Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo

Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Mầm non - Tiểu học
Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.64 KB, 26 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa họcPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒATRƯỜNG MẦM NON GIA ĐIỀNĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUICHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁOHọ và tên: Nguyễn Thị Thanh TâmChức vụ: Giáo viên – Bí thư đoàn TNĐơn vị công tác: Trường Mầm non Gia ĐiềnHạ Hòa, tháng 9 năm 2016Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền1Đề tài nghiên cứu khoa họcLỜI NÓI ĐẦUNghiên cứu khoa hoc là một trong những hoạt động rất cần thiết, rấtquan trọng và bổ ích đối với những ai làm công tác dạy học. Nghiên cứukhoa học là hoạt động giúp cho người giáo viên hoàn thiện hơn về kiếnthức lý luận, những kinh nghiệm thực tế trong hoạt động dạy học.Nghiên cứu khoa học là một trong những lĩnh vực chuyên môn cầncó sự rèn luyện, đúc kết, quá trình nghiên cứu sự thật.Đối với bản thân em, là một sinh viên khoa Mầm Non. Trong tươnglai sẽ trở thành một giáo viên Mầm Non làm công tác chăm sóc và giáo dụctrẻ nên em đã nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học là mộtlĩnh vực khó, mỗi người có một cách nghiên cứu khác nhau và theo chuyênngành khác nhau. Nhưng kết quả cuối cùng là khi nghiên cứu đề tài cũngcó thể có những thành công và những hạn chế nhất định.Tôi mong rằng qua đề tài này tôi sẽ nhận được những ý kiến đónggóp của các thầy cô để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.Tôi xin trân trọng cảm ơn.Gia Điền, tháng 9 năm 2016Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền2Đề tài nghiên cứu khoa họcA. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chon đề tài:Khi nói đến hệ thống tri thức của một xã hội tức là nói đến sự nghiệpgiáo duc của xã hội. Trong xã hội Việt Nam, sự nghiệp giáo dục luôn đượcĐảng và nhà nước quan tâm và được coi là nhiệm vụ hàng đầu của xã hội.Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta thì giáo dục bậc học MầmNon là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Công tác giáo dục Mầm Nonnhằm giáo dục trẻ bằng cách vui chơi mà giáo dục các cháu những đức tínhtốt, chăm sóc sức khỏe, tập cho các cháu “chơi mà học, học mà chơi”chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông. Giáo dục Mầm Non tốt, mởđầu cho một nền giáo dục tốt. Đến nay, vị trí của bậc giáo dục Mầm Nonngày càng được coi trọng và xác định rõ ràng. Nó là bậc giáo dục mở đầutrong hệ thống giáo dục quốc dân Viêt Nam, khâu đầu tiên của quá trìnhgiáo dục thường xuyên cho mọi người.Tuổi Mầm Non là giai đoạn diễn ra sự phát triển và mạnh trên cácmặt trọng lượng, số lượng, số đo, cơ bắp cũng như các mặt tâm lý-xã hộicủa đứa trẻ.Để đáp ứng và thúc đẩy tốc độ phát triển đó, giáo viên Mầm Non đãtổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục phù hợpvới lứa tuổi. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ gắn liền với một dạng hoạtđộng mà các nội dung giáo dục đều được thực hiện thông qua hoạt động đóvà nó tác động đến sự phát triển tất cả các mặt Thể chất, Tâm lý-Xã hội củađứa trẻ khi giáo viên Mầm Non nắm vững nội dung, có phương pháp tổchức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi sẽ phát huy được vai trògiáo dục và điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền3Đề tài nghiên cứu khoa họcỞ trẻ em có rất nhiều dạng hoạt động khác nhau như: Hoạt động vuichơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động giao tiếp… Trongcác hoạt động thì vui chơi là một hoạt động quan trọng trong đời sống tuổithơ của trẻ. Ở trường mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạocủa trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏamãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và pháttriển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này.Hoạt động vui chơi của trẻ là dạng hoạt động phản ánh sáng tạo, độcđáo hiện thực, tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xung quanh nhằmthỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ lần đầu tiên tronghoạt động vui, nhu cầu nhận thức của trẻ. Lần đầu tiên trong hoạt động vuichơi, trẻ thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực, trẻ trò chuyện, giaotiếp, vận dụng các ấn tượng, kinh nghiệm đã có để thực hiện ý đồ chơi, nhờthế mà nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển.Ở các trường Mầm Non hiện nay, việc tổ chức hoạt động vui chơicho trẻ đã được giáo viên quan tâm thực hiện. Điều đó được thể hiện ở baphương diện:- Tạo điều kiện về địa điểm, thời gian, đồ chơi, trang thiết bị chơi vàkiến thức kinh nghiệm cho trẻ.- Quan sát đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ.- Trực tiếp hướng dẫn hoạt động vui chơi cho trẻ.Khi được nhà trường tạo điều kiện cho tôi giảng dạy tại Trường MầmNon Gia Điền huyện Hạ Hòa, tôi đã được quan sát, và được làm công tácchủ nhiệm lớp tại trường Mầm Non, nhà trường tạo điều kiện cho tôiđược tham gia tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu Giáo. Trong quáNguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền4Đề tài nghiên cứu khoa họctrình tham gia tổ chức hoạt động đã áp dụng các phương pháp tổ chức hoạtđông vui chơi cho trẻ, trong đó có các phương pháp tổ chức hoạt động vuichơi cho trẻ mẫu giáo.Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi tôi còn gặp rấtnhiều khó khăn, do trẻ em đa phần là con em nông thôn còn nhút nhát, kỹnăng giao tiếp chưa nhiều, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mộtphần do nhận thức của một bộ phận nhỏ phụ huynh nhận thức về bậc họcmầm non chưa nhiều. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biệnpháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu Giáo” với mong muốnđược tìm hiểu vấn đề này sâu hơn, nhằm nâng cao và tích lũy kinh nghiệmchuyên môn cho mình. Đó cũng là hành trang cho mình để hoàn thiện bảnthân và có kỹ năng ngiệp vụ nhiều hơn khi hướng dẫn trẻ tham gia vàohoạt động vui chơi một cách tích cực và có phương pháp hợp lý.2. Mục đích nghiên cứuTôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu sâu hơn về hoạtđộng vui chơi của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháphình thức tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phầnnâng cao hiệu quả quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và đối vớilứa tuổi mẫu giáo nói riêng.3. Đối tượng và khách thể:Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơicho trẻ mẫu giáo.Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên trẻ ở độ tuổimẫu giáo, trường Mầm Non Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.4. Giả thuyết khoa học:Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền5Đề tài nghiên cứu khoa họcHoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫugiáoThông qua hoạt động vui chơi trẻ không những được chơi mà cònđược khám phá biết bao điều mới lạ trong quá trình chơi. Vì vậy, nếuchúng ta biết cách tổ chức hoạt động vui chơi một cách hợp lý, trẻ khôngnhững được thoải mái về tinh thần mà còn được củng cố và tiếp thu nhữngtri thức mới, và việc tổ chức hoạt động vui chơi sẽ đạt được kết quả caohơn, trẻ có hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động hơn.5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp tổ chức hoạt động vuichơi cho trẻ mẫu giáo.Đề ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tổ chức hoạtđộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo.Đánh giá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng tổchức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.6. Các phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp đọc tài liệu.- Phương pháp quan sát.- Phương pháp trò chuyện.- Phương pháp điều tra.- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền6Đề tài nghiên cứu khoa họcB. PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬNGiáo dục Mầm Non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân của nước ta. Qua quá trình giáo dục đó trẻ có những cơ sở, nền tảng đểtham gia vào các hoạt động giáo dục sau này và có hiểu biết ban đầu vềmôi trường xung quanh. Hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này là hoạtđộng vui chơi. Nhưng không vì thế mà mất đi tính chất giáo dục của nó, trẻkhông chỉ tham gia chơi một cách thuần túy mà thông qua các phươngpháp, cách tổ chức hướng dẫn trò chơi giáo viên cho trẻ được làm quen vàlĩnh hội những kiến thức ban đầu ở nhiều phương diện và khía cạnh khácnhau. Và để có phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với từngđộ tuổi thì giáo viên cần nắm rõ đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo:Trẻ 3 – 4 tuổi: Bắt đầu chuyển từ hoạt động với đồ vật sang hoạtđộng vui chơi là chủ đạo của trẻ. Tính độc lập của trẻ phát triển mạnh, bộclộ khả năng tâm lý mới về trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm.Tư duy ở độ tuổi này là tư duy trực quan hành động và bắt đầu xuất hiện tưduy trực quan hình tượng.Trẻ 4 – 5 tuổi: Hoàn thiện về mặt hoạt động vui chơi khi trẻ thể hiệntự lực, chủ động. Tức là, trẻ biết chọn chủ đề chơi, và tư duy của trẻ cũngphát triển cao hơn. Tư duy của trẻ ở lứa tuổi này là tư duy trực quan hìnhtượng và tư duy loogic bắt đầu phát triển.Trẻ 5 – 6 tuổi: Đã hoàn thiện về cấu trúc tâm lý người. Hoạt độngvui chơi được trẻ chơi một cách hoàn thiện và triệt để.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền7Đề tài nghiên cứu khoa học Hoạt động vui chơi xuất hiện trước do nhu cầu được chơi của trẻĐể hoạt động chơi của trẻ được thực hiện thì nhất thiết cần phải có môitrường xã hội, nơi trẻ sống và chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường đó,nó chi phối nội dung chơi của trẻ.Dưới sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là các nhà giáo dục chuyênnghiệp, thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được làm quen với phương thứchành động với đồ vật và phương thức giao tiếp của loài người.Trẻ chơi do mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng của trẻ ( nhu cầu muốnbắt trước người lớn, muốn tham gia vào xã hội người lớn. Nhưng khả năngcủa trẻ chưa cho phép vì chưa có đủ tri thức cũng như kinh nghiệm sống vàchưa có đủ sức lực để thực hiện được những công việc của người lớn…)Để giải quyết mâu thuẫn này trẻ đã tái tạo cuộc sống của người lớn dướimột hình thức độc đáo và thú vị là trò chơi, mà đặc trưng là trò chơi đóngvai theo chủ đề.Động cơ của trẻ không nhằm tạo ra sản phẩm cụ thể mà nằm trongchính hành động chơi, trong sự hấp dẫn hứng thú của tiến trình chơi.Trong trò chơi trẻ phản ánh cuộc sống của người lớn chứ không phải môphỏng hoàn toàn. Trẻ tái tạo cuộc sống của người lớn một cách tổng quáttrong hoàn cảnh tưởng tượng. Nhờ trí tưởng tượng của trẻ mà thế giới củangười lớn đối với chúng trở nên dễ hiểu và gần gũi. Thiếu trí tưởng tượng,trẻ không thể chơi được, không thể tái tạo lại các hành động và quan hệ xãhội phức tạp của người lớn. Hoạt động vui chơi của trẻ mang tính độc lập,tự do và tự nguyện rõ nét. Trẻ tự mình nghĩ ra dự định chơi, tìm bạn chơi,cùng bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi, tìm đồ chơi, tự nguyện gắn bóvới nhau để cùng chơi. Khi chán thì trẻ không chơi nữa.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền8Đề tài nghiên cứu khoa họcTrò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú về nội dung, tínhchất cũng như cách tổ chức chơi. Trong các trường Mầm Non nước ta hiệnnay, trò chơi của trẻ mẫu giáo được phân thành hai nhóm chính:Nhóm 1: Nhóm trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi sau:+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề+Trò chơi xây dựng – lắp ghép+ Trò chơi đóng kịchNhóm 2: Nhóm trò chơi có luật, gồm các trò chơi sau:+ Trò chơi học tập+ Trò chơi vận độngHoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triểncủa trẻ mẫu giáo.Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo: Nó góp phầnvào việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, chuẩn bị những cơ sởtâm lý cần thiết cho hoạt động học tập ở trường tiểu học trong tương lai. Vìvậy khi tổ chức cuộc sống sinh hoạt của trẻ ở trường mẫu giáo. Giáo viêncần biết sử dụng hoạt động vui chơi làm phương tiện giáo dục và phát triểncho trẻ.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện chotrẻ mẫu giáo: Hoạt động vui chơi nếu được tổ chức tốt, đảm bảo tính tựnguyện, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, nhu cầu vận động, đảm bảo tính giáodục…thì sẽ là phương tiện giáo dục các mặt: Trí tuệ, đạo đức, thể chất, laođộng và thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo. Mục đích tổ chức hoạt động vui chơiNguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền9Đề tài nghiên cứu khoa họcTừ ý nghĩa và vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo ta thấyđược tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự phát triển của trẻ.Qua hoạt động vui chơi tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn hoạt động màtrẻ yêu thích. Đây là hoạt động cá nhân, hoặc có thể tổ chức theo tập thể,nhóm nhỏ, trẻ được tự do giao tiếp, được lựa chọn trò chơi, bạn chơi.Qua hoạt động vui chơi trẻ có điều kiện thao tác, thử nghiệm, tìm tòi,được khám phá qua đồ dùng đồ chơi ở trong góc.Trẻ thoải mái, vui tươi và gần với cuộc sống thực của trẻ.Vì vậy: Hoạt động vui chơi nhằm phát huy ngôn ngữ giao tiếp, ngônngữ mạch lạc cho trẻ. Trẻ nói câu đúng, chính xác,đủ câu, đủ nghĩa, nói rõràng, mạch lạc.Hoạt động vui chơi phát huy tính tích cực cá nhân. Giúp trẻ luôn tự tin,độc lập, sáng tạo.Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ địnhcủa quá trình tâm lý. Do vậy, hoạt động vui chơi nhằm hình thành ở trẻ khảnăng ghi nhớ có chủ định. Ngoài ra còn giáo dục trẻ có tình cảm tốt đẹp.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền10Đề tài nghiên cứu khoa họcCHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨUI. NỘI DUNGĐây là đề tài được tôi nghiên cứu trong thời gian giảng dạy tại trườngMầm Non Gia Điền, huyện Hạ Hòa. Thông qua việc quan sát điều trahứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi đã cho thấy:1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ tại trường Mầm Non Gia ĐiềnTrẻ tích cực tham gia vào các góc chơi, trẻ chơi theo chủ đề, chủđiểm của tuần. Trong khi chơi trẻ có sự phân công trong các hoạt động.Ví dụ: Trong góc phân vai với chủ đề gia đình. Trẻ biết phân vai cho trẻ,bạn nào đóng vai mẹ, bạn nào đóng vai người chị bế em..v..v.. Từ đó trẻchơi theo vai chơi của mình.Trong quá trình chơi trẻ nhận thức được mục đích của trò chơi đó.Ví dụ: Trong góc thiên nhiên của lớp mẫu giáo Bé B trường Mầm NonGia Điền. Khi hỏi cháu đang làm gì? Trẻ trả lời: Cháu đang trồng vchămsóc vườn rau giúp cho bố mẹ.Như vậy, trẻ không những trồng rau, chăm sóc rau mà còn biết làmnhững công việc đó để giúp cho bố mẹ.Hay trong góc phân vai hoạt động giao tiếp của trẻ được thể hiện rõ nét:Trẻ không những giao tiếp với bạn chơi,mà còn giao tiếp với vai chơi.Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Bán hàng” trẻ đóng vai người bán và ngườimua. Khi chơi trẻ sử dụng ngôn ngữ như trong đời sống bên ngoài củangười lớn vậy.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền11Đề tài nghiên cứu khoa họcNgoài ra, khi tham gia vào hoạt động chơi trẻ còn được thao tác với đồvật. Từ đó trẻ có cách thao tác đúng và trẻ biết trân trọng giữ gìn sản phẩmcủa mình làm ra.Ví dụ: Trong góc học tập để biết cách sử dụng sách, biết cách dở sáchtheo từng trang từ đầu đến cuối sách.Hay ở góc nghệ thuât – tạo hình trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làmra.Không những giữ gìn sản phẩm mà trẻ còn biết làm thế nào để có thể tạora một sản phẩm đẹp. Trẻ có tính kiên trì để tạo ra một sản phẩm đẹp.Ví dụ: Trong góc tạo hình ở các lớp mà em đã quan sát và thấy cáccháu khi xé dán tranh, hay tô màu đều làm rất cẩn thận. Khi tô màu trẻ tôđều và không bị chườm ra ngoài.2. Nội dung hướng dẫn phương pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo.* Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ được tổ chức ở 4 góc:+ Học tập, Phân vai theo chủ đề, Xây dựng – lắp ghép, Nghệ thuật,Thiên nhiên. Trước khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ cần có sự chuẩnbị trong các góc đó.Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ trong các góc cho trẻ tham gia thựchiện mục đích chơi- Thiết kế và xây dựng được góc hoạt động.+ Tạo môi trường phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm.+ Xây dựng quy mô của các góc: căn cứ vào số lượng trẻ chơi ở từnggóc để xây dựng.+ Xác định được ý nghĩa của từng góc để lựa chọn các phương tiện.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền12Đề tài nghiên cứu khoa học+ Xác định được vị trí không gian giữa các góc, đảm bảo sự độngtĩnh giữa các góc.- Hướng dẫn trẻ chơi:+ Thỏa thuận trước khi chơi: có thể cô thỏa thuận hoặc tự trẻ thỏathuận với nhau để đưa ra nhiệm vụ, phương pháp chơi để đạt mục đích.+ Trong quá trình chơi cô quan sát trẻ ở tùng nhóm chơi. Gợi ý chotrẻ chơi để phát triển được nội dung chơi của trẻ. Cô có thể: chơi cùng trẻ,chơi cạnh trẻ, dạy trẻ các thao tác mới và hành vi mới.+ Nhận xét sau khi chơi: Nhận xét kết quả chơi của trẻ, đánh giáhành động hành vi của trẻ khi trẻ tham gia chơi. Động viên, khích lệ trẻ đểtrẻ chơi tốt hơn ở trong lần chơi sau.II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐể giải quyết tốt các nhiệm vụ đã đưa ra của đề tài. Tôi đã tiến hànhnghiên cứu thông qua các phương pháp sau:1. Phương pháp đọc tài liệu.Sử dụng các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Giáo dụchọc, Tâm lý học, đọc các sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu.2. Phương pháp quan sát.Tiến hành quan sát trẻ chơi trong các góc: Phân vai, Xây dựng, Học tập,Nghệ thuật ( tạo hình, âm nhạc ), Thiên nhiên. Qua đó, thu thập đượcnhững tài liệu cụ thể, sinh động, tự nhiên, làm cơ sở cho quá trình tư duykhoa học như: Quan sát sự hợp tác của trẻ trong khi chơi, sự phân công vaichơi và ý thức đối với trò chơi trẻ tham gia.3. Phương pháp trò chuyện.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền13Đề tài nghiên cứu khoa họcTrò chuyện trực tiếp với trẻ để tìm hiểu cách chơi, khả năng tham giavào hoạt động chơi. Đặt ra các câu hỏi để đối thoại với trẻ và dựa vào cáccâu trả lời của trẻ để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.4. Phương pháp điều tra.Thời gian tiến hành điều tra tại trường Mầm Non Gia Điền. Trong đótiến hành điều tra về các mặt: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vuichơi của trẻ. Ghi chép lại cách hướng dẫn của giáo viên cho trẻ mẫu giáotrong hoạt động vui chơi. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ, thái độcủa trẻ trong hoạt động vui chơi.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩmSản phẩm của trẻ bộc lộ thái độ, tính cách của trẻ trong hoạt động. Vìvậy, qua phương pháp nghiên cứu sản phẩm trẻ làm ra để đánh giá nhậnthức và khả năng thực hiện của trẻ . Từ đó, có những biện pháp tổ chứcthực hiện hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo một cách phù hợp và hợp lý.III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUTrong thời gian giảng dạy tôi đã trực tiếp quan sát và tham gia hướngdẫn hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Tôi nhận thấy:Các giáo viên đã tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ khi kết thúc hoạtđộng chung.+ Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ trong các góc, tạo môi trường góc thay đổitheo từng chủ đề, chủ điểm.+ Giáo viên tác động đến trẻ trong quá trình chơi để hoạt động chơiđạt kết quả.+ Hướng dẫn cách chơi, luật chơi cho trẻ.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền14Đề tài nghiên cứu khoa học+ Chú ý quan tâm đến từng cá nhân trẻ, nhóm trẻ để có biện pháp tácđộng kịp thời.Các cháu có hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi. ( ở hầu hết cáctrẻ đã thực hiện được )+ Trẻ chơi theo đúng chủ đề, chủ điểm.+ Trẻ biết cách tổ chức nội dung chơi, hợp tác với nhau.+ Trẻ có thái độ nghiêm túc trong quá trình chơi, biết thao tác với đồchơi.+ Qua hoạt động vui chơi trẻ được củng cố những kiến thức đã biết,tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Trẻ mở rộng nguồn tri thức vốn có.Tư duy của trẻ cũng phát triển thông qua quá trình vui chơi của trẻ.IV. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬNQua việc giảng dạy và được quan sát hoạt động vui chơi tại trường MầmNon Gia Điền giúp tôi hiểu rõ hơn hoạt động trong ngày của trẻ ở độ tuổimẫu giáo và càng khẳng định vai trò không thể thiếu của hoạt động vuichơi ở lứa tuổi mẫu giáo.Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động trong ngày của trẻ.Các giáo viên trong trường đã có kế hoạch và phương pháp hướng dẫn cụthể cho trẻ theo đúng chương trình giáo dục trẻ Mầm Non. Hoạt động vuichơi đã đạt được những yêu cầu và nhiệm vụ của nó. Qua hoạt động vuichơi trẻ phát triển một cách toàn diện. Xong, bên cạnh đó vẫn còn một sốhạn chế trong hoạt động vui chơi của trẻ:Đồ dùng, đồ chơi trong các góc đã được giáo viên quan tâm, xong đồchơi cho trẻ còn chưa được nhiều nên trẻ còn gặp những hạn chế trong việcphát triển nội dung chơi.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền15Đề tài nghiên cứu khoa họcDo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn có những phòng họccòn hẹp, không gian bị hạn chế nên cũng ảnh hưởng tới quá trình tổ chứccác góc cho trẻ chơiNguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền16Đề tài nghiên cứu khoa họcCHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TỔCHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠIGiáo viên khi hướng dẫn trẻ chơi cần tuân thủ ngyên tắc một mặt vẫntôn trọng tính chủ động, tự lực, tích cưc của trẻ, không làm ngắt quãng tròchơi của trẻ và không làm mất hứng thú của trẻ.Mặt khác, giáo viên có thể tác động tích cực lên trò chơi của trẻ, hướngdẫn trẻ chơi một cách có mục đích, có phương hướng và kế hoạch nhằmmở rộng và làm phong phú thêm các trò chơi của trẻ. Hướng dẫn trò chơicủa trẻ phải đúng lúc, đúng tình huống và đúng cách.Giáo viên cần hương dẫn trẻ trong buổi chơi khi xảy ra các tình huốngsau:- Khi trẻ không tự tham gia vào một hoạt động chơi nào cả.- Khi trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp hoặc gặp khó khăn trong việc thỏa thuận,hợp tác, chơi cùng với các bạn khác.- Khi trò chơi của trẻ trở nên đơn điệu, lặp lại, có chiều hướng bị phá vỡ.- Khi trẻ thiếu hụt các kỹ năng chơi: Mở rộng nội dung chơi, kỹ năng sửdụng vật thay thế, kỹ năng thực hiện hành động chơi, kỹ năng đóng vai…- Khi trẻ yêu cầu.- Khi xảy ra xung đột, vi phạm các quy luật đã quy định trong lớp, làm bạnđau.- Khi trẻ chơi các trò chơi thiếu tính giáo dục.- Khi giáo viên thấy trẻ bị cô lập, tẩy chay.Tùy theo từng độ tuổi, trình độ phát triển hoạt động vui chơi và từngtình huống xảy ra khi trẻ chơi, giáo viên có thể vận dụng các biện pháphướng dẫn sau:Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền17Đề tài nghiên cứu khoa học1. Chơi cạnh trẻ.Giáo viên chơi cạnh trẻ, sử dụng cùng một loại đồ chơi và chơi cùngmột trò chơi giống trẻ: Giáo viên tự nhận xét về trò chơi của mình nhằmlàm mẫu các thao tác chơi cho trẻ nhưng không nhận xét về trò chơi của trẻvà trực tiếp hướng dẫn trẻ chơi. Hình thức này thường được sử dụng ở giaiđoạn đầu của sự phát triển trò chơi trong các góc chơi Học tập, góc Sách vàgóc Xây dựng: với những trẻ nhút nhát ít sôi nổi và có hứng thú chơikhông bền.Ví dụ: Quan sát thấy một trẻ trong góc Học tập cầm một cuốn sách lật đilật lại. Giáo viên đến cạnh trẻ, nói: “Cô cũng rất thích đọc truyện.Đây cô thích đọc truyện này. Cô cầm sách đúng chiều, dở lần lượt từngtrang đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và chỉ vào từng chữ…” vàlàm mẫu các hành vi đọc cho trẻ xem.2. Chơi cùng trẻ.Giáo viên tham gia vào một trò chơi nào đấy mà trẻ đang chơi, nhưngvẫn để cho trẻ tự điều khiển quá trình tiến triển của trò chơi.Giáo viên gợiý, đề xuất ý kiến, hỏi trẻ theo tiến triển của trò chơi qua việc đóng một vainào đấy nhằm giúp trẻ mở rộng nội dung chơi, thiết lập các mối quan hệgiữa các trẻ trong trò chơi hay giữa các nhóm chơi.Có thể sử dụng biện pháp này ở tất cả các góc chơi khi quan sát thấy tròchơi của trẻ có chiều hướng “ lụi dần”, hành động chơi của trẻ đơn điệu,lặp lại và với những trẻ có hứng thú chơi không bền.Ví dụ: Quan sát hai trẻ đang chơi trong góc chơi đóng vai, giáo viênthấy trẻ giả vờ làm bánh rán từ bột nặn, hành động chơi của trẻ đơn điệu,Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền18Đề tài nghiên cứu khoa họclặp lại. Giáo viên đến tham gia vào trò chơi của trẻ bằng cách đóng vaingười mua hàng.Giáo viên: Bác bán cho tôi một cái bánh rán.Trẻ 1: Đây, bánh rán của bác đây.Giáo viên: Cảm ơn bác, bánh ngon quá.Trẻ 2: Bác có mua thêm nữa không?Giáo viên: Có, bác bán thêm cho tôi 2 cái. À, thế bác có bán nem ránkhông?Trẻ 1: Có. Bác Mai ơi, bán cho bác này nem rán.Giáo viên: Cám ơn bác. Thế các bác làm nem rán như thế nào?Trẻ 2: Tôi chỉ cho bác xem nhé, tôi làm như thế này. (Giả vờ làm độngtác cuốn nem).Qua ví dụ trên cho thấy, một mặt giáo viên vẫn để cho trẻ tự điều khiểntrò chơi của mình, một mặt đã tác động vào tiến triển trò chơi của trẻ mộtcách khéo léo. ( Giới thiệu thêm nội dung mới: Làm và bán nem). Giáoviên đã sử dụng ba dạng giao tiếp để tác động lên tiến trình trò chơi của trẻ.- Hỏi thêm thông tin: “Các bác có bán nem không?”- Hỏi cách làm: “ Bác làm nem như thế nào?”- Nhận xét đáp lại: “ bánh ngon quá ”3. Dạy trẻ chơi.Cũng có khi giáo viên phải trực tiếp dạy trẻ chơi nhằm cung cấp cho trẻchủ đề, nội dung và các kỹ năng chơi mới. Biện pháp dạy trẻ khác với chơicùng trẻ ở những điểm sau:- Giáo viên tự khởi xướng trò chơi, chủ động đưa ra chủ đề và nội dungchơi mới để dạy trẻ.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền19Đề tài nghiên cứu khoa học- Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc điều khiển tiến trình phát triểntrò chơi.- Giáo viên dạy trẻ các thao tác mới và hành vi chơi mới.Việc dạy trẻ chơi có thể tiến hành một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.* Dạy gián tiếp. ( dạy từ bên ngoài trò chơi )Khi gián tiếp dạy trẻ chơi, giáo viên không trực tiếp tham gia vào cáctrò chơi của trẻ (đóng vai) mà thường đưa ra những lời gợi ý, nhận xét ,hướng dẫn nhằm khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi mới hoặc thựchiện một kỹ năng chơi mới. Ví dụ, dạy trẻ trò chơi “bán hàng”.Giáo viên: Mai ơi, cháu có nhiều hàng hóa quá. Cháu đã bán được gìchưa?Trẻ: Dạ chưa, cháu chưa bán được gì!Giáo viên: Sao cháu không xếp hàng hóa lên giá hàng để mọi ngườinhìn thấy và đến mua. Cháu bày hàng đi, Cô sẽ tìm khách hàng đến muahàng của cháu. (Giáo viên tìm thêm mấy trẻ khác đến đóng vai người muahàng* Dạy trực tiếp. (Dạy từ bên trong trò chơi)Khi trực tiếp dạy trẻ các thao tác và kỹ năng chơi mới, đòi hỏi giáo viênphải thực sự tham gia vào trò chơi của trẻ, giáo viên làm mẫu các thao tácvà kỹ năng chơi mới cho trẻ xem và học theo.Ví dụ: Cũng là việc dạy trẻ chơi trò chơi “ bán hàng” như trên, nhưngkhi dạy trẻ trực tiếp sẽ như sau:Giáo viên: Bác Mai ơi, tôi muốn mua một đôi giầy (chỉ vào hai khối gỗnhỏ làm giầy)Trẻ: Bác mua đôi này à?Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền20Đề tài nghiên cứu khoa họcGiáo viên: Vâng! Đôi màu đỏ này ( nhặt hai khối gỗ giả vờ ướm vàochân)Trẻ: Bác đi vừa không?Giáo viên: Ồ, đôi này hơi chật. Cho tôi thử đôi kia vậy (chỉ hai khối gỗto hơn)Ở ví dụ trên, giáo viên đóng vai người mua hàng, trực tiếp dạy trẻ hànhđộng thử giầy, giao tiếp với người bán hàng và hành động sử dụng vật thaythế (khối gỗ giả vờ làm giầy). Sau đó, giáo viên có thể đóng vai người bánhàng và giúp trẻ học các thao tác vai chơi bán hàng.4. Đáp lại các yêu cầu hợp lý của trẻ trong khi chơi.Trong khi chơi nếu trẻ có yêu cầu cô tham gia vào trò chơi của mình,yêu cầu cô cung cấp thêm đồ chơi, giải quyết xung đột…Giáo viên cần đápứng hợp lí.5. Dạy trẻ nhận biết hiện thực thông qua trò chơi.Tính ký hiệu tượng trưng với những yếu tố “Giả vờ” Là đặc điểm đăctrưng của hoạt động vui chơi. Trong khi hướng dẫn trẻ chơi, giáo viên phảibiết sử dụng trò chơi như một phương tiện dạy học giúp trẻ nhận biết hiệnthực, phân biệt được cái “ thật” và cái “giả”.Hoạt động vui chơi thực sự trở thành phương tiện giáo dục và phát triểnnhân cách toàn diện cho trẻ mẫu giáo khi và chỉ khi giáo viên nhận thức rõđược vai trò của mình trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ và biếtvận dụng các biện pháp hướng dẫn trẻ chơi một cách linh hoạt, đúng lúc,đúng cách ở từng tình huống chơi cụ thể khác nhau của trẻ.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền21Đề tài nghiên cứu khoa họcC. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN.Ở lứa tuổi Mầm Non trẻ nhạy cảm với mọi tác động từ bên ngoài đếntrẻ. Trong giáo dục, người lớn và giáo viên Mầm Non có sự ảnh hưởng tolớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các hoạt động tổ chứccho trẻ góp phần hoàn thiện nhân cách, phát triển trí tuệ, tư duy chuẩn bịchi trẻ tham gia vào hoạt động hoc tập ở trường phổ thông.Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ỏ lứa tuổi mẫu giáo.Do đó, những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻmẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất là trong hoạt động vui chơi.Ngoài ra, thông qua hoạt động vui chơi trẻ không những được thoải máitinh thần, làm chủ trong hoạt động mà trẻ còn được củng cố vốn kiến thứccủa mình và được tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh trẻ.Vì vậy. việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo cần có sựchuẩn bị tốt, có phương pháp hướng dẫn và hình thức tổ chức hợp lý, cókhoa học. Phát huy được tính tích cực của từng cá nhân. Thông qua đó, đòihỏi người giáo viên Mấm Non phải nắm vững đặc điểm tâm lý của từng độtuổi trẻ mẫu giáo, có phương pháp hướng dẫn cụ thể, có tinh thần yêunghề, mến trẻ và là người Thầy đầu tiên cùng với cha mẹ trẻ xây dựng nềnmóng ban đầu cảu nhân cách con người.II. KIẾN NGHỊ.- Cần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phong phú và đa dạng phục vụ triệt để tácdụng của nó trong quá trình phát triển nội dung trò chơi.- Có phương pháp hướng dẫn phù hợp với từng độ tuổi một cách cụ thể.Giải quyết những vấn đề gặp phảiNguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền22Đề tài nghiên cứu khoa học- Cần chú ý đến thái độ chơi của trẻ, quan sát từng cá nhân trong cùngnhóm chơi.- Tạo môi trường tốt nhất cho trẻ tham gia tích cực trong hoạt động vuichơi.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền23Đề tài nghiên cứu khoa họcTÀI LIỆU THAM KHẢO- Hướng Dẫn Trẻ Mẫu Giáo Chơi – Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn ThịHòa, Đinh Văn Vang – Đại Học Quốc Gia Hà Nội (1996)- Trò Chơi Của Trẻ Em – Nguyễn Ánh Tuyết – Nhà Xuất Bản Phụ Nữ(2000)- Giáo Dục Mầm Non – Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – TrầnThị Sinh – Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền24Đề tài nghiên cứu khoa họcĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌCHọ và tên: Nguyễn Thị Thanh TâmChức vụ: Giáo viên - Bí thư chi đoànTên đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức hoạt độngvui chơi cho trẻ Mẫu giáo”Nội dung đánh giá1. Sự phù hợp với tình hình thực tế ở trường Mầm non............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2. Kết quả đạt được so với mục đích nhiệm vụ đề ra...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3. Cách lập luận giải quyết vấn đề...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Nguyễn Thị Thanh Tâm- MN Gia Điền25

Tài liệu liên quan

  • Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổ Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổ
    • 48
    • 2
    • 23
  • biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đáp ứng chương trình giáo dục mầm non 2009 biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đáp ứng chương trình giáo dục mầm non 2009
    • 114
    • 1
    • 3
  • skkn-Một số biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo skkn-Một số biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
    • 23
    • 1
    • 3
  • Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa) Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa)
    • 41
    • 1
    • 14
  • skkn một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi skkn một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi
    • 21
    • 1
    • 10
  • Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
    • 3
    • 1
    • 9
  • Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
    • 26
    • 11
    • 35
  • Sáng Kiến Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Ở Góc Phân Vai Cho Trẻ 5-6  Tuổi Trường Mầm Non Tân Mỹ, Thành Phố Bắc Giang _ www.bit.ly/taiho123 Sáng Kiến Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Ở Góc Phân Vai Cho Trẻ 5-6 Tuổi Trường Mầm Non Tân Mỹ, Thành Phố Bắc Giang _ www.bit.ly/taiho123
    • 31
    • 1
    • 0
  • SKKN một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường mầm non lương nội, huyện bá thước SKKN một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường mầm non lương nội, huyện bá thước
    • 19
    • 704
    • 0
  • Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi ở các trường mầm non huyện peck, tỉnh xiêng khoảng, nước CHDCND lào Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện peck, tỉnh xiêng khoảng, nước CHDCND lào
    • 127
    • 477
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(390.64 KB - 26 trang) - Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tổ Chức Vui Chơi Cho Trẻ Mầm Non