ có những thao tác khôngđúng.Để duy trì hứng thú của trẻ trong hoạt động với đồ vật, cô giáo cần thayđổi đồ chơi, trò chơi... chủ đề chơi - tập. Ví dụ trong thời gian biểu của tuần, côcó thể xếp xen kẽ nội dung chơi - tập như thứ ba cho trẻ thực hiện nội dung chơi- tập xếp chồng, thứ năm trong tuần là “chọn đồ vật có màu xanh”.2.2.1. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong nămđầuTổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong năm đầu được tiến hành trongcác giờ chơi - tập hàng ngày ở trường mầm non. Mỗi ngày cô nên tổ chức chotrẻ chơi - tập 2 lần (vào buổi sáng và chiều), khi trẻ đang thức trong tâm trạngthoải mái.25

Tài liệu liên quan

  • Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, thành phố hồ chí minh Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, thành phố hồ chí minh
    • 111
    • 1
    • 3
  • MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA HỌC PHẦN “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON” MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA HỌC PHẦN “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON”
    • 6
    • 1
    • 12
  • sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mầm Non sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mầm Non
    • 27
    • 12
    • 40
  • ĐỀ CƯƠNG môn tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI cho trẻ mầm non ĐỀ CƯƠNG môn tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI cho trẻ mầm non
    • 3
    • 6
    • 110
  • Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường Mầm non quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường Mầm non quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
    • 113
    • 2
    • 22
  • skkn-Một số biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo skkn-Một số biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
    • 23
    • 1
    • 3
  • Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa) Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa)
    • 41
    • 1
    • 14
  • sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
    • 22
    • 501
    • 2
  • Skkn biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non hoa pơ lang Skkn biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non hoa pơ lang
    • 26
    • 594
    • 0
  • Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
    • 3
    • 1
    • 9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(12.06 MB - 75 trang) - Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tổ Chức Vui Chơi Cho Trẻ Mầm Non