Hướng Dẫn Giáo Viên Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi ở Trường ...
Có thể bạn quan tâm
I. Vai trò, mục đích và bản chất của hoạt động vui chơi đối với việc phát triển trẻ toàn diện:
- Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh.- Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức- Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện.- Như vậy, hoạt động vui chơi được nhìn nhận với phương diện như là phương tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. Vui chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ, trẻ với môi trường xung quanh; trong vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, khi chơi các trò chơi trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của người lớn một cách tự nhiên, lĩnh hội những kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành động, những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống...- Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và tự tin; xã hội trẻ em được hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: khả năng hoà nhập vào nhóm chơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng những yêu cầu của xã hội trẻ em và bộc lộ những khả năng riêng của trẻ. * Tóm lại: vui chơi là một trong những nhu cầu đầu tiên của trẻ- Trẻ muốn chơi và thích chơi. Thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ.II. Một số nét đặc trưng trong hoạt động vui chơi của trẻ:Trẻ được hoạt động vui chơi dưới hình thức trẻ làm trung tâm đã tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng thú, dám thể hiện “cái tôi” của mình, bước đầu đặt nền tảng cho việc đào tạo nên những con người dám nghĩ, dám làm trong tương lai.Hoạt động vui chơi của trẻ mang một số nét đặc trưng sau:- Trẻ khởi xướng- Trẻ thiết kế: chọn trò chơi-đồ chơi- Trẻ tham gia theo sở thích- Trẻ chơi tự nhiên không gượng gạo gò bó, giả tạo- Trẻ tự động chơi- Trẻ tự nguyện chơi* Thời lượng trẻ vui chơi chiếm gần 2/3 thời lượng trong một ngày (trừ các khoảng thời gian dành cho trẻ ngủ, ăn, vệ sinh), các hoạt động còn lại trong ngày chính là hoạt động vui chơi của trẻIII. Nội dung và các biện pháp, hình thức tổ chức và lập kế hoạch hoạt động vui chơi:1. Lập kế hoạch hoạt động vui chơi:Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi dựa trên việc thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề (Nhà trẻ: 5 chủ đề, MG: 10-11 chủ đề)- Lựa chọn nội dung và sắp xếp tích hợp theo chủ đề.- Lựa chọn thời gian, không gian, thiết bị và nguyên vật liệu để tổ chức hoạt động vui chơi.- Mỗi loại trò chơi giáo viên có thể xây dựng nhiều nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện chủ đề nhánh để đưa vào cho phù hợp: GV lựa chọn và đưa những nội dung nào vào trong kế hoạch hoạt động (ngày), (tuần) sao cho phù hợp với chủ đề đang thực hiện nhằm giúp trẻ củng cố và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng khác- Xây dựng kế hoạch vui chơi cho từng chủ đề, cả năm học phải thoã mãn tính liên kết của chủ đề, phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ, của lớp. Việc xây dựng kế hoạch giáo viên có thể thay đối linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung chủ đề đang thực hiện và mang lại hiệu quả cao trên trẻ2. Một số trò chơi được đưa vào trong chương trình hoạt động vui chơi gồm:- Trò chơi đóng vai- Trò chơi đóng kịch- Trò chơi xây dựng-lắp ghép- Trò chơi học tập- Trò chơi vận động- Trò chơi dân gian- Chơi với phương tiện công nghiệp hiện đại3. Cách tiến hành các loại trò chơi:a. Trò chơi đóng vai:* Đặc điểm:- Là loại trò chơi sáng tạo tiêu biểu nhất- Trẻ đóng vai người khác, qua đó phản ảnh ấn tượng, biểu tượng và hiểu biết của trẻ về các hoạt động và mối quan hệ xã hội- Trẻ thích chơi đồ chơi gần giống như vật thật- Trẻ tự lập kế hoạch và điều khiển trò chơi trong nhóm- Biết thể hiện mối quan hệ qua lại, phối hợp giữa các nhóm chơi trong chủ đề chơi chung, giúp đỡ nhau khi chơi và nhận xét đánh giá lẫn nhau.* Cách tiến hành:- GV theo dõi quá trình tiến triển của trò chơi, theo dõi xem trẻ chơi có tích cực không và gợi ý giúp trẻ tham gia vào các quan hệ phức tạp, trong quá trình chơi trẻ biết phối hợp, chia sẻ, hợp tác với nhau từ đó nội dung trò chơi sẽ phong phú và đa dạng hơn , GV cần chú ý liên kết giữa các nhóm chơi thông qua chủ đề chơi.- Dùng các câu hỏi gợi ý để giúp trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong khi chơi- Giúp trẻ phát triển trò chơi theo hướng tích cực và mở rộng các chủ đề chơi thông qua việc cho trẻ quan sát, tham quan các hoạt động của con người trong xã hội.- Hướng trẻ vào chủ đề, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hằng ngày vào trò chơi.- Chú ý mối quan hệ của trẻ trong các vai chơi để hình thành cho trẻ tính tự lập, tự tin, không nên để trẻ đóng vai chính (thủ lĩnh) thường xuyên.b. Trò chơi đóng kịch:* Đặc điểm:- Trò chơi đóng kịch là dạng của trò chơi phân vai theo các tác phẩm văn học- kịch bản phỏng theo câu truyện và các vai là những nhân vật trong câu truyện- Trong quá trình đóng kịch, trẻ phản ảnh tính cách, hành động, quan hệ xã hội của các nhân vật trong các tác phẩm văn học và thể hiện thái độ đối với nhân vật thông qua điệu bộ, giọng nói và hành động.- Trò chơi đóng kịch hướng đến hoạt động biểu diễn văn nghệ* Cách tiến hành:- Trẻ được sắm vai những nhân vật trong truyện.- Chọn những truyện có nhân vật đối thoại nhiều, nội dung hấp dẫn và cho trẻ nhớ cốt chuyện, thuộc lời nói của các nhân vật trong giờ LQVH hoặc các buổi chiều trong tuần.c. Trò chơi xây dựng-lắp ráp-ghép hình:* Đặc điểm:- Phản ảnh ấn tượng, biểu tượng và hiểu biết của trẻ về thế giới vật chất thông qua hình khối.- Sử dụng các nguyên vật liệu: các hình khối lớn, các viên gạch đồ chơi, các miếng chắp hình, cát, nước... và cần có không gian- Trẻ biết lắp ráp, xếp những “công trình” bằng các vật liệu khác nhau, bố cục hợp lý và sáng tạo.- Biết sử dụng những đồ dùng-đồ chơi trong lớp và các sản phẩm khác từ những hoạt động khác vào trò chơi xây dựng.- Dùng “công trình” xây dựng cho chủ đề chung, liên kết các trò chơi với nhau...* Cách tiến hành:- Trẻ sử dụng các vật liệu đơn lẻ, rời để trẻ tự xếp, xây dựng theo chủ đề, không sử dụng các đồ chơi lắp ráp sẵn.- GV gợi cho trẻ nhớ lại những vật hoặc cảnh đã thấy để trẻ xây dựng.- Nếu xây dựng “công trình lớn” cô cho trẻ phân công nhau mỗi trẻ chịu trách nhiệm xây dựng một phần và thoả thuận giữa các nhóm.- Trong khi trẻ chơi, cô theo dõi giúp đỡ bằng cách: tham gia ý kiến, cung cấp thêm đồ chơi bổ sung vào những vật liệu xây dựng sẵn có.- Cuối buổi chơi, có thể giữ lại công trình xây dựng 1 thời gian nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của lớp- Nhận xét của cô và trẻ hướng tới chất lượng và vẻ đẹp của công trìnhd. Trò chơi học tập:* Đặc điểm:- Rèn luyện và phát triển các giác quan, năng lực trí tuệ của trẻ như nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy ngôn ngữ.- Hứng thú của trẻ hướng vào đặc điểm riêng của đồ chơi (hình dáng, màu sắ, kích thước...)- Trò chơi học tập được sử dụng vào 1 phần của giờ học và là phương pháp tiến hành hoạt động học có chủ đích.* Cách tiến hành:- Chú ý phát huy tính tích cực của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ, quan sát, chú ý, phát triển ngôn ngữ trong quá trình chơi.- Có thể thay đổi nội dung của một số trò chơi cho phù hợp với chủ đề.e. Trò chơi vận động:* Đặc điểm:- Là loại trò chơi sử dụng cơ bắp và toàn bộ cơ thể, trò chơi vân động phát triển cả vận động thô và tinh, cũng như kiểm soát các cơ và các kỹ năng phối hợp. Trò chơi vận động giúp trẻ hiểu biết về không gian và hình thành tính tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.- Trò chơi vận động thường phù hợp với không gian bên ngoài hơn trong phòng nhóm.* Cách tiến hành:- Chú ý động viên những trẻ thiếu mạnh dạn, nhút nhát tham gia hoạt động, không để trẻ tham gia quá sức ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.- Nhắc nhở trẻ nhớ luật chơi và nghiêm túc tuân theo luật chơi.- Nếu những trò chơi có câu thơ và bài hát thì GV cần hướng dẫn cho trẻ học thuộc trước khi chơi.f. Trò chơi dân gian:* Đặc điểm:- Là những trò chơi sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian.- Là những trò chơi có lời đồng dao như: Nu na nu nống, Xỉa cá mè, dung dăng dung dẻ...- Luật chơi của từng trò chơi mang tính ước lệ, tạm thời. Do đó, trong quá trính chơi tuỳ theo độ tuổi, mức độ kinh nghiệm của trẻ, mức độ của từng trò chơi GV có thể thay đổi luật chơi cho phù hợp, hấp dẫn.* Cách tiến hành:- Khi hướng dẫn lưu ý trong trò chơi có lời đồng dao nhằm kết hợp vui chơi và luyện phát âm cho trẻ (chú ý phải phát âm rõ và chính xác)- Khi cho trẻ chơi, cô đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ thuộc.- Tuỳ trình độ và khả năng của trẻ, GV có thể thay đổi luật chơi, cách chơi, đồ chơi để làm trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú.- Với những trò chơi dân gian lần đầu, cô thường là người “trưởng trò” hoặc là “cái” cùng chơi với trẻ, thông qua đó, giải thích luật lệ và hướng dẫn trẻ chơig. Trò chơi với phương tiện công nghiệp hiện đại (xem vô tuyến, chơi vi tính...)* Đặc điểm:- Chương trình nghe nhìn giới thiệu cho trẻ các hoạt động gián tiếp, cung cấp những thông tin cần thiết để trẻ mở rộng ý tưởng khi chơi.* Cách tiến hành:- Được bố trí hợp lý trong ngày cho cả lớp dưới sự điều khiển của giáo viên, thời gian xem TV, Video là hoạt động tĩnh.- Đối với các trường có điều kiện có thể sử dụng phần mềm Edmark và ứng dụng các trò chơi vào trong hoạt động học và vui chơi cho trẻ.4. Hoạt động vui chơi của trẻ bao gồm: Hoạt động chơi ngoài trời, chơi tự do, hoạt động góc, chơi các trò chơi có luật trong hoạt động học có chủ định, hoạt động chiều* Hoạt động ngoài trời: Thực hiện trước hoặc sau hoạt động góc- Trẻ chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời, với các vật liệu thiên nhiên, trò chơi vận động, trò chơi dân gian- Bố trí khu vực chơi ngoài trời: vị trí nơi chơi, chơi dụng cụ (vòng, bóng, xe kéo, xe đạp..), tất cả phải đảm bảo an toàn cho trẻ về độ phẳng của nền ciment, độ ánh sáng, độ an toàn của đồ chơi...* Chơi tự do: vào thời gian đón-trả trẻ, chơi mọi nơi mọi lúc; trẻ chơi với đồ chơi theo sở thích ở các góc hoặc chơi trò chơi dân gian, trò chơi vận động nhẹ nhàng, ở hoạt động chiều ngoài chơi theo ý thích trẻ còn được chơi trò chơi đóng kịch* Chơi các trò chơi có luật: chơi trong các hoạt động học có chủ đích: trò chơi học tập, trò chơi vận động* Hoạt động góc: chơi sau hoạt động học có chủ định (chơi tập có chủ định) hay sau hoạt động ngoài trời. Chơi với các góc chơi: Góc đóng vai, góc xây dựng-lắp ghép, góc học tập (khám phá khoa học), góc tạo hình, góc âm nhạc, góc thư viện-sách (Đỗi với mẫu giáo); góc sách, góc thao tác vai, góc vận động, góc Hoạt động với đồ vật (Đối với nhà trẻ)5. Hướng dẫn chơi:Có 2 hình thức của hoạt động vui chơi để giúp trẻ chơi có hiệu quả:a. Chơi tự do:- Chơi không có sự can thiệp hay tham gia trực tiếp của giáo viên- Dựa trên kinh nghiệm của trẻ- Trẻ chủ động lựa chọn, tự định ra cách thức tiện hành và biết kiểm soát quá trình chơi- Trẻ thường chơi mải mê, say sưa* Hình thức này thường được sử dụng cho trẻ chơi tự do, chơi mọi nơi mọi lúc*Vai trò của giáo viên là quan sát và khuyến khích mở rộng hoạt động vui chơi của trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi mở, khen ngợi động viên trẻ và dành chút ít thời gian cho từng trẻb. Chơi có hướng dẫn theo cá nhân, nhóm và tập thể ở trong lớp hay ngoài trời:- Chơi có sự gợi ý, tham dự thích hợp của giáo viên- Giáo viên hỗ trợ trẻ chơi: gợi ý kế hoạch chơi, dạy cách chơiVai trò của giáo viên: giới thiệu và giải thích một cách cụ thể và cẩn thận trò chơi cho trẻ- GV chọn những trò chơi có nội dung phù hợp với chủ đề .* Như vây, vai trò của GV trong việc tổ chức hoạt động vui chơi là tạo cơ hội và hướng dẫn khi cần thiết như:- Biết quan sát, lắng nghe- Cùng tham gia gợi ý- Cung cấp các cơ hội chơi- Chuẩn bị đồ dùng vật liệuc. Cách tiến hành một buổi chơi:- Hướng trẻ vào trò chơi (hay thoả thuận chơi)- Quá trình tiến triển trò chơi (quá trình chơi của trẻ)- Kết thúc chơiTuỳ theo tình hình hoạt động chơi của trẻ trong lớp mà việc tổ chức, hướng dẫn của giáo viên có khác nhau, cụ thể:C1. Đối với trò chơi mới, trẻ chơi lần đầu:- Trước khi cho trẻ chơi, giáo viên phải tích luỹ kiến thức kinh nghiệm, hình thành biểu tượng và tạo ấn tượng cho trẻ bằng cách trò chuyện với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe, xem băng hình, tranh ảnh, đi tham quan... Sau đó giáo viên tiến hành tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi.* Bước 1: Hướng trẻ vào trò chơi (thoả thuận chơi)- Dùng lời nói ngắn gọn, rõ ràng mang tính chất đề nghị: “Chúng ta cùng chơi nhé!” “C/c có thích chơi trò chơi không? Chúng ta cùng chơi nào?” “Cháu nào thích chơi trò chơi với cô không? lại đây, chúng ta cùng chơi !”- Sau khi dẫn dắt trẻ vào trò chơi, GV cùng trẻ thoả thuận về nội dung chơi, đàm thoại với trẻ, gợi trẻ nhớ lại những gì mà trẻ đã biết thông qua các tiết học, tranh ảnh, băng hình... hướng trẻ bàn bạc, tự quyết định vai mình đóng, Những câu hỏi “nên chơi ở chổ nào?” “cần những gì trong trò chơi này ” ... là những câu hỏi hướng trẻ quyết định địa điểm chơi, đồ chơi, vật liệu chơi.* Bước 2: Quá trình tiến triển trò chơi- Cô có thể chơi cùng trẻ: cô đóng 1 vai thông qua đó dạy trẻ cách chơi và điều khiển trẻ chơi- Nếu không sử dụng cách chơi cùng trẻ, cô có thể trực tiếp dạy trẻ cách chơi, tổ chức điều khiển trẻ chơi; trong quá trình diễn ra trò chơi, GV kết hợp quan sát trẻ và có những tác động hợp lý, khuyến khích, giảng giải hay bổ sung đồ chơi...* Bước 3: Kết thúc chơiGV nhận xét cụ thể, gợi ý, bổ sung nội dung để trẻ có thể tiếp tục ở buổi chơi sau khi giảm dần sự can thiệp C2. Đối với trò chơi trẻ đã chơi nhưng nội dung còn nghèo:- Khi tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, GV không đặt vấn đề tích luỹ hiểu biết kinh nghiệm, hình thành biểu tượng cho trẻ 1 cách cụ thể bài bản như những trò chơi mới chơi lần đầu.- GV chỉ cần đàm thoại, trò chuyện... hoặc cùng trẻ thảo luận về cách xử lý tình huống có thể xảy ra- Ở bước thoả thuận chơi, GV quan sát để trẻ tự thoả thuận về nội dung chơi, về vai chơi, chỉ gợi ý khi thấy cần thiết: có thể gợi ý, bổ sung thêm nội dung chơi, có thể nêu nhận xét về việc phân vai chơi của trẻ, định hướng cho trẻ.- Trong quá trình tiến triển trò chơi, trẻ tự tổ chức, điều khiển nhóm chơi của mình- GV quan sát nhằm phát hiện: nội dung chơi của trẻ có phong phú, hướng dẫn lôi cuốn trẻ hay không? Hành động chơi có đơn điệu không? mối quan hệ giữa các vai chơi và quan hệ thực như thế nào? Trong nhóm chơi, trẻ nào cần giúp đỡ? Trẻ nào chơi hứng thú? Trẻ nào không?...- GV có thể sử dụng các phương pháp: gợi ý- khuyến khích động viên khen trẻ, bổ sung đồ chơi vật liệu chơi, giúp đỡ khi trẻ yêu cầu hoặc cùng tham gia chơi với trẻ...- Kết thúc chơi: GV nhận xét chung, kích thích trẻ suy nghĩ, đưa ra những ý tưởng hay để phát triển nội dung chơi cho buổi chơi sau hoặc cô gợi ý giúp trẻ.C3. Đối với trò chơi trẻ đã chơi quen nhưng vẫn thích chơi và chơi tốt:- GV hoàn toàn để trẻ tự lập trong khi chơi: tự thoả thuận chơi, tự điều khiển quá trình chơi, tự giải quyết mâu thuẩn, xung đột, GV chỉ giúp trẻ, can thiệp nếu trẻ yêu cầu tạo cho trẻ được chủ động, sáng tạo, làm chủ trong trò chơi của mình.* Những trò chơi phải có sự liên kết với nhau trong quá trình trẻ chơi nhằm phản ảnh sinh động cuộc sống, sinh hoạt lao động của người lớn. vì vậy, việc tổ chức hướng dẫn của GV không tách rời riêng bịêt từng trò chơi mà liên kết trong một thể thống nhất đòi hỏi người GV phải rất linh hoạt, sáng tạo, chủ động để đạt được hiệu quả giáo dục cao.6. Điều kiện phương tiện và môi trường:* Một số nguyên tắc bố trí góc hoạt động- Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau- Bố trí góc chơi ồn ào (góc xây dựng, góc gia đình) xa góc yên tĩnh (góc tạo hình, góc thư viện)- Có góc cố định (góc tạo hình, góc gia đình, góc thư viện), có góc di động hoặc thay đổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó- Lối đi lại giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển dễ dàng- Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng giá, kệ để ngăn cách)- Bố trí bàn ghế đệm gối phù hợp với từng góc (ví dụ: góc thư viện trải chiếu hoặc thảm, đệm gối để trẻ ngồi đọc sách, xem tranh hoặc có thể nằm thư giãn)- Các khay đựng đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ để trẻ dễ tiếp cận và sử dụng- Đặt tên các góc dễ hiểu, ngộ nghĩnh, viết tên góc bằng chữ to cho trẻ nhìn thấy hằng ngày- Không bố trí góc quá kín hoặc xa tầm nhìn bao quát của giáo viên- Từng thời gian hoặc sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ- Đảm bảo an toàn (về đồ dùng-đồ chơi), giám sát chặt chẽ trẻ khi chơi* Xây dựng hoạt động vui chơi ngoài trời thú vị và chú ý bố trí hợp lý không gian cho các trò chơi vận động, trò chơi xây dựng, trò chơi với cát nước* Thiết kế cả nơi để thư giãn, nghỉ ngơi (trong sân trường và trong lớp học)7. Đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ:- Đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ theo phương pháp quan sát, trên sản phẩm của trẻ.- Hoạt động vui chơi của trẻ có đạt được yêu cầu đề ra hay không, trẻ có hứng thú và phát huy tính tích cực trong quá trình vui chơi hay không.- Đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ phải được thường xuyên ngay sau mỗi trò chơi, GV phải có kế hoạch bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung trò chơi cho phù hợp với tình hình của lớp nhóm, mức độ nhận thức và kinh nghiệm củaa trẻ.
admin.
Từ khóa » Tổ Chức Vui Chơi Cho Trẻ Mầm Non
-
Giáo Trình Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ Mầm Non - Tài Liệu Text
-
Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo
-
Tổ Chức Hoạt động Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo ở Cơ Sở Giáo Dục Mầm ...
-
Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ Mầm Non Giúp Trể Phát Triển Toàn ...
-
Chương 1: Hoạt động Vui Chơi Của Trẻ ở Trường Mầm Non - Thư Viện
-
Giáo Trình Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo (Dùng Cho ...
-
6 Ý TƯỞNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM ...
-
Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo
-
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi ...
-
Phương Pháp Tổ Chức Trò Chơi Ngoài Trời Cho Trẻ Mầm Non
-
Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt động Góc Cho Trẻ 3- 4 Tuổi
-
Giáo án Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi - Trường Mầm Non Tề Lỗ
-
“TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4-5 TUỔI ...
-
Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Của Trẻ ở Trường Mầm Non - Sách Lẻ